Giấc ngủ REM: Giai đoạn cuối cùng nhưng không thể thiếu hụt

Rate this post

Nếu đã từng tìm hiểu sâu xa về sức khỏe giấc ngủ, chắc chắn bạn đã từng một lần nghe đến thuật ngữ “giấc ngủ REM”. Trong nhiều nghiên cứu khoa học, các chuyên gia cũng chỉ ra rằng giấc ngủ REM cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe. Vậy giấc ngủ REM là gì có tác dụng cụ thể ra sao? Hãy tham khảo ngay bài viết này của Vua Nệm để tìm hiểu ngay nhé!

Bạn đang đọc: Giấc ngủ REM: Giai đoạn cuối cùng nhưng không thể thiếu hụt

1. Giấc ngủ REM là gì?

Để hiểu được giấc ngủ REM là gì, trước tiên chúng ta cần phải nắm được kiến thức về chu kỳ giấc ngủ. Một giấc ngủ hoàn hảo khi có từ 4 – 6 chu kỳ, mỗi chu kỳ nên kéo dài từ 90 – 110 phút. Chu kỳ giấc ngủ có 4 giai đoạn chính bao gồm NREM1, NREM2, NREM3 (giấc ngủ không REM) và REM.

Giấc ngủ REM là viết tắt của Rapid Eye Movement, tạm dịch là chuyển động mắt nhanh. Đúng như tên gọi, khi ở trong giấc ngủ này, mặc dù đã nhắm lại nhưng mắt bạn vẫn chuyển động, đồng thời tim và hơi thở của bạn cũng tăng lên đáng kể.

Giấc ngủ REM: Giai đoạn cuối cùng nhưng không thể thiếu hụt

Giấc ngủ REM là giai đoạn cuối của mỗi chu kỳ giấc ngủ

Để giải thích cho hiện tượng này, các nhà khoa học đã tiến hành một nghiên cứu dài hạn. Họ phát hiện ra rằng sở dĩ mắt chúng ta đảo nhanh trong giấc ngủ REM là vì lúc này não đang hoạt động để tạo thành những giấc mơ.

Khi bạn trải qua giấc ngủ REM, mặc dù não bộ vẫn đang hoạt động mạnh mẽ nhưng cơ thể lại nằm yên. Lúc này, chất dẫn truyền thần kinh axit gamma-aminobutyric (GABA) và glycine sẽ ức chế khả năng hoạt động của cơ bắp. Đây thật ra là cơ chế bảo vệ của bộ não giúp bạn không vung chân, vung tay, la hét hay di chuyển khỏi giường trong lúc ngủ. 

2. Bạn cần bao nhiêu giấc ngủ REM?

Giai đoạn REM sẽ chiếm khoảng 25% thời gian giấc ngủ của bạn. Con số này nhiều hay ít phụ thuộc vào việc bạn ngủ bao nhiêu tiếng mỗi ngày. Theo khuyến cáo của các chuyên gia về sức khỏe, bạn cần phải ngủ đủ từ 7 – 8 tiếng hằng đêm. Nếu thực hiện đúng tiêu chuẩn trên, bạn sẽ đạt được khoảng 105 – 135 phút giấc ngủ REM.

Nếu bạn thức dậy sau một giấc ngủ và cảm thấy vô cùng mệt mỏi, đây chính là dấu hiệu thông báo rằng bạn nên ngủ thêm để kéo dài giai đoạn REM. Mặc dù việc chưa tỉnh táo hẳn khi vừa mới ngủ dậy được cho là điều bình thường, nhưng nếu tình trạng này kéo dài thì có nghĩa là giấc ngủ sâu (giai đoạn NREM3) của bạn đã bị ngắt quãng.

Để có thể thức dậy với sự tỉnh táo và tràn đầy năng lượng, bạn nên bắt đầu từ giấc ngủ REM. Đây là giai đoạn cuối cùng của mỗi chu kỳ giấc ngủ và đóng vai trò như một bước đệm giúp cơ thể sẵn sàng để bước sang chu kỳ khác hoặc thức dậy hoàn toàn.

Giấc ngủ REM: Giai đoạn cuối cùng nhưng không thể thiếu hụt

Giấc ngủ REM hoàn hảo thường có tổng thời gian khoảng 105 – 135 phút

3. Tác hại khi không có giấc ngủ REM

Nếu không có đủ thời gian cho giấc ngủ REM khoảng 1 – 2 đêm, bạn có thể sẽ cảm thấy uể oải và mất thăng bằng. Lý do là vì bạn đã không hoàn thành đủ các chu kỳ giấc ngủ cần thiết. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ của bộ não.

Bên cạnh đó, những hệ lụy do thiết hụt giấc ngủ REM gây ra còn ảnh hưởng đến nhiều vấn đề về sức khỏe. Bạn có thể sẽ bị đột quỵ hoặc mắc các căn bệnh nguy hiểm liên quan đến tim mạch.

Tìm hiểu thêm: 100g ức gà luộc bao nhiêu calo? Lợi ích khi sử dụng ức gà là gì?

Giấc ngủ REM: Giai đoạn cuối cùng nhưng không thể thiếu hụt
Không dành nhiều thời gian cho giấc ngủ REM khiến bạn mệt mỏi

Các nhà khoa học thông báo rằng cần phải nghiên cứu thêm về tác hại của việc không có giấc ngủ REM thường xuyên đối với sức khỏe. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, REM là một phần quan trọng của chu kỳ giấc ngủ. Vì vậy, nếu bạn muốn hệ thống miễn dịch làm việc hiệu quả thì trước hết hãy ngủ đủ giấc.

4. Một giấc ngủ REM kéo dài bao lâu?

Thông thường, sau khi bạn ngủ khoảng 90 phút thì giấc ngủ REM mới diễn ra. Trong chu kỳ giấc ngủ đầu tiên, giai đoạn REM có thể kéo dài khoảng 10 phút. Đây được xem là giai đoạn REM có thời gian ngắn nhất trong suốt giấc ngủ.

Sau chu kỳ đầu tiên thì ở những chu kỳ sau giấc ngủ REM sẽ diễn ra lâu hơn. Giai đoạn REM cuối cùng trước khi thức dậy thậm chí còn kéo dài khoảng 1 giờ. Nếu tổng cộng lại thì mỗi đêm bạn sẽ trải qua khoảng 105 – 135 phút giấc ngủ REM.

5. Cách cải thiện giấc ngủ REM

Một trong những cách dễ dàng thực hiện nhất để cải thiện giấc ngủ REM chính là dành nhiều thời gian hơn để ngủ. Bên cạnh đó cũng có những cách khác giúp bạn tận hưởng các chu kỳ ngủ một cách trọn vẹn nhất, bao gồm:

  • Một nghiên cứu vào năm 2021 đã chỉ ra rằng việc dung nạp nhiều caffein khiến cho giấc ngủ REM bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, bạn nên sử dụng caffein khoa học hơn, nhất là không nên dùng sát giờ chuẩn bị đi ngủ.
  • Rượu có thể khiến bạn dễ ngủ hơn nhưng lại làm chậm quá trình chuyển sang giai đoạn REM trong một chu kỳ giấc ngủ. Chính vì thế mà bạn không nên uống rượu hoặc thức uống có cồn trước khi đi ngủ.
  • Một số loại thuốc được kê theo toa cũng có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ REM của bạn. Nếu nghi ngờ giấc ngủ đang bị làm phiền bởi thuốc uống, hãy liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra lại lần nữa.
  • Những triệu chứng như ngưng thở khi ngủ hay mất ngủ đều ảnh hưởng đến giấc ngủ REM. Bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các bác sĩ để có lộ trình điều trị phù hợp nếu rơi vào tình trạng này.
  • Để cải thiện chất lượng giấc ngủ REM, bạn nên đầu tư cho mình một bộ chăn ga gối nệm chính hãng với các chức năng nâng đỡ cơ thể, giảm đau vai gáy, điều hòa không khí,…
  • Hãy luyện tập cho bản thân thói quen không xem thiết bị điện tử trước khi đi ngủ vì ánh sáng xanh khiến quá trình điều tiết chất melatonin gặp trở ngại, từ đó ảnh hưởng đến giai đoạn ngủ REM.

Giấc ngủ REM: Giai đoạn cuối cùng nhưng không thể thiếu hụt

Mẹo hay giúp bạn cải thiện giấc ngủ REM để ngày mới năng lượng hơn

6. Tác dụng của giấc ngủ REM

6.1. Hỗ trợ phát triển khả năng ngôn ngữ

Khả năng sử dụng ngôn ngữ linh hoạt rất có lợi cho cuộc sống mỗi người. Nếu bạn có giấc ngủ REM hoàn hảo, điều này sẽ hỗ trợ phát triển khả năng ngôn ngữ. Bởi lẽ đây sẽ là lúc mà bộ não hồi tưởng lại tất cả những sự kiện đã xảy ra rồi ghi nhớ và hình thành các kỹ năng ngôn ngữ.

6.2. Làm mới tâm trí, thư giãn tinh thần

Một trong những tác dụng lớn nhất của giấc ngủ REM có lẽ là chữa lành và giải phóng tâm lý. Trong giai đoạn này, máy của bạn chuyển động nhanh và bắt đầu có những giấc mơ. Đồng thời, não bộ giờ đây cũng thực hiện chức năng chọn lọc và loại bỏ thông tin không cần thiết. Từ đó giúp bạn chỉ tập trung vào những điều quan trọng nhất sau khi thức dậy.

Giấc ngủ REM: Giai đoạn cuối cùng nhưng không thể thiếu hụt

>>>>>Xem thêm: Cách lắp máy lạnh chống sốc nhiệt đêm hè

Giấc ngủ REM giúp bạn mới tâm trí, thư giãn tinh thần

6.3. Tăng trí nhớ nhờ giấc REM

Bằng cách thường xuyên làm mới não bộ mà giấc ngủ REM mang lại cho bạn nhiều lợi ích, trong đó có tăng cường khả năng ghi nhớ. Đó chính là lý do xuất hiện tình trạng thiếu tập trung, nhớ trước quên sau nếu bạn không ngủ đủ giấc và cơ thể chưa trải qua giai đoạn REM trọn vẹn.

Lời kết

Nói chung, giấc ngủ REM rất quan trọng cho cơ thể. Bạn sẽ cảm thấy vô cùng sảng khoái và cảm thấy như được hồi sinh nếu trải qua giấc ngủ REM hoàn hảo. Để có được cảm giác này, hãy sắp xếp công việc hợp lý và ngủ đủ giấc bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *