Khi ngủ đủ giấc, đầu óc chúng ta sẽ minh mẫn hơn, dễ tập trung làm việc hơn. Điều này có thể phần nào khẳng định lợi ích của giấc ngủ đối với các chức năng não bộ. Cụ thể thì giấc ngủ sẽ ảnh hưởng thế nào đến chức năng não bộ? Hãy cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây!
Bạn đang đọc: Giấc ngủ ảnh hưởng đến chức năng não bộ như thế nào?
Giấc ngủ có nhiều tác động đến não bộ
Contents
1. Chu kỳ giấc ngủ tự nhiên
Mặc dù trong suốt thời gian ngủ, bạn chỉ nằm trong trạng thái yên lặng tưởng chừng giống nhau nhưng thật chất, giấc ngủ của bạn được phân chia thành nhiều giai đoạn trong 1 chu kỳ ngủ. Mỗi giai đoạn có các tính chất và diễn biến hoàn toàn khác nhau.
Thông thường, một chu kỳ giấc ngủ tự nhiên bao gồm 5 giai đoạn: ru ngủ, ngủ nông, ngủ sâu, ngủ rất sâu và ngủ mơ (REM). Các giai đoạn này sẽ có ảnh hưởng đến chức năng não bộ của con người. Cụ thể:
1.1. Giai đoạn 1: Ru ngủ
Giai đoạn đầu tiên của chu kỳ giấc ngủ chính là ru ngủ (NERM). Đây là giai đoạn diễn ra khi bạn vừa tắt đèn, nhắm mắt và bắt đầu giấc ngủ của mình. Lúc này, não sẽ bận rộn gửi tín hiệu đến các khu vực khác của não rằng đã đến lúc cơ thể ngừng những hoạt động giúp bạn tỉnh táo. Thay vào đó, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ.
Thông thường, giai đoạn ru ngủ có thời gian khoảng 3 – 15 phút
Thông thường, giai đoạn ru ngủ có thời gian khoảng 3 – 15 phút. Sau khoảng vài phút đầu tiên của giai đoạn ru ngủ, cơ thể bắt đầu dần dần chuyển sang trạng thái ngủ nông. Vì vậy, bạn có thể bị đánh thức một cách dễ dàng. Thậm chí một số người ở giai đoạn ru ngủ còn bị co giật đột ngột, cảm giác như mình đang rơi hay nhớ đến những hình ảnh không rõ ràng.
1.2. Giai đoạn 2: Ngủ nông
Tiếp theo giai đoạn ru ngủ chính là ngủ nông – giai đoạn chiếm khoảng 50% tổng thời gian ngủ. Vào lúc này, mắt của bạn bắt đầu ngừng chuyển động, nhiệt độ cơ thể giảm dần xuống, bạn không còn nhận thức được thế giới xung quanh.
Đặc biệt, ở giai đoạn ngủ nông, sóng não đã trở nên chậm hơn, chỉ thỉnh thoảng mới xuất hiện một vài đợt sóng nhanh (sleep spindle). Tuy nhiên, các đợt sóng nhanh này cũng thưa dần khi chuẩn bị chuyển sang giai đoạn ngủ 3. Các chức năng não bộ trong giai đoạn ngủ nông cũng hoạt động rất chậm.
Giai đoạn ngủ nông – mắt của bạn bắt đầu ngừng chuyển động, nhiệt độ cơ thể giảm dần xuống
1.3. Giai đoạn 3: Ngủ sâu
Trong 5 giai đoạn của chu kỳ của giấc ngủ thì ngủ sâu chỉ chiếm 10% tổng thời gian bởi đây chỉ là giai đoạn chuyển tiếp giữa 2 trạng thái ngủ nông và ngủ rất sâu. Lúc này, sẽ có những đợt sóng delta (sóng não diễn ra chậm) xen kẽ với những đợt sóng nhanh.
Trong giai đoạn ngủ sâu, nhiệt độ, nhịp tim, huyết áp, nhịp thở của con người đều giảm xuống. Song song đó, hệ thống cơ xương khớp cũng giãn ra và chùng xuống.
Ngủ sâu là giai đoạn 3 của chu kỳ giấc ngủ
1.4. Giai đoạn 4: Ngủ rất sâu
Sau giai đoạn ngủ sâu chính là giai đoạn ngủ rất sâu, chiếm khoảng 20% tổng thời gian của chu kỳ. Lúc này, chức năng não bộ hoạt động rất rất chậm, hầu hết sóng não đều là sóng delta. Nhiệt độ, huyết áp, nhịp tim và nhịp thở của con người trong giai đoạn này đều giảm xuống mức thấp nhất. Thậm chí, hầu như không có sự chuyển động của tay, chân trong giai đoạn này.
Khi đang ở giai đoạn 4 của chu kỳ giấc ngủ nhưng bị tỉnh giấc giữa chừng, bạn sẽ có cảm giác choạng vạng, tay chân lóng ngóng, mơ màng. Điều này do não bộ chưa kịp thời hoạt động trở lại. Phải mất một vài phút sau thì não bộ mới hoạt động lại bình thường.
1.5. Giai đoạn 5: Ngủ mơ
Ngủ mơ – giai đoạn cuối cùng của chu kỳ giấc ngủ thường được gọi là REM (rapid eye movement). Giai đoạn REM cũng chiếm khoảng 20% tổng thời gian của một chu kỳ giấc ngủ. Trong giai đoạn này, nhãn cầu đã chuyển động qua lại; nhịp tim, nhịp thở, huyết áp và nhiệt độ cơ thể cũng tăng dần lên nhưng tay chân tạm thời vẫn chưa hoạt động.
Ngủ mơ là giai đoạn cuối cùng của chu kỳ giấc ngủ
Trong giai đoạn này, bạn thường mơ thấy một vài giấc mơ vô lý. Sau đó bạn sẽ tỉnh giấc tạm thời trong 1 vài phút rồi lại tiếp tục chu kỳ giấc ngủ mới cho đến sáng, khi bạn tỉnh giấc hoàn toàn.
2. Giấc ngủ ảnh hưởng như thế nào đến chức năng não bộ của bạn?
Chúng ta thường cho rằng, khi chúng ta ngủ, não bộ của chúng ta sẽ không cần phải hoạt động. Tuy nhiên, trên thực tế, ngay cả khi bạn ngủ thì các chức năng não bộ vẫn phải “làm việc chăm chỉ”. Cụ thể, giấc ngủ thực sự có tác động đến não bộ con người.
2.1. Giúp não hoạt động nhanh hơn và chính xác hơn
Mỗi khi thức quá khuya hoặc mất ngủ, bạn cảm thấy người mình dường như trống rỗng, chẳng thể tập trung suy nghĩ được bất cứ điều gì? Có lẽ bạn đã trải qua cảm giác sau một đêm mất ngủ, bạn dường như đưa ra những quyết định ngốc nghếch hay phản ứng chậm với tất cả những gì xảy ra vào ngày hôm sau.
Tìm hiểu thêm: Bảng calo trái cây chuẩn giúp bạn chọn lựa thực phẩm giảm cân hiệu quả
Ngủ giúp não hoạt động nhanh hơn
Chính xác, giấc ngủ có ảnh hưởng rất lớn đến chức năng não bộ của chúng ta, quyết định việc não có hoạt động nhanh nhạy hay không. Nếu ngủ đủ giấc và có một giấc ngủ thật sự chất lượng, bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo hơn, suy nghĩ mọi thứ một cách logic hơn và ít đưa ra những quyết định sai lầm hơn.
Trong lúc bạn ngủ, các tế bào thần kinh sẽ tạm được nghỉ ngơi sau một ngày làm việc bận rộn, sẵn sàng cho những hoạt động tiếp theo vào ngày mai. Nếu bạn không ngủ, các tế bào thần kinh sẽ phải liên tục và liên tục làm việc, khiến chúng “quá tải”.
2.2. Giấc ngủ giúp bạn xử lý các thông tin mới
Bạn có tin hay không việc bộ não của bạn thực sự có thể xử lý các thông tin phức tạp khi bạn đang ngủ? Các chuyên gia về sức khỏe cho biết, não bộ chúng ta luôn duy trì một mức độ nhận thức nhất định, ngay cả khi chúng ta ngủ.
Đây cũng là lý do vì sao bạn phản ứng với tên của mình hoặc các âm thanh gây giật mình như chuông báo cháy, đồng hồ báo thức, tiếng trò chuyện của những người xung quanh,…
Não thậm chí đang học kể cả khi bạn đi ngủ
Nhưng mọi chuyện không chỉ có như vậy. Giấc ngủ còn tác động nhiều hơn đến các chức năng não bộ. Theo công bố từ Tạp chí Current Biology, khi bạn ngủ, não vẫn giúp bạn xử lý tất cả những thông tin mới diễn ra trong khoảng thời gian này. Hay nói một cách khác, não thậm chí đang học kể cả khi bạn đi ngủ.
2.3. Giấc ngủ giúp bộ não nhớ lâu hơn
Giấc ngủ có ý nghĩa rất nhiều đối với các chức năng não bộ, đặc biệt là đối với trí nhớ. Trong thời gian bạn ngủ, một bộ phận của não bộ sẽ bắt đầu bận rộn với việc xử lý các ký ức đã diễn ra, hình thành trong suốt một ngày.
Thậm chí, bộ phận này của não còn liên kết những kỷ niệm, thông tin mới được ghi nhớ này với những thông tin trong quá khứ. Sự liên kết các thông tin sẽ tạo thành một chuỗi thông tin giúp bạn tiếp cận vấn đề ở nhiều khía cạnh hơn, đưa ra những quyết định chính xác hơn.
Ngủ càng ngon giấc thì nhớ càng lâu
Cụ thể, khi bạn đang trải qua giai đoạn 1-4 của giấc ngủ (giai đoạn không REM) cũng là lúc não đang đưa các thông tin vào sâu bên trong ngăn hộp của não, để bạn có thể nhớ lâu hơn. Vì thế, các chuyên gia tại Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ cho biết, nếu bạn bỏ qua giai đoạn giấc ngủ không REM, khả năng ghi nhớ thông tin mới sẽ giảm mạnh tới 40%.
Không chỉ có vậy, khi bạn ngủ, não của bạn cũng thực hiện sàng lọc thông tin, chỉ giữ lại những thông tin có giá trị và loại bỏ các thông tin không cần thiết. Cũng như cách bạn lọc dung lượng bộ nhớ các thiết bị. Não cũng cần sàng lọc để tạo không gian cho bạn lưu trữ các thông tin mới vào ngày hôm sau.
2.4. Giấc ngủ giúp bộ não suy nghĩ sáng tạo hơn
Đã bao giờ bạn nghe nói, chức năng não bộ của não sẽ hoạt động tốt hơn, giúp bạn sáng tạo hơn khi bạn ngủ? Trên thực tế, bạn càng ngủ đủ giấc thì khả năng sáng tạo sẽ càng cao.
Khi bạn thiếu ngủ, cơ thể bạn sẽ mệt mỏi, uể oải. Bạn dễ rơi vào suy nghĩ: “Tôi quá mệt mỏi rồi. Giờ tôi chỉ muốn về nhà ngủ. Tôi không muốn làm bất cứ điều gì.” Khi não của bạn chỉ tập trung đến việc làm sao để có thể được nghỉ ngơi, thư giãn, bạn sẽ không thể tập trung làm việc và sáng tạo.
Một giấc ngủ ngon giúp bạn sáng tạo hơn
Hơn nữa, khi bạn ngủ, giấc ngủ trưa cũng tác động đến các chức năng não bộ, giúp bạn liên kết giữa những sự kiện mới diễn ra và những sự kiện trong quá khứ, tạo tiền đề cho những ý tưởng mới của bạn.
Điều này đã được chứng minh trong nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ. Những người tham gia nghiên cứu đã có một giấc ngủ ngon và chất lượng. Vào hôm sau, họ hoàn thành các nhiệm vụ được đưa ra (đọc, sáng tạo) tốt hơn 33% so với những người mất ngủ hoặc có giấc ngủ nông, không chất lượng.
2.5. Giấc ngủ giúp não loại bỏ các yếu tố độc hại
Có phải bạn vẫn hay nghe đến công dụng detox của than hoạt tính, giấm táo hay nước ép trái cây? Bạn có biết, giấc ngủ cũng có khả năng đó? Trong lúc bạn ngủ, giấc ngủ sẽ gây tác động đến các chức năng não bộ, khiến não hình thành hormone tăng trưởng, củng cố ký ức và hình thành các kết nối thúc đẩy sự sáng tạo.
Ngoài ra, não của bạn lúc này còn đảm nhận nhiệm vụ “dọn dẹp” các yếu tố không cần thiết hay các độc tố trong não và cả trong cơ thể.
>>>>>Xem thêm: Vệ sinh giấc ngủ là gì?
Não loại bỏ các chất thải độc hại tích tụ vào ban ngày vào ban đêm
Theo Tiến sĩ John Medina cho biết: “Có bằng chứng cho thấy não loại bỏ các chất thải độc hại tích tụ vào ban ngày vào ban đêm. Nếu bạn không ngủ, bạn sẽ không loại bỏ được chất thải phân tử.”
Giấc ngủ có ảnh hưởng rất lớn đến các chức năng não bộ, hệ thần kinh và sức khỏe của bạn. Vì thế, hãy cố gắng đảm bảo ngủ đủ giấc và ngủ sâu để luôn khỏe mạnh bạn nhé!
3. Bí quyết để có một giấc ngủ ngon giúp cải thiện chức năng não bộ
Để có một giấc ngủ ngon hơn và giúp não hoạt động tốt hơn, bạn nên:
- Tắm nước ấm trước khi ngủ
- Không dùng các thiết bị điện tử trước khi ngủ
- Tắt hết đèn để tạo tín hiệu cho não biết bạn cần đi ngủ
- Không dùng các chất kích thích trước khi ngủ
- Nghe nhạc, thư giãn
- Chọn chăn ga gối nệm phù hợp với cơ thể
Hãy cố gắng ngủ đủ giấc và đầu tư cho giấc ngủ của mình để não có thể hoạt động tốt nhất
Giấc ngủ có ảnh hưởng lớn đến các chức năng não bộ của chúng ta. Vì thế, hãy cố gắng ngủ đủ giấc và đầu tư cho giấc ngủ của mình để não có thể hoạt động tốt nhất, giúp chúng ta luôn tỉnh táo và minh mẫn.
Bloggiamgia.edu.vn là hệ thống bán lẻ nệm & phụ kiện giấc ngủ hàng đầu trên thị trường. Nếu muốn chọn cho mình những “người bạn đồng hành giấc ngủ” tốt nhất, hãy liên hệ ngay với Bloggiamgia.edu.vn bạn nhé!
Nguồn tham khảo: https://amerisleep.com/blog/sleep-impacts-brain-health/