Chắc hẳn ít nhiều bạn cũng biết rằng những game thủ trên thực tế thường là những cú đêm thực sự. Bởi vậy, giờ giấc sinh hoạt và giấc ngủ của các game thủ cũng có nhiều điểm khác biệt và không cân bằng như mọi người. Hãy cùng tìm hiểu về chủ đề giấc ngủ của các game thủ trong thế giới eSport qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Giấc ngủ của các game thủ như thế nào? Cách giúp game thủ ngủ ngon hơn
Contents
1. Sự phát triển của eSport và thị trường game thủ
Trong những năm gần đây, eSport đã có sự phát triển vượt bậc và dần trở thành một ngành công nghiệp triệu đô, đặt từng viên gạch vững chắc để bước chân vào lĩnh vực thể thao chính thống.
Với số lượng người tham gia ngày càng gia tăng mạnh mẽ, tại Asian Games cuối năm 2018 tổ chức tại Jakarta, eSport xuất hiện như một sự kiện trình diễn hoành tráng. Bên cạnh đó, tính đến nay, eSport đã được đưa vào trở thành bộ môn thi chính thức trong SEA Games Đại hội thể thao Đông Nam Á. Điều đó chứng minh được sự công nhận lớn mà lĩnh vực này nhận được.
Song song cùng với sự phát triển của eSport, số lượng các game thủ cũng ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, đằng sau ánh hào quang của những con người chiến thắng lẫy lừng trên chiến trường Gaming lại là hàng loạt những vấn đề sức khỏe của các game thủ, đặc biệt chính là tình trạng về giấc ngủ do thói quen, giờ giấc chơi game ảnh hưởng đến.
2. Tình trạng giấc ngủ của các game thủ
2.1. Game thủ ngủ nghỉ ra sao?
Đối với những game thủ nghiệp dư, thời gian hằng ngày, họ có thể tham gia các hoạt động bình thường như mọi người chẳng hạn như học tập, lao động, làm việc. Do đó, họ sẽ dành khoảng thời gian rảnh duy nhất trong ngày cho việc luyện tập kỹ năng game thủ của mình – thời gian buổi tối. Chính vì thế, họ thường có xu hướng cắt giảm thời gian ngủ của chính mình để phục vụ cho hoạt động chơi game.
Còn đối với những game thủ chuyên nghiệp, bên cạnh việc luyện tập kỹ năng chơi game vào ban ngày, họ vẫn tiếp tục hoạt động này vào ban đêm như một thói quen. Bởi vì căn bản, khoảng thời gian về đêm là khi các game thủ ít bị làm phiền bởi mọi người hoặc các hoạt động xung quanh. Do đó, họ có thể tập trung hoàn toàn vào trận đấu của mình và đẩy nhanh tốc độ phát triển.
Gần đây, một cuộc khảo sát đã được tiến hành nhằm nghiên cứu về tình trạng chất lượng giấc ngủ của 982 game thủ và so sánh với những người bình thường.
Sau khoảng thời gian vài tháng, kết quả nghiên cứu đã chứng minh rõ ràng: Những người chơi game thường xuyên hoặc mỗi ngày có thời gian ngủ trung bình trong một đêm ngắn hơn so với những người thông thường.
Bên cạnh đó, khi được hỏi về việc mất bao lâu để chìm vào giấc ngủ cũng như tình trạng sâu giấc khi ngủ, các game thủ cho biết họ thường cảm thấy khá khó ngủ và thường ngủ không sâu giấc, dễ tỉnh giấc nhiều lần trong đêm. Tất nhiên, đây chính là một vấn đề đáng báo động về sức khỏe giấc ngủ của các game thủ trong lĩnh vực eSport.
2.2. Vai trò giấc ngủ với game thủ
Không chỉ riêng với game thủ, giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng với cả sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của tất cả mọi người. Một giấc ngủ sâu, ngon giấc và chất lượng sẽ giúp cơ thể được nghỉ ngơi, phục hồi và phát triển. Bên cạnh đó, sức khỏe tinh thần cũng được phục hồi, đầu óc minh mẫn và tỉnh táo.
Cụ thể, một giấc ngủ ngon sẽ đem lại những giá trị sức khỏe sau:
- Cải thiện năng suất làm việc và sự tập trung
Giấc ngủ đóng vai trò thiết yếu và quan trọng trong hoạt động và phát triển của não bộ, bao gồm cả chức năng nhận thức và khả năng tập trung.
Nghiên cứu đã chỉ ra việc thiếu ngủ có tác động xấu đến não bộ không khác gì việc nhiễm độc rượu. So với một người thường xuyên thiếu ngủ, một người ngủ đủ giấc thường có khả năng tập trung cao độ và năng suất làm việc hiệu quả hơn rất nhiều.
Tìm hiểu thêm: Xôi bao nhiêu calo? Ăn xôi vào buổi sáng có mập không?
- Giảm nguy cơ bệnh tim, đột quỵ
Như đã nói ở trên, chất lượng giấc ngủ có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất. Nếu thường xuyên mất ngủ, các game thủ có thể dễ mắc phải các bệnh mãn tính, bệnh tim và có nguy cơ rất cao bị đột quỵ.
- Giảm nguy cơ trầm cảm
Giấc ngủ có tác động rất lớn đến sức khỏe tinh thần. Đó cũng chính là lý do có đến khoảng 90% những người bị trầm cảm thường không có giấc ngủ ngon.
Với những người bị mất ngủ thường xuyên, họ dễ rơi vào trạng thái ủ rũ, mệt mỏi, chán nản, lâu dài có thể dẫn đến tỷ lệ mắc trầm cảm rất cao
- Cải thiện cảm xúc và tương tác xã hội
Người mất ngủ thường dễ cảm giác mệt mỏi, cáu kỉnh và rất dễ nổi giận. Họ thường rơi vào vòng xoáy cảm xúc vô cùng hỗn loạn và hầu như dễ mất kiểm soát việc thể hiện cảm xúc của mình.
Bên cạnh đó, họ cũng bị giảm khả năng xử lý các thông tin liên quan đến xúc cảm được thể hiện. Chính vì lý do trên, họ gặp phải sự kém hiệu quả trong giao tiếp và tương tác trong các mối quan hệ xã hội hằng ngày.
Chỉ với một vài kiến thức trên, bạn đã dễ dàng nhận thấy rằng: Nếu không có một giấc ngủ đủ tốt, đủ sâu, đủ giờ, những vấn đề mà các game thủ sẽ phải đối mặt là không hề nhỏ, kể cả mặt tinh thần hay thể xác. Do đó, có một nhu cầu tất yếu được đặt ra nếu bạn muốn trở thành một game thủ – đảm bảo một chế độ giấc ngủ chất lượng.
3. Những cách cải thiện giấc ngủ cho game thủ
Nếu bạn là một game thủ và đang muốn cải thiện chất lượng giấc ngủ của mình, bạn nên lưu ý những vấn đề dưới đây.
3.1. Giảm tiếp xúc ánh sáng xanh
Theo nghiên cứu, trước khi ngủ, các game thủ dành quá nhiều thời gian sử dụng điện thoại, máy tính, đây chính là một trong những nguyên nhân làm cho họ khó ngủ.
Màn hình của các thiết bị cảm ứng, thông minh thường phát ra ánh sáng xanh – một loại ánh sáng làm ức chế hoạt động sản xuất melatonin (Một loại hormone tiết ra như một báo hiệu cho cơ thể bắt đầu chìm vào giấc ngủ)
Việc sử dụng màn hình ánh sáng xanh không những làm game thủ khó ngủ mà còn khiến họ đau, mỏi mắt và nhức đầu nếu dùng quá lâu. Do đó, dù luyện tập tay nghề, các game thủ cũng nên hạn chế sử dụng điện thoại khoảng 30 phút trước khi ngủ hoặc bật chế độ hạn chế ánh sáng xanh để có được giấc ngủ tốt hơn.
3.2. Hạn chế đồ uống chứa caffeine
Một trong những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến giấc ngủ là caffeine. Một số game thủ thường có thói quen uống cà phê, soda hay các loại nước tăng lực trong lúc luyện tập. Trong khi đó, thời gian để cơ thể có thể loại bỏ hoàn toàn caffeine ra khỏi cơ thể có thể lên đến 6 hoặc 9 tiếng.
Uống đồ uống có chứa caffeine giúp bạn tỉnh táo, nhưng cùng đồng nghĩa với việc khiến bạn mất ngủ. Nếu game thủ uống cà phê trước khi ngủ, khả năng cao là họ sẽ thức trắng đêm, trằn trọc và cảm thấy vô cùng mệt mỏi vào sáng hôm sau.
3.2. Đầu tư chăn ga, gối đệm tốt
Chăn ga gối nệm là những thức ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của game thủ.
Theo nghiên cứu, việc nằm trên bộ chăn ga gối đệm êm ái, chất lượng sẽ đem lại cảm giác an toàn, dễ chịu, giúp tinh thần thoải mái và dễ chìm vào giấc ngủ hơn.
Bên cạnh đó, chăn đệm êm ái còn kích thích cơ thể tiết ra các hormone dopamine và serotonin giúp làm dịu đi cảm giác căng thẳng, lo lắng, tăng cảm giảm bình tĩnh và giúp bộ não cảm giác tích cực và dễ kích thích sản xuất melatonin nhiều hơn.
Cuối cùng, một bộ chăn gối êm ái sẽ giúp các game thủ loại bỏ được sự mệt mỏi về thể chất. Việc dành hàng giờ đồng hồ ngồi trước màn hình máy tính dễ khiến họ đau lưng, mỏi gáy. Nằm ngủ trên đệm êm chắc chắn sẽ đem lại cảm giác dễ chịu hơn rất nhiều.
>>>>>Xem thêm: Sinh viên ngủ ngon hơn có thành công hơn không?
Các bạn có thể tham khảo một số mẫu chăn ga gối tốt cho game thủ như:
- Bộ phủ AMD Confident DLBP P6 7 Chi Tiết
- Bộ chăn ga Amando Dormi
- Bộ ga chun chăn chần Amando thêu cotton satin màu xanh
- Nệm cao su thiên nhiên Gummi Latex 7zones 12cm
- Nệm foam Amando Comodo Luxury 25cm
- Nệm foam Nhật Bản Aeroflow Fit Plus 20cm
- Nệm cao su thiên nhiên Gummi Legend 7 vùng 20cm
- Nệm lò xo Dunlopillo Royal Kensington
- Nệm lò xo Amando Primo cao cấp
Trên đây là một số thông tin về vấn đề giấc ngủ của các game thủ. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản và hữu ích. Nếu bạn là một game thủ, việc chú trọng chăm sóc cho chất lượng giấc ngủ là điều vô cùng cần thiết để có được những thành tích tốt trong giới eSport này.
Nguồn tham khảo: https://www.sleepfoundation.org/sleep-news/how-video-games-affect-sleep-quality-over-time