Gió mùa Tây Nam là gì? Chi tiết về Gió mùa Tây Nam

Rate this post

Chắc hẳn bạn đã từng theo dõi tin tức dự báo thời tiết về gió mùa Tây Nam hoạt động và ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam đến nước ta. Chắc hẳn bạn đang thắc mắc gió mùa Tây Nam là gì, đặc điểm, tính chất gió cũng như phạm vi hoạt động đúng không nào? Vậy thì đừng bỏ lỡ theo dõi thông tin hữu ích trong bài viết này nhé!

Bạn đang đọc: Gió mùa Tây Nam là gì? Chi tiết về Gió mùa Tây Nam

1. Gió mùa ở Việt Nam hoạt động như thế nào?

Trước khi tìm hiểu gió mùa Tây Nam thì hãy cùng làm quen với khái niệm gió mùa trước nhé. Gió mùa là một kiểu thời tiết phổ biến, chúng sẽ có một số tên gọi khác nhau ở mỗi quốc gia mà nó ảnh hưởng. Theo đó, từ gió mùa được cho là có nguồn gốc từ chữ Ả Rập mawsim (mùa), thông qua Bồ Đào Nha, Hà Lan được gọi là monsun.

Đây là một kiểu gió nhất quán, được tạo ra bởi hệ thống thời tiết lớn, tồn tại trong một khoảng thời gian dài và ảnh hưởng đến một khu vực rộng lớn của hành tinh.

Gió mùa Tây Nam là gì? Chi tiết về Gió mùa Tây Nam

Tìm hiểu về gió mùa hoạt động ở Việt Nam

Đặc điểm vị trí địa lý ở nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến bán cầu Bắc nên do Tín Phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm. Mặt khác, khí hậu Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính là gió mùa mùa Đông và gió mùa mùa hạ. Theo đó, gió mùa hè được gọi là gió mùa Tây Nam và gió mùa đông được gọi là gió mùa Đông Bắc.

Đọc thêm: Gió là gì? Có mấy loại gió? Nguyên nhân nào sinh ra gió?

2. Nguyên nhân hình thành gió mùa

Nguyên nhân tạo thành gió mùa là sự chênh lệch về khí áp giữa lục địa – đại dương và sự chênh lệch khí áp giữa lục địa Bắc bán cầu và Nam bán cầu theo mùa.

Vào mùa đông, nhiệt độ hạ thấp nên dải áp cao Xibia hình thành có trung tâm áp nằm giữa 40 – 600 vĩ độ Bắc, hoạt động với cường độ lớn. Gió thổi từ cao áp (xoáy nghịch) này về phía Nam và Đông Nam Trung Quốc, hội tụ tín phong Bắc bán cầu thổi từ Thái Bình Dương tới vĩ độ 150 – 200 tạo thành gió mùa Đông Bắc ở khu vực Đông Nam Á. Sau khi vượt qua xích đạo (Indonesia), gió lệch hướng thành gió tây tiến về dải hội tụ nội chí tuyến ở vĩ độ 10 đến 150 độ.

Ngược lại, về mùa hạ, nhờ chuyển động biểu kiến của mặt trời di chuyển vế phía Bắc, đường hội tụ nội chí tuyến vượt lên phía Bắc, các hạ áp hình thành do nhiệt trên lục địa di chuyển về phía Bắc, đồng thời hút gió tín phong từ phía Nam xích đạo lên. Sau khi vượt qua xích đạo, do ảnh hưởng lực Coriolis, gió này chuyển hướng Tây Nam. Một số nơi do sức ảnh hưởng của hạ áp lục đỉa, gió chuyển thành hướng Đông Nam.

Gió mùa Tây Nam là gì? Chi tiết về Gió mùa Tây Nam

Gió mùa Tây Nam thổi vào mùa hè

Đừng bỏ lỡ: Gió Lào là gì?

3. Gió mùa Tây Nam là gì?

Gió mùa Tây Nam (gió mùa Tây Nam hay gió mùa mùa hè) là một đợt gió mùa hình thành từ trung tâm áp cao Ấn Độ Myanmar. Luồng gió mùa Tây Nam hút gió từ Bắc Ấn Độ Dương qua vịnh Bengan thổi vào nước ta. Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối không khí trở nên nóng ấm lên gây nên những đợt mưa lớn. Gió mùa Tây Nam có đặc trưng bởi tính chất gió mạnh, mang đến một lượng mưa dồi dào cho tiểu lục địa Châu Á và Nam, Đông Á.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp: cung Thiên Bình và Bảo Bình có hợp nhau không?

Gió mùa Tây Nam là gì? Chi tiết về Gió mùa Tây Nam
Gió mùa Tây Nam thổi theo hướng Tây Nam mang đến lượng mưa dồi dào

Đọc thêm: Bạn đã biết: Vì sao có tên gọi là “gió mùa Đông Bắc”?

4. Gió mùa tây nam ở nước ta hoạt động trong khoảng thời gian nào?

Gió mùa Tây Nam chủ yếu mạnh vào giữa và cuối mùa hè, nhưng vài mùa hè sẽ có hai luồng gió mùa hướng này thổi vào Việt Nam trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 10.

Đặc điểm thời tiết của khí hậu gió mùa Tây Nam là:

Vào đầu mùa hè, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng Tây Nam xâm nhập trực tiếp, gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Ngoài ra, khi vượt qua dãy Trường Sơn, chúng còn gây ra hiệu ứng gió phơn Tây Nam cho khu vực Bắc Trung Bộ, Nam Tây Bắc với kiểu thời tiết khô hạn, nắng nóng.

Vào giữa và cuối mùa hè (từ tháng VI): Gió mùa Tây Nam xuất phát từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam hoạt động mạnh. Khi vượt qua vùng biển xích đạo, không khí này trở nên nóng ẩm lên, gây mưa lớn cho cả nước.

Gió mùa Tây Nam gây ra lượng mưa lớn, tập trung vào khoảng 80% lượng mưa lớn của cả nước. Đồng thời gây ra những đợt bão, lũ lụt nghiêm trọng ở nước ta.

5. Tác động trực tiếp của gió mùa Tây Nam đến sức khỏe người dân

Gió mùa Tây Nam thổi hoạt động có những ảnh hưởng nhất định đến sức khoẻ của người dân. Tuy nhiên, thời tiết mưa nắng thất thường cũng tạo điều kiện cho sâu bệnh, vi khuẩn, virus phát triển ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ của người dân.

Đặc biệt, khối khí nhiệt đới có hướng Tây Nam thổi vào đầu mùa hạ gió phơn Tây Nam (gió Lào) lại gây ra tình trạng hạn hán khô nóng cho miền Trung và Tây Bắc. Không chỉ ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ con người rất nhiều. Nắng nóng khô hạn gây ra tình trạng sốc nhiệt, mất nước… gia tăng, khiến cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, uể oải.

Trong khi đó, vào giữa và cuối mùa hè, gió mùa Tây Nam mang đến lượng mưa dồi dào cho cả nước, song gây ra tình trạng bão lũ ở vùng biển, sạt lở ở khu vực hiểm trở và ngập úp tại thành phố lớn… gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe và tinh thần của người dân địa phương.

Gió mùa Tây Nam là gì? Chi tiết về Gió mùa Tây Nam

>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách tính mệnh theo năm sinh chính xác

Chăm sóc sức khoẻ và giấc ngủ khi gió mùa Tây Nam tràn về

Chính vì vậy mỗi người cần có biện pháp bảo vệ an toàn cho sức khỏe, tài sản của chính mình và những người thân yêu. Trong đó, chăm sóc sức khoẻ và giấc ngủ là vấn đề quan trọng, cần được mỗi người ý thức quan tâm hàng đầu.

Xem ngay: Gió mùa là gì? Ảnh hưởng của gió mùa tới đời sống như thế nào?

Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của Bloggiamgia.edu.vn về gió mùa Tây Nam là gì và hoạt động trong khoảng thời gian nào? Nếu trong quá trình nghiên cứu thông tin, giải quyết vấn đề còn điều gì khiến bạn đọc thắc mắc hãy liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *