Nhiều bậc phụ huynh tin rằng, việc cho con đi học sớm sẽ giúp con thêm tự tin, thông minh và được phát triển tốt hơn… Dẫu vậy, vẫn còn không ít ý kiến trái chiều về vấn đề này. Phụ huynh lo sợ con đi học sớm sẽ khổ, không được quan tâm, không được cô giáo yêu thương và chăm sóc kỹ lưỡng,… Vậy có nên cho trẻ đi học sớm hay không? Cùng Bloggiamgia.edu.vn giải đáp ngay vấn đề này tại bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Giải đáp: Có nên cho trẻ đi học sớm hay không?
1. Có nên cho trẻ đi học sớm hay không?
Hiện nay, không khó để bạn bắt gặp hình ảnh các trẻ đi học mầm non ở độ tuổi khá nhỏ, chỉ từ 1 – 2 tuổi. Tuy nhiên, việc này thường chỉ xảy ra ở tại các thành phố lớn. Ở những vùng quê nước ta, trẻ chỉ bắt đầu đi học khi đủ 4 – 5 tuổi. Vậy, có nên cho trẻ đi học sớm hay không hay cho bé đi học sớm có những ưu và nhược điểm gì?
1.1. Ưu điểm
1.1.1 Trẻ được chăm sóc và nuôi dưỡng khoa học hơn
Đa số các vị phụ huynh không cho trẻ đi học sớm vì lo sợ con còn nhỏ, sức khỏe không được đảm bảo, cô giáo không thể quan tâm, chăm sóc một cách chu đáo. Vì vậy, bố mẹ thường chọn phương án nhờ ông bà, người thân chăm giúp.
Tuy nhiên, không phải ông bà nào cũng có đủ kiến thức và kỹ năng chăm sóc trẻ em như những giáo viên đã được đào tạo kỹ lưỡng, chuyên sâu trong các trường sư phạm mầm non. Ngoài ra, ở trường, các bé sẽ được ăn uống khoa học với một chế độ đầy đủ chất dinh dưỡng, dưới sự chăm sóc và tư vấn của các chuyên gia sức khỏe.
1.1.2. Giúp trẻ tự tin và không còn nhút nhát
Thế giới của trẻ từ khi sinh ra thường sẽ chỉ gói gọn trong sự chăm sóc của bố mẹ, ông bà, cha mẹ, người thân. Điều này đôi khi làm bé cảm thấy lạ lắm, sợ hãi khi phải tiếp xúc với những người ít hoặc chưa bao giờ gặp. Vì vậy, việc bố mẹ cho trẻ đi học sớm có thể giúp trẻ làm quen tiếp xúc nhiều hơn với bạn bè, thầy cô. Từ đó, mở rộng giao tiếp, phát triển kỹ năng ngôn ngữ. Đồng thời, không còn nhút nhát và gia tăng thêm cảm giác tự tin.
Đặc biệt theo các chuyên gia, mức độ bám ông bà, cha mẹ của trẻ 12 – 18 tháng tuổi không quá cao. Do đó, phụ huynh nên cho trẻ đi học sớm để trẻ dễ hòa nhập môi trường mới nhanh chóng.
1.1.3. Hình thành cho trẻ lối sống tự giác và tự lập
Trẻ ở nhà thường được bố mẹ, ông bà nuông chiều theo ý thích nên dễ hình thành tính cách mè nheo, ỉ lại. Ngược lại, ở trường mầm non, trẻ được thầy cô giáo nuôi dạy theo phương pháp khoa học, được vui chơi, khám phá cùng với bạn bè cùng trang lứa. Đây chính là cơ sở giúp bé hình thành lối sống tự lập ngay cả khi còn nhỏ. Chắc chắn bạn sẽ phải ngạc nhiên khi thấy con mình tự làm những việc nhỏ cho bản thân như tự mặc quần áo, tự ăn cơm, tự rửa mặt, đi vệ sinh,… chỉ sau thời gian ngắn đi học đấy.
Sự tự lập này không chỉ giúp bé hình thành thói quen tốt, mà còn rèn luyện thêm tư duy chủ động và khả năng giải quyết những vấn đề trong cuộc sống.
1.1.4. Mở rộng tư duy và kiến thức
Trẻ được đi học sớm có thể hiểu biết nhiều hơn về mọi thứ xung quanh như con người, sự vật, sự việc… Ngoài ra, trẻ còn được thầy cô hướng dẫn hát, vẽ, diễn kịch, đọc thơ, học ngoại ngữ,… Những việc làm này rất hữu ích cho trẻ từ 0 – 5 tuổi, trong việc kích thích trí não phát triển.
Tìm hiểu thêm: Sinh con theo ý muốn là gì? Những phương pháp sinh con theo ý muốn hiện nay
1.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm, việc cho trẻ đi học sớm cũng tồn tại một số vấn đề dưới đây:
- Cho trẻ đi mầm non sớm có thể khiến trẻ mất đi cảm giác an toàn, cảm thấy bị bơ vơ, bất an và mất đi sự cân bằng bên trong nội tâm. Điều này đôi khi làm trẻ bị hung hăng, khó chịu khi lớn lên.
- Các chuyên gia người Anh tin rằng, sự nuôi dưỡng và chăm sóc đến từ bố mẹ là cách tốt nhất để trẻ phát triển một cách toàn diện ở mọi khía cạnh từ thể chất, tâm lý, trí tuệ. Do đó, bố mẹ không nên giao trách nhiệm này cho người khác một cách quá sớm.
- Trẻ đi mầm non quá sớm cũng dễ xuất hiện cảm giác áp lực, căng thẳng. Nhất là khi bố mẹ không thể lựa chọn được một môi trường học tập, vui chơi phù hợp với trẻ.
2. Độ tuổi đi mầm non phù hợp nhất?
Ở từng quốc gia khác nhau sẽ có những quy định về độ tuổi đi học của trẻ khác nhau. Có nơi thì 2 tuổi, có nơi thì từ 3 – 4 tuổi. Theo Gs.Bs. Anna – chuyên gia tâm lý trẻ em tại Santa-Fe, Mỹ thì chưa có một độ tuổi nào là tốt nhất, phù hợp nhất về việc cho bé đi học sớm.
Gs.Bs. Anna cũng cho biết thêm, nhiều nước trong đó có Mỹ cho rằng, trẻ em từ 2 – 3 tuổi cho đi mầm non là thích hợp nhất. Tuy nhiên, tùy vào khu vực và điều kiện từng gia đình mà sẽ có mức điều chỉnh độ tuổi đi học của trẻ sao cho phù hợp nhất.
>>>>>Xem thêm: Cho trẻ làm gì khi nghỉ hè để an toàn và có trải nghiệm tuyệt vời nhất?
Việc trẻ có đi học mầm non được hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như sự phát triển não bộ, kỹ năng giao tiếp, hay tình trạng sức khoẻ. Ngoài ra, điều này cũng liên quan trực tiếp đến khả năng tài chính của gia đình.
Theo Tiến sĩ tâm lý Lý Thị Mai, trẻ nhỏ không chỉ bắt đầu học từ sau khi sinh ra mà đã được dạy từ ngay trong bụng mẹ. Điều này đã được chứng minh khi các nhà khoa học thử nghiệm một nghiên cứu nhỏ. Theo đó, họ đã tổ chức tiệc sinh nhật cho ông bố và một bà mẹ mang thai. Kết quả thu được là em bé vỗ tay trong bụng khi mọi người bên ngoài hát mừng sinh nhật.
Dưới đây là những gợi ý độ tuổi đi học mầm non trung bình của một số quốc gia so với Việt Nam mà bạn có thể tham khảo:
- Việt Nam: từ 2 – 2,5 tuổi.
- Vương quốc Anh: từ 3 – 4 tuổi.
- Mỹ: 6 tuần tuổi (thậm chí là chỉ mới 2 tuần tuổi).
- Canada: trên 2 tuổi.
- Thụy Điển: từ 1 tuổi.
- Nhật Bản: từ 3 tháng tuổi.
- Đức: từ 1 tháng tuổi.
- Trung Quốc: từ 3 tuổi.
- Năm 2023 nên cho con học trường mầm non công hay tư thì tốt nhất?
- Lớp tiền tiểu học là gì? Có nên cho trẻ học tiền tiểu học?
Trên đây là những thông tin hữu ích mà Bloggiamgia.edu.vn mang đến xung quanh vấn đề có nên cho trẻ đi học sớm không. Hy vọng sau những chia sẻ của chúng tôi, bạn đã có thêm góc nhìn toàn diện về vấn đề này. Để từ đó, có cách nuôi dạy con mình phù hợp nhất.