Có thể nói, một xã hội sẽ không thể vào vận hành hay tồn nếu quá trình trao đổi thông tin bị ngắt quãng. Vì vậy, chúng ta luôn phải duy trì việc giao tiếp với nhau mỗi ngày nhằm truyền đạt những mong muốn, yêu cầu của mình cũng như tiếp nhận phản hồi từ phía người khác. Tuy quen thuộc và quan trọng là vậy song không phải ai cũng thực sự hiểu được giao tiếp là gì. Bài viết sau đây của Bloggiamgia.edu.vn sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc nói trên đồng thời chỉ ra những lỗi giao tiếp cơ bản khiến bạn ‘mất điểm’ khi nói chuyện.
Bạn đang đọc: Giao tiếp là gì? Vai trò, chức năng và những lỗi giao tiếp phổ biến nhất
Contents
1. Giao tiếp là gì?
1.1 Định nghĩa
Hiện nay, vẫn chưa có một khái niệm chính thức nào về giao tiếp được đưa ra trên thế giới. Thế nhưng, hiểu một cách nôm na thì giao tiếp được định nghĩa là thao tác truyền tải nội dung thông tin giữa hai (hoặc nhiều) đối tượng, chủ yếu xuất phát từ phương diện cá nhân hay trên quy mô tổ chức. Trong đó, các phương tiện biểu hiện chính bao gồm lời nói, âm thanh, văn bản và hình ảnh. Tất cả được diễn đạt rõ ràng thông qua hệ thống biểu tượng, dấu hiệu cùng quy tắc giao tiếp nhất định mà cả hai bên cùng nắm rõ.
Quá trình giao tiếp thường được thực hiện qua hình thức ‘đa kênh’, với sự tham gia tích cực của xúc giác, thị giác, thính giác và khứu giác. Bên cạnh đó còn có sự hiện diện của một số phương thức khác như vật lý, hóa sinh, điện từ,… được kết hợp đồng thời. Đặc trưng độc đáo nhất của hành vi giao tiếp là vận dụng ngôn ngữ trừu tượng hết sức rộng rãi và linh hoạt.
1.2 Phân loại
Giao tiếp được phân loại thành nhiều nhóm khác nhau tùy theo tính chất và hoạt động. Cụ thể:
– Theo tính chất:
+ Giao tiếp truyền thống: phát sinh cùng quá trình phát triển mô hình xã hội, xảy ra giữa các mối quan hệ thân thiết như gia đình, hàng xóm,… Đáng chú ý, lối giao tiếp này sở hữu những phép tắc nhất định và được xem như văn hóa ứng xử chung cho tất cả mọi người
+ Giao tiếp chức năng: bắt nguồn từ sự chuyên hóa trong xã hội, diễn ra trên nền tảng là các chuẩn mực, thông lệ chung và sử dụng đối với mọi đối tượng trong xã hội. Khác với giao tiếp truyền thống đòi hỏi mức độ thân thiết, gắn bó cao hơn, giao tiếp chức năng có thể diễn ra giữa những người không quen biết hoặc có chung một mối quan tâm nào đó (bạn học, thầy cô và sinh viên, sếp và nhân viên, thần tượng và người hâm mộ,…)
+ Giao tiếp tự do: xảy ra khi các mục đích và khuôn mẫu bắt buộc không còn được quy định trước, đồng nghĩa rằng các động thái giao tiếp bất kỳ có thể phát sinh tùy theo tình huống hoặc mức độ phát triển của kết nối. Nhìn chung, loại hình này rất phổ biến và có nhiều ‘biến thể’ phong phú khác nhau
– Theo hoạt động:
+ Khoảng cách tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp: lúc này, giao tiếp trực tiếp được hiểu là sử dụng ngôn ngữ nói và giao tiếp trực diện, mặt đối mặt hoặc giao tiếp phi ngôn ngữ và biểu lộ ý muốn thông qua hành vi, cử chỉ, biểu cảm khuôn mặt,… Trái lại, giao tiếp gián tiếp là hình thức truyền tin sử dụng phương tiện trung gian (tin nhắn, gmail, fax, thư tay,…)
+ Số người tham dự: chia thành giao tiếp song phương (hai người tham gia), giao tiếp nhóm (2 người trở lên), giao tiếp xã hội (sử dụng trong các vấn đề mang tính quốc gia hoặc quốc tế, đòi hỏi đưa ra lập trường đại diện cho quy mô cộng đồng)
+ Tính chất giao tiếp chính thức và không chính thức: tức là theo quy trình, thể chế đã được pháp luật quy định hoặc trao đổi cá nhân, ít mang tính ràng buộc song vẫn dựa trên các luật lệ xã hội thông thường
+ Theo nghề nghiệp: hình thức giao tiếp chuyên biệt chỉ sử dụng trong một lĩnh vực, ngành nghề cụ thể như giao tiếp nghệ thuật, giao tiếp sư phạm, giao tiếp kinh doanh,…
2. Vai trò của giao tiếp
Trong đời sống thường ngày, giao tiếp không chỉ đơn thuần là quá trình trao đổi thông tin mà còn đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Tiêu biểu nhất là:
– Tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành và phát triển nhận thức, tính cách của mỗi người. Thông qua giao tiếp, người tham gia có thể bộc lộ một số khía cạnh nhân cách tiêu biểu đồng thời không ngừng học hỏi, tiếp thu những thông điệp ẩn chứa trong lời nói của đối phương
– Truyền đạt những kiến thức, phát minh,… qua nhiều thế hệ, trở thành tiền đề cho sự phát triển chung của xã hội loài người
– Tạo dựng, duy trì và hoàn thiện các mối quan hệ xã hội. Quá trình giao tiếp là công cụ đắc lực có khả năng phục vụ con người trong việc bày tỏ quan điểm, trao đổi thông tin, thảo luận và giải quyết vấn đề gặp phải,…
– Dẫn con người đến với thành công trong sự nghiệp lẫn cuộc sống
3. Chức năng của giao tiếp
Giao tiếp có hai chức năng chính và thường được biểu hiện thành:
– Chức năng thuần túy xã hội: chức năng giao tiếp nhằm phục vụ các nhu cầu của một hội nhóm, tập thể nhất định hoặc toàn bộ xã hội. Ví dụ như chức năng quản lý xã hội, chức năng tổ chức, chức năng thông tin,…
– Chức năng tâm lý – xã hội: chức năng giao tiếp nhằm phục vụ nhu cầu riêng biệt của một cá nhân/thành viên nhất định. Nếu hành vi này không được thực hiện thì khả năng cao là đối tượng đó sẽ rơi vào trạng thái bị cô lập, dẫn đến rối loạn hoặc các diễn biến tâm lý bất thường
Tìm hiểu thêm: Top 10 kem đánh răng tốt nhất thế giới giúp nụ cười tỏa sáng
4. Các lỗi giao tiếp phổ biến nhất
Bên cạnh câu hỏi ‘Giao tiếp là gì’, những lỗi sai cơ bản trong giao tiếp cũng là một vấn đề được nhiều người quan tâm, để ý. Tưởng đơn giản song chúng lại là nguồn cơn khiến cho quá trình giao tiếp không thể đạt được mục đích truyền đạt như ban đầu.
4.1 Chỉ nói về bản thân
Sai lầm đầu tiên mà nhiều người trong số chúng ta thường hay gặp phải chính là nói quá nhiều về bản thân và không cho đối phương cơ hội để ‘chen vào’. Như ta đã biết, quá trình giao tiếp chỉ có thể phát huy hiệu quả nếu hai bên được bày tỏ lẫn lắng nghe. Vì thế, hành động ‘sa đà’ kể chuyện từ một phía có thể chặn đứng lộ trình tương tác thuần túy này. Về lâu về dài, việc luyên thuyên không những gây ra sự khó chịu mà còn làm cho người xung quanh hình thành cái nhìn thiếu thiện cảm hoặc né tránh ‘va chạm’ khi gặp bạn ở bất cứ đâu.
4.2 Dùng điện thoại khi đang giao tiếp với người khác
Dù cố ý hay không thì kiểm tra điện thoại khi đang giao tiếp với người khác cũng là một phép ứng xử có phần thiếu văn minh, khiến đối phương cảm thấy mình không được tôn trọng hoặc câu chuyện họ đang kể thật nhạt nhẽo.
4.3 Chỉ lắng nghe ‘cho có’
Bản thân giao tiếp là một cơ chế trao đổi hai chiều, tuy nhiên nếu phần nói sao cho hay luôn được quan tâm thì ở phía ngược lại, dường như chất lượng của việc lắng nghe vẫn chưa thực sự được chúng ta nhìn nhận đúng mức. Thay vì thực sự để tâm vào câu chuyện và lắng nghe để tìm ra điều người kia muốn nói, hầu hết mọi người lại chỉ lắng nghe hình thức, nghe cho có mà chẳng mấy để tâm đến thông điệp truyền tải đến phía mình.
4.4 Ngắt lời khi người khác đang nói chuyện
Ngắt lời khi người khác đang nói chuyện là một hành vi mất lịch sự, thậm chí được xem là thô lỗ. Tuy nhiên, điều này vẫn thường xảy ra khi chúng ta quá để tâm đến ý kiến của mình mà quên rằng phải nhường ‘không gian’ cho cả người còn lại.
4.5 Tỏ ra mình ‘biết tuốt’
Một người thông thái thực sự sẽ chọn cách lắng nghe để hiểu người khác trước khi bổ sung quan điểm của mình thay vì tỏ ra rằng mình biết tuốt. Hành động nhạy cảm như vậy có thể biến bạn trở thành một người vô duyên, đáng ghét và không được tôn trọng hay nể phục.
>>>>>Xem thêm: Sinh năm 1949 mệnh gì? Tuổi Kỷ Sửu hợp màu gì? Kỵ màu gì?
Trên đây là toàn bộ bài viết của Bloggiamgia.edu.vn về đề tài giao tiếp là gì và một số lỗi sai thường gặp khi tiến hành giao tiếp. Cảm ơn bạn đã quan tâm và đón đọc!
>>.Đọc thêm:
- 12 cách nói chuyện có duyên, cuốn hút người đối diện ngay lần đầu
- 12 cách nói chuyện với người yêu thú vị siêu hiệu quả