“Giấc ngủ có liên quan đến bệnh Alzheimer không?” là câu hỏi phổ biến và nhận được nhiều sự quan tâm, đặc biệt là bộ phận người trung niên và người cao tuổi. Bệnh Alzheimer là bệnh gì? Vì sao các triệu chứng trong giấc ngủ là dấu hiệu của căn bệnh này? Cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu mối liên hệ giữa giấc ngủ và bệnh Alzheimer nhé!
Bạn đang đọc: Giấc ngủ có liên quan đến bệnh Alzheimer không? Các triệu chứng của giấc ngủ báo hiệu cho căn bệnh Alzheimer
Contents
1. Bệnh Alzheimer là gì?
Alzheimer là căn bệnh xuất hiện phổ biến ở người già, người cao tuổi. Bệnh Alzheimer có thể hiểu đơn giản là căn bệnh suy giảm trí nhớ. Nguyên nhân của căn bệnh này là do các noron thần kinh, các synap trong vỏ não và một số khu vực dưới vỏ não dần mất đi khi tuổi ngày càng cao. Căn bệnh này được đánh giá là căn bệnh nghiêm trọng của não bộ.
Không chỉ gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ, bệnh Alzheimer còn dẫn đến một số triệu chứng khác cho cơ thể như: hạn chế khả năng tư duy, mất nhận thức về mọi việc xung quanh, không thể duy trì các kỹ năng thông thường trong cuộc sống…
Bệnh Alzheimer được chia làm 4 giai đoạn hình thành và phát triển bệnh, gồm:
- Giai đoạn bệnh trước khi mất trí nhớ
- Giai đoạn bệnh nhẹ
- Giai đoạn bệnh khá nặng
- Giai đoạn bệnh nặng
Bệnh Alzheimer thường xuất hiện ở người cao tuổi, trung bình trên 65 tuổi. Tuy nhiên, thời gian gần đây, căn bệnh này bắt đầu xuất hiện ở những người từ khoảng 50 tuổi trở lên.
2. Giấc ngủ có liên quan đến bệnh Alzheimer không?
Giấc ngủ có liên quan đến bệnh Alzheimer không? Trên thực tế, các trường hợp mắc bệnh Alzheimer thường được phát hiện vào giai đoạn cuối, khi bệnh tình đã tiến triển nặng. Lúc này, các bộ phận trong não đã gần như bị phá hủy hoàn toàn, do đó, rất khó khăn trong quá trình trị liệu.
Nguyên nhân lý giải cho vấn đề này là vì con người thường không nhận thấy dấu hiệu gì bất thường cho đến khi gặp các rắc rối với trí nhớ của mình. Lúc này bệnh có thể rơi vào giai đoạn 3 hoặc 4.
Chính vì tình trạng thực tế trên, các nhà khoa học đã tiến hành rất nhiều nghiên cứu để tìm ra dấu hiệu cảnh báo căn bệnh Alzheimer từ sớm nhằm chữa trị kịp thời. Và giấc ngủ chính là mối liên kết, là cảnh báo sớm cho căn bệnh này.
Các nhà khoa học của trường Đại học Washington Mỹ đã thực hiện nghiên cứu giấc ngủ trên loài chuột. Thông thường, loài chuột sẽ ngủ khoảng 40 phút trên một giờ. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng những chú chuột chỉ ngủ khoảng 30 phút trên một giờ sẽ xuất hiện các mảng bám trong não bộ. Đây chính là biểu hiện đầu tiên của căn bệnh Alzheimer.
Từ đó, các nhà khoa học đã đưa ra lập luận rằng sự gián đoạn giấc ngủ có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo đầu tiên của căn bệnh Alzheimer. Kết quả của nghiên cứu này đã được đăng tải trên Tạp Chí Science Translational Medicine, Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, cũng theo các nhà khoa học, không phải mọi nghiên cứu trên động vật đều đúng với cơ thể con người. Do đó, các nhà khoa học cần nghiên cứu thêm để xác định mối liên hệ giữa giấc ngủ và bệnh Alzheimer.
3. Các triệu chứng của giấc ngủ cảnh báo cho căn bệnh Alzheimer
Mối liên hệ giữa giấc ngủ và căn bệnh Alzheimer sẽ giúp con người nhận ra căn bệnh này sớm hơn, trong các giai đoạn đầu, nhằm có những phương pháp trị liệu hiệu quả và phù hợp hơn.
Dưới đây là một số triệu chứng của giấc ngủ giúp cảnh báo căn bệnh Alzheimer đang dần phát triển trong cơ thể:
Tìm hiểu thêm: Những giấc mơ kỳ lạ thời kỳ covid?
3.1 Giấc ngủ ban ngày kéo dài
Trong một cuộc nghiên cứu được công bố kết quả vào ngày 17/3/2022 trên tạp chí Alzheimer’s and Dementia: The Journal of the Alzheimer’s Association, các nhà khoa học đã nhận định rằng người ngủ nhiều hơn 1 giờ đồng hồ vào ban ngày có khả năng mắc bệnh Alzheimer cao hơn so với người ngủ ít. Giấc ngủ ban ngày được đánh giá là giấc ngủ diễn ra từ 9 giờ sáng đến 7 giờ tối.
Nghiên cứu này được thực hiện trong nhiều năm, trên 1000 người với độ tuổi trung bình của người tham gia khoảng 81 tuổi. Những người này đeo thiết bị theo dõi giấc ngủ trong 14 ngày trên một năm. Hàng năm, người tham gia cũng sẽ thực hiện các bài kiểm tra nhằm đánh giá nhận thức.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng người bình thường chỉ tăng khoảng 11 phút/ năm cho giấc ngủ ngắn, người bị suy giảm nhận thức thể nhẹ thì tăng trung bình 24 phút/ năm, và với người mắc bệnh Alzheimer, con số này tăng lên đến 68 phút/ năm.
Do đó, người có thời gian ngủ ban ngày nhiều hơn 1 tiếng đồng hồ có khả năng mắc bệnh Alzheimer cao hơn người bình thường đến 40%.
3.2 Hiện tượng mất ngủ
Theo kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Uppsalad – Thụy Điển, công bố ngày 8/1/2020 trên Tạp chí Y khoa của Viện Hàn Lâm Thần kinh học Hoa Kỳ, người thường xuyên bị mất ngủ sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Mất ngủ cũng là một trong những triệu chứng đầu tiên của căn bệnh này.
Tình trạng mất ngủ sẽ khiến lượng protein Tau tăng lên và tụ lại trong cơ thể. Protein Tau có chức năng ổn định hệ cấu trúc bên trong của các tế bào thần kinh. Khi các tế bào khác bị phá vỡ, lượng protein Tau này bị vón cục lại, làm gia tăng tỉ lệ mắc bệnh Alzheimer. Khả năng mắc bệnh Alzheimer của những người thường xuyên mất ngủ cao hơn 17% so với người bình thường.
Ở một người khỏe mạnh bình thường, quy trình loại bỏ protein Tau và các độc chất khác trong não bộ được diễn ra trong suốt giấc ngủ. Tuy nhiên, với người thường xuyên bị mất ngủ, quá trình này sẽ bị suy yếu, thậm chí còn khiến các protein Tau tích tụ và phát triển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thần kinh của con người.
Do đó, để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, mỗi người nên duy trì giấc ngủ đủ và chất lượng, hạn chế tình trạng mất ngủ kéo dài.
3.3 Thường xuyên thức giấc giữa đêm
Nhà nghiên cứu Yo-El Ju, hiện đang làm việc cho trường Đại học Washington đã cùng các đồng nghiệp tiến hành nghiên cứu trên 100 người với độ tuổi trung bình từ 45 đến 80 tuổi. Những người tham gia đã đeo thiết bị đo lường giấc ngủ trong thời gian 14 ngày và thực hiện bảng nhật ký giấc ngủ sau đó.
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy những người thường thức dậy giữa đêm, trung bình khoảng 5 lần trong một giờ sẽ có khả năng mắc bệnh Alzheimer cao hơn những người bình thường khác.
>>>>>Xem thêm: Rệp giường trông như thế nào? Cách xử lý rệp đơn giản tại nhà
Việc thường xuyên thức dậy trong đêm là một dấu hiệu bất thường, làm gia tăng các mảng amyloid trong não bộ. Các nhà nghiên cứu nhận định rằng các mảng amyloid chính là nguyên nhân gây ra chứng Alzheimer và chúng xuất hiện từ khoảng 10 đến 15 năm trước khi các triệu chứng bệnh xuất hiện một cách rõ rệt.
Vì vậy, một giấc ngủ ngon, và sâu chính là giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn sự xâm nhập của căn bệnh Alzheimer đối với cơ thể.
4. Kết luận
Giấc ngủ có mối liên hệ với căn bệnh Alzheimer – một trong những căn bệnh nghiêm trọng của não bộ. Những bất thường trong giấc ngủ có thể là những dấu hiệu cảnh báo cho căn bệnh này.
Vậy nên, đừng chủ quan với bất kỳ triệu chứng nào của cơ thể để luôn duy trì sức khỏe ở thể trạng tốt nhất. Tiếp tục theo dõi Bloggiamgia.edu.vn để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về đời sống, sức khỏe và giấc ngủ nhé!
Tham khảo: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/nhan-dien-benh-alzheimer-qua-bieu-hien-co/