Giải mã sức hút ẩm thực Tây Bắc cùng những đặc trưng thú vị

Rate this post

Vùng núi Tây Bắc không chỉ nổi bật bởi những dải núi non đại ngàn xanh thẳm, những nền văn hóa đặc trưng mà đây còn là nơi kết tinh nhiều tinh hoa ẩm thực vô cùng độc đáo. Từ lâu, ẩm thực Tây Bắc đã được nhiều người truyền tai nhau về độ phong phú, hấp dẫn. Không để độc giả tò mò thêm, hãy cùng Bloggiamgia.edu.vn khám phá những điều thú vị trong văn hóa ẩm thực của mảnh đất Tây Bắc nhé!

Bạn đang đọc: Giải mã sức hút ẩm thực Tây Bắc cùng những đặc trưng thú vị

1. Nét đặc biệt trong ẩm thực Tây Bắc – Mang đặc trưng của người đồng bào dân tộc thiểu số

Nằm ở vùng Tây Bắc của Tổ quốc, mảnh đất đại ngàn này là tập hợp của nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, phát triển. Đồng bào nơi đây sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi. 

Đặc biệt, mỗi dân tộc sẽ có những nét đặc sắc riêng trong văn hóa, ẩm thực. Chẳng hạn như người H’mông nổi tiếng với đặc sản thắng cố, mèn mén, người Thái có món Pa pỉnh tộp,… Tất cả tạo nên một nền ẩm thực Tây Bắc đa dạng chiêu đãi những vị khách ghé thăm mảnh đất này.

Giải mã sức hút ẩm thực Tây Bắc cùng những đặc trưng thú vị

Mỗi dân tộc thiểu số có những món ăn đặc trưng khác nhau

2. Ẩm thực Tây Bắc là sự hòa quyện của nhiều nguyên liệu phong phú

Hầu hết những món ăn đến từ mảnh đất Tây Bắc đều phảng phất đặc trưng của núi rừng. Đó là lý do những du khách đến thăm đều háo hức mua đặc sản về làm quà cho gia đình, người thân.

Nguyên liệu đầu tiên không thể không nhắc đến đó chính là Mắc khén – một sản vật được núi rừng Tây Bắc ban tặng. Nguyên liệu này sở hữu một mùi hương kích thích vị giác và thành phần chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Vì thế, nó trở thành một gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của đồng bào nơi đây. 

Bên cạnh mắc khén, hạt dổi cũng là nguyên liệu được người dân Tây Bắc thường hay sử dụng. Ta dễ dàng bắt gặp thứ gia vị này trong những món nướng cần tẩm ướt như sườn, thịt gà, thịt trâu,… Ngoài ra, hạt dổi còn được dùng để làm nên nước chấm chua cay thơm ngậy. Khi chấm với thịt luộc, thịt gà thì không thể cưỡng lại được. Chỉ riêng sự kết hợp giữa xôi trắng và muối rang hạt dổi đã khiến nhiều du khách phải ngất ngây trong sự thơm ngon.

Giải mã sức hút ẩm thực Tây Bắc cùng những đặc trưng thú vị

Hạt Mắc khén là thứ gia vị mang đặc trưng của núi rừng

Chưa hết, ẩm thực Tây Bắc còn được đánh giá cao bởi những nguyên liệu như măng rừng hay gạo đặc sản… Măng rừng với mùi hương nhè nhẹ kích thích vị giác, ăn vào cảm nhận được vị ngọt trôi xuống cổ họng. Du khách có thể tham khảo những loại gạo thích hợp mua về làm quà như gạo Tám Điện Biên, gạo Bắc Hương Điện Biên, gạo Tả Cù, nếp Tú Lệ, nếp Nương Điện Biên,…

3. 8+ món ăn đặc sản vùng Tây Bắc mang đậm hương vị núi rừng

Du khách khi đến tham quan vùng núi rừng Tây Bắc khó có thể cưỡng lại được những món ăn đặc sản cực kỳ hấp dẫn, mới lạ. Dưới đây là tổng hợp 10+ đặc sản Tây Bắc mà bạn không nên bỏ qua!

3.1. Thắng cố

Thắng cố là một món ăn xuất phát từ dân tộc H’Mông, sau này mới được du nhập sang nhiều dân tộc khác trên mọi miền Tổ quốc. “Thắng cố” là một cách nói biến âm của “thoảng cố” – có nghĩa là “nồi nước” theo tiếng Mông. Nguyên liệu chính của món ăn này là thịt ngựa, sau này mới được biến tấu thêm thịt trâu, thịt bò và thịt lợn. Những gia vị làm nên đặc trưng của thắng cố là muối, địa điền, thảo quả, quế, lá chanh.

Giải mã sức hút ẩm thực Tây Bắc cùng những đặc trưng thú vị

Thắng cố là đặc trưng của đồng bào H’Mông

3.2. Pa pỉnh tộp

“Pa pỉnh tộp” nghe qua có vẻ khó hiểu nhưng thực chất đây chỉ là một cách gọi của món cá suối nướng. Qua đôi tay khéo léo của đồng bào dân tộc Thái, Pa pỉnh tộp được chế biến một cách hấp dẫn, thơm ngon. Nguyên liệu cá đều được chọn lọc tươi sống, sau đó tẩm ướp bằng những gia vị mang đậm núi rừng Tây Bắc như xả, ớt, lá mắc mật, mầm măng. 

Khác với những món ăn được chế biến từ cá đánh bắt ở ao, hồ, bể, Pa pỉnh tộp gây ấn tượng bởi những thớ cá chắc nịt, ngọt thanh. Không chỉ có bề ngoài hấp dẫn mà đặc sản ẩm thực Tây Bắc này còn được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng mang lại.

3.3. Thịt gác bếp – Đặc sản ẩm thực Tây Bắc

Thịt trâu gác bếp là một món ăn mà đồng bào Thái Đen thường dùng để chiêu đãi khách quý. Hương vị đặc trưng của nó khiến bất cứ ai thưởng thức qua cũng đều phải nhung nhớ. Nguyên liệu chính của món ăn là phần bắp của trâu, bò, lợn được thả rông ở vùng núi Tây Bắc. Sau khi tách lấy thịt tươi sẽ tẩm ướp gia vị và treo trên bếp lửa, hun khói thịt cho đến khi thịt chuyển sang màu nâu hơi đỏ sậm.

Đặc biệt là món thịt trâu gác bếp, khi ăn sẽ cảm nhận được mùi hăng hắc khác biệt. Để thịt trâu chắc chắn chín thì người ta đã hấp hoặc luộc lại, sau đó thêm một chút chanh hoặc tắc. Khi thưởng thức cùng rượu táo mèo đặc sản Tây Bắc thì còn hết chỗ chê!

Tìm hiểu thêm: [Mẹo hay] Kinh nghiệm mua tủ lạnh mini có ngăn đá chuẩn nhất

Giải mã sức hút ẩm thực Tây Bắc cùng những đặc trưng thú vị
Thịt gác bếp là món ăn dùng để chiêu đãi khách quý của người đồng bào thiểu số

3.4. Nhộng Ong rừng

Nhộng Ong rừng được xem là bài thuốc bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể và có khả năng phục hồi sức khỏe hiệu quả. Nó được chế biến từ nhộng non tìm thấy trong tổ ong rừng, đem đi sơ chế và xào với dọc mùng hay trộn nộm,… Ăn vào, bạn cảm thấy vừa ngọt nhẹ, vừa béo béo vô cùng lạ miệng.

3.5. Nậm Pịa

Khi tìm hiểu văn hóa ẩm thực Tây Bắc, bạn nhất định không thể bỏ qua đặc sản Nậm Pịa xuất phát từ dân tộc Thái. Đây thực chất là một món nước chấm dùng cho đồ nướng với hương vị cực kỳ ấn tượng. 

Nậm Pịa được chế biến từ nội tạng của những loài vật ăn cỏ, cụ thể là lòng, dạ dày, tim gan, phổi, tiết, phế lù,… Không thể thiếu một nguyên liệu quan trọng đó là Phịa – phần dịch (phân non) tìm thấy ở giữa dạ dày và ruột già. Những nguyên liệu này được đem đi ninh nhừ, sau đó nêm nếm gia vị sao cho có vị cay nhẹ. Ban đầu, khi ăn vào bạn sẽ cảm thấy hơi mặn và đắng, tuy nhiên sau khi nuốt xuống lại vấn vương vị ngọt nơi cuống họng. 

Giải mã sức hút ẩm thực Tây Bắc cùng những đặc trưng thú vị

Đến với Tây Bắc, Nậm Pịa với công thức chế biến độc đáo nhất định phải thử

3.6. Cá bống vùi tro

Một đặc sản Tây Bắc được nhiều người yêu thích đó chính là cá bống vùi tro. Sau khi đánh bắt từ suối Tùng Lâm, cá được chia thành mẻ nhỏ, làm sạch và tẩm ướp gia vị chẳng hạn như sả, gừng, khén, hạt tiêu, ớt, lá hom, lá húng,… Sau cùng là công đoạn bọc cá trong lá dong tươi và vùi xuống tro trong 15 phút cho đến khi lá vàng.

3.7. Lợn cắp nách

Nhắc đến ẩm thực Tây Bắc, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến món lợn cắp nách với hương bị đặc biệt. Nguyên liệu chính là lợn thả rông, vì ăn cây cỏ nên thịt khá chắc và có mùi thơm riêng. Khi ăn vào, bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được vị ngọt mà không hề ngán.

Sau khi tẩm ướp, thịt lợn sẽ được quay trên than đỏ cho đến khi chín vàng. Khi chín, phần da giòn tan và thịt bên trong mềm mại. Khi chấm với phần nước chấm đã được pha riêng thì càng thêm đặc sắc.

Giải mã sức hút ẩm thực Tây Bắc cùng những đặc trưng thú vị

>>>>>Xem thêm: Top 11+ cách phối đồ nam Trung Quốc thời thượng siêu “ngầu”, cực “soái”

Thịt lợn cắp nách với da giòn tan và thịt mềm mại

3.8. Rêu đá nướng

Khi đến với Hà Giang – một địa danh của vùng Tây Bắc, bạn nhất định không thể bỏ qua món rêu đá nướng. Món ăn này được chế biến từ rêu xanh mọc tự nhiên đã tẩm gia vị ớt bột, sả, hạt dổi, hạt sen, muối,… sau đó gói bằng lá rong và vùi vào tro để nướng. 

Vì được nấu từ rêu xanh tự nhiên nên bạn hoàn toàn không phải lo lắng về vấn đề an toàn vệ sinh. Rêu đá nướng mang đến một hương vị rất riêng, vừa béo béo vừa mềm, đặc biệt đem lại sự thanh mát khi ăn. Mặt khác, rêu xanh còn được dùng để xào hoặc nấu canh cũng rất ngon miệng.

Bài viết đã cung cấp những thông tin thú vị về ẩm thực Tây Bắc cũng như giới thiệu những món ngon mà du khách nên thử khi đặt chân đến vùng đất này. Qua đây, Bloggiamgia.edu.vn mong rằng bạn sẽ có một chuyến tham quan, du lịch Tây Bắc thật trọn vẹn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *