Nhiều người cho rằng, ngủ mở mắt là một hiện tượng bình thường và thường thấy ở nhiều người. Tuy nhiên, trên thực tế, khoa học đã chứng minh rằng, ngủ mở mắt là một bệnh lý, xuất hiện ở 20% dân số thế giới. Trong bài viết này, Bloggiamgia.edu.vn sẽ cùng các bạn giải mã hiện tượng ngủ mở mắt. Cùng tìm hiểu xem nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị nếu bạn đang gặp tình trạng này.
Bạn đang đọc: Giải mã hiện tượng ngủ mở mắt
Contents
1. Ngủ mở mắt là gì? Triệu chứng của bệnh
1.1. Ngủ mở mắt là hiện tượng như thế nào?
Theo thuật ngữ Y học, ngủ mở mắt được gọi là nocturnal lagophthalmos. Gọi theo cách dễ hiểu thì nó được gọi là chứng ngủ đêm. Mọi người vẫn mở mắt khi ngủ hoặc mắt không khép lại hoàn toàn ngay cả khi chìm sâu vào giấc ngủ. Đây không phải là một hiện tượng kỳ lạ mà được xem là một chứng bệnh về mắt rất phổ biến.
Chắc hẳn chúng ta đã từng nghe tới câu chuyện rất nổi tiếng về người anh hùng Trương Phi trong Tam Quốc diễn nghĩa với giai thoại ngủ mà không hề nhắm mắt. Mọi người vẫn tưởng rằng đây là câu chuyện đồn thổi và nói quá. Thế nhưng thực tế đã chứng minh, ngủ mở mắt là hiện tượng có thật, không hề giả tưởng.
Có rất nhiều người cho biết họ gặp phải tình trạng ngủ mở mắt. Ví dụ như trường hợp của Robyn Cathey – một người phụ nữ sống tại Georgia, Mỹ. Cô cho biết mình thường ngủ mở mắt và thường xuyên hơn vào những thời điểm mệt mỏi trong công việc.
1.2. Triệu chứng của hiện tượng ngủ mở mắt
Những người ngủ mở mắt thường sẽ không thể tự mình phát hiện được mình có mắc chứng ngủ đêm hay không. Chỉ có thể nhờ người khác nói mới phát hiện được bệnh lý này. Tuy nhiên, bạn cũng có thể dựa vào một số triệu chứng để căn cứ vào đó để xác định bệnh.
Triệu chứng dễ nhận thấy nhất là mỗi sáng thức dậy, bạn sẽ cảm thấy mắt mình khô mắt, đau nhức hoặc lòng mắt đỏ lên.
Lý giải cho điều này, các nhà khoa học đã phân tích rằng, chúng ta sẽ chớp mắt khi không ngủ, khi ngủ vào ban đêm sẽ nhắm mắt lại. Đây là một hiện tượng tự nhiên và không có gì để bàn cãi. Điều đáng nói ở đây là việc chớp mắt sẽ khiến mí mắt đóng lại, bao phủ nhãn cầu bằng một lớp nước mắt mỏng. Nước mắt giúp duy trì môi trường ẩm cho các tế bào của mắt hoạt động tốt.
Dịch nước mắt cũng giúp loại bỏ bụi và mảnh vụn có thể bám trên mắt và nhãn cầu. Thế nhưng, những người ngủ mở mắt sẽ không thể khép mí mắt lại. Do đó, lớp nước mắt mỏng không được tạo ra để bôi trơn và làm ẩm cho mắt. Nên khi ngủ dậy, những người ngủ mở mắt sẽ bị khô mắt.
Một triệu chứng khác khi ngủ mở mắt là bị xước, có cảm giác rát bỏng, mờ mắt. Tất cả đều là do mắt không được bảo vệ khỏi các tác nhân gây bệnh và bị mất nước. Thêm vào đó, một số người sẽ cảm thấy mắt dễ bị kích thích, rất nhạy cảm với ánh sáng. Trong khi đó một số người lại cảm thấy như có thứ gì đó bám vào mắt, cọ xát vào mắt khiến mắt rất khó chịu.
Ngủ mở mắt không chỉ ảnh hưởng tới mắt, gây ra những bệnh lý về mắt mà còn gây ra những tác động tiêu cực tới chất lượng giấc ngủ. Cụ thể, giấc ngủ thường bị gián đoạn, không ngon giấc. Do khi ngủ, mắt mở ra gây khô, nóng rát khó chịu và nhạy cảm với ánh sáng, nên khi đang ngủ sẽ dễ thức giấc, giật mình vì cơn đau rát hoặc ngứa ngáy ở mắt. Điều này đã được nhiều người mắc chứng bệnh này chia sẻ lại. Họ cho biết họ có cảm giác mắt rất khô và nóng rát khiến họ phải thức dậy nhiều lần khi đang ngủ.
2. Những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng ngủ mở mắt
Ngủ mở mắt là không phải là một hiện lạ hiếm gặp mà là một bệnh lý có liên quan đến mắt. Do đó, nguyên nhân dẫn tới ngủ mở mắt cũng xuất phát từ những yếu tố liên quan đến mắt. Ở đây, người ta xác định được một số nguyên nhân chủ yếu sau:
2.1. Vấn đề về cơ hoặc dây thần kinh hay vùng da quanh mí mắt
Sự tê liệt hoặc suy yếu của cơ khép mí mắt, được gọi là orbicularis oculi khiến mọi người ngủ mà không thể nhắm mắt. Nguyên nhân dẫn tới yếu cơ hoặc suy yếu các dây thần kinh cơ mặt có thể kể đến như bị khối u nào đó chèn ép dây thần kinh mắt hoặc phẫu thuật cắt bỏ khối u gần dây thần kinh mặt, bệnh thần kinh cơ, các chấn thương quanh vùng mắt, hội chứng Moebius, một tình trạng hiếm gặp đặc trưng bởi chứng liệt dây thần kinh sọ, tình trạng tự miễn dịch, chẳng hạn như hội chứng Guillain-Barré…
Ngoài ra, nó cũng được cho là bởi tình trạng nhiễm trùng gây ra từ các bệnh lý như thủy đậu, quai bị, bại liệt, bạch hầu, bệnh phong, ngộ độc botulism…Những bệnh lý này sẽ dẫn tới yếu cơ, tê liệt dây thần kinh ở con người, thậm chí là tứ chi. Do đó, nó có thể khiến cơ mặt và vùng quanh mí mắt bị liệt, mí mắt không thể nhắm lại khi ngủ.
2.2. Các nguyên nhân khác dẫn tới chứng ngủ đêm
Nguyên nhân phổ biến khác dẫn tới ngủ đêm là do các tổn thương ở mí mắt. Ví dụ như việc phẫu thuật mí mắt hoặc sẹo do bỏng hoặc các chấn thương khác. Lúc này mí mắt bị tổn thương và ảnh hưởng đến hoạt động của mí, khiến nó không thể khép lại hoàn toàn.
Thêm một nguyên nhân khác là do một số bệnh lý về mắt, điển hình là bệnh mắt lồi – đây là một biến chứng thường thấy ở những người có tuyến giáp hoạt động quá mức, còn gọi là cường giáp. Với đôi mắt bị lồi ra quá mức so với bình thường cũng có thể là nguyên nhân khiến mí mắt rất khó khép kín.
Rối loạn giấc ngủ, teo hay liệt vận động cơ mặt cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ngủ mở mắt.
Rất nhiều người mắc chứng ngủ đêm không rõ nguyên nhân. Nó cũng có thể là do di truyền, trong gia đình có người mắc chứng bệnh này dẫn tới những người như con, cháu cũng có thể mắc phải.
Một vài trường hợp khác được cho là lông mi ở trên và dưới quá dày khiến mắt không thể nhắm lại hoàn toàn khi ngủ.
Tìm hiểu thêm: Khi bác sĩ mất ngủ – hy sinh mấy ai thấu hiểu!
Việc xác định nguyên nhân dẫn tới tình trạng bệnh là rất quan trọng. Nó được xem là cơ sở để đưa ra các phương án điều trị tương ứng, phù hợp nhất. Nếu bạn đang gặp phải chứng bệnh này nhưng không rõ nguyên nhân thì tốt nhất nên tới bệnh viện thăm khám để có câu trả lời chính xác và kịp thời chữa trị, tránh những biến chứng gây nguy hại cho cơ thể và mắt.
3. Phương pháp phát hiện bệnh ngủ mở mắt như thế nào?
Như đã nói, để phát hiện chứng ngủ mở mắt phải dựa trên những triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, đôi khi các triệu chứng có thể trùng với những bệnh lý khác về mắt nên không thể xác định chính xác. Nhiều người biết được mình mắc chứng ngủ đêm là nhờ người thân phát hiện ra. Nhưng để biết chính xác hơn thì tốt nhất nên nhờ sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa.
Phương pháp để phát hiện bệnh ngủ mở mắt thường được tiến hành theo các cách sau:
Bác sĩ sẽ kiểm tra xem mắt bạn có gặp những tổn thương nào hay không. Đồng thời, tìm hiểu “tiểu sử” về những bệnh lý liên quan có thể dẫn tới chứng bệnh này.
Để chứng minh bạn mắc chứng mở mắt khi ngủ, các bác sĩ sẽ tiến hành những thí nghiệm đơn giản. Đó là để bạn nằm ngủ trong trạng thái tự nhiên và quan sát những biểu hiện bên ngoài để xác định tình trạng và mức độ của bệnh.
Tiếp theo là sử dụng những bài kiểm tra khác như đo khoảng cách giữa hai mí, đo lượng lực dùng để nhắm mắt khi bạn chớp mắt, sử dụng kính hiển vi và đèn sáng để kiểm tra mắt, kiểm tra vết bẩn ở mắt bằng chất huỳnh quang để xem mắt có bị tổn thương hay không.
Với những phương pháp trên, người ta sẽ phát hiện được chứng ngủ đêm nhanh chóng, chính xác thay vì chỉ quan sát thông thường. Đồng thời tìm được nguyên nhân gây bệnh để đưa ra phương án điều trị phù hợp.
4. Những biến chứng và cách điều trị chứng ngủ mở mắt
4.1. Biến chứng của hiện tượng ngủ mở mắt
Ngủ mở mắt dẫn tới rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho mắt và cho cơ thể người bệnh. Một trong những biến chứng đáng lo nhất ở đây là mất đi thị lực, khả năng nhìn trở nên rất khó khăn. Tại sao lại gây mất thị lực?
Khi chúng ta nhắm mắt, chớp mắt, lớp nước mắt mỏng sẽ bôi đều trên giác mạc và kết mạc. Mắt sẽ không bị khô, không bị mỏi nếu như chớp mắt và ngủ nhắm mắt bình thường. Tuy nhiên ở những người ngủ mở mắt, mắt sẽ không được làm ẩm, lâu dần bị khô, mờ đục hoặc loét giác mạc. Đây chính là nguyên nhân gây ra mất thị lực ở nhiều người.
Một biến chứng khác khi ngủ mở mắt là dễ bị nhiễm trùng mắt. Khi mắt mở, bụi bẩn, vi khuẩn… rất dễ xâm nhập vào bên trong. Nếu mắt không được làm sạch mỗi ngày sẽ khiến mắt bị đau, nhiễm trùng, viêm nhiễm kết mạc, giác mạc.
Ngoài ra, ngủ mở mắt còn có thể làm tăng nguy cơ gây hại cho mắt như trầy xước mắt, nhãn cầu. Ngủ mở mắt cũng có thể gây các bệnh dày sừng tiếp xúc nơi lớp ngoài cùng hoặc giác mạc bị tổn thương, loét giác mạc nơi vết loét hở phát triển trên giác mạc.
4.2. Các phương án điều trị chứng ngủ mở mắt
Các bác sĩ khuyên rằng, những người mắc bệnh lý này nên đeo kính chống ẩm vào ban đêm khi đi ngủ. Chúng hoạt động bằng cách giữ ẩm cho mắt trong khi ngủ. Ngủ với máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ cũng có thể giữ cho không khí xung quanh ẩm và ít bị khô mắt hơn.
Tuy nhiên, đây chỉ là những gợi ý để hỗ trợ tăng cường độ ẩm cho mắt. Nếu mắc bệnh, các bạn cần phải lựa chọn hai phương pháp điều trị như sau:
Một là sử dụng thuốc: Thuốc cho mắt là phương pháp hỗ trợ để mắt của bạn khỏe mạnh hơn. Theo đó, có thể sử dụng các loại thuốc, chẳng hạn như: thuốc nhỏ mắt hay nước mắt nhân tạo, được sử dụng ít nhất bốn lần mỗi ngày. Ngoài ra, hãy dùng thêm thuốc mỡ tra mắt để ngăn ngừa trầy xước.
>>>>>Xem thêm: Khi nào thì trẻ có thể nằm sấp? Gợi ý biện pháp phòng ngừa an toàn khi trẻ nằm sấp
Hai là phẫu thuật mắt: Trong trường hợp mí mắt của bạn bị liệt nặng thì cần tiến hành phẫu thuật mí mắt hay cấy ghép implant vào mí mắt. Bởi khi cấy implant, trọng lượng mí sẽ tăng lên, nó giữ cho mắt nhắm lại khi đang ngủ.
Ngủ mở mắt là một hiện tượng không hiếm gặp, nếu như không quá nghiêm trọng thì chỉ cần sử dụng thuốc bôi và nhỏ mắt. Tuy nhiên, nếu bệnh nặng và có nguy cơ ảnh hưởng tới thị lực thì nên xem xét phẫu thuật. Trước đó, bạn hãy thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để xác định chính xác tình trạng bệnh và phương hướng xử lý phù hợp với mức độ của bệnh. Hy vọng với những thông tin trên, các bạn đã phần nào giải mã hiện tượng ngủ mở mắt và có những hiểu biết nhất định về bệnh lý này.
Xem thêm nệm nâng đỡ tốt cho cơ thể tại Bloggiamgia.edu.vn
Nguồn tham khảo:
- https://www.healthline.com/health/sleeping-with-eyes-open#outlook
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/321517#treatment