Gạch cua là gì? Phân biệt cua thịt với cua gạch

Rate this post

Cua là món hải sản yêu thích của rất nhiều người. Bên cạnh phần thịt cua thơm ngon thì phần gạch của màu vàng béo ngậy là thứ ‘’đắt giá’’ nhất của chúng. Khi chọn cua, phần lớn mọi người cũng sẽ chọn những con cua có nhiều gạch. Vậy gạch cua là gì? Hãy để Bloggiamgia.edu.vn giải thích cho bạn qua bài viết dưới đây, đồng thời chia sẻ tip phân biệt cua thịt với cua gạch nhé. 

Bạn đang đọc: Gạch cua là gì? Phân biệt cua thịt với cua gạch

Gạch cua là gì? Phân biệt cua thịt với cua gạch

Gạch cua là gì?

1. Gạch cua là gì?

Khi ăn cua, bạn gỡ lớp mai của một con cua biển ra thì sẽ thấy bên trong có một lớp chất lỏng màu vàng nâu hơi sệt, phần này thường được gọi là gạch cua. Vậy gạch cua là gì? Thực tế, phần gạch cua này chính là ‘’lớp túi’’ chứa các tế bào sinh sản và sinh dục của loài cua. 

Với một con cua đực, phần gạch cua chứa hệ thống các tế bào sản sinh ra tinh trùng. Với cua cái, gạch cua đồng thời chính là buồng trứng của nó. Khi vào mùa sinh sản của loài cua, những hạt trứng cua nhỏ li ti sẽ được chuyển xuống yếm của cua cái để chờ thụ tinh, sau này trứng sẽ nở ra thành cua con.

Một con cua cái sẽ có nhiều gạch hơn cua đực, phần yếm của cua cái chiếm tới 2/3 là gạch cua bởi chúng có buồng trứng nằm ở mai để sẵn sàng sinh sản. Vậy nên bạn có thể gặp những con cua cái có cả trứng cua bên trong rất ngon mắt. 

Gạch cua là gì? Phân biệt cua thịt với cua gạch

Gạch cua là gì? Gạch cua là lớp túi chứa cơ quan sinh sản của cua đực và cua cái

2. Giá trị dinh dưỡng có trong gạch cua

Không chỉ thơm ngon, gạch cua biển còn vô cùng bổ dưỡng. Trong gạch cua chứa rất giàu protein và axit béo omega-3. Không chỉ giúp tái tạo các tế bào, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tim mạch / bệnh trầm cảm mà gạch cua còn giúp cho nam giới bồi bổ sinh khí rất tốt.

Các chất dinh dưỡng có trong gạch cua bao gồm: 

  • Nguồn protein dồi dào hỗ trợ sự trao đổi và chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể
  • Axit béo omega-3 có trong gạch cua giúp ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch và giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Hầu hết chất dinh dưỡng và chất béo có trong gạch cua sẽ cao hơn những loại thịt, cá thông thường.  
  • Bên cạnh gạch cua, trong thịt cua biển cũng rất giàu các khoáng chất và vitamin như magie, canxi, các vitamin nhóm B. Đặc biệt vitamin B12 có trong cua biển giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất đồng thời tái tạo các tế bào hồng cầu. Một con cua biển có thể cung cấp đủ lượng vitamin B12 thiết yếu của cơ thể mỗi ngày.
  • Gạch cua có chứa cholesterol, tuy nhiên nó nằm ở mức độ rất thấp 

Gạch cua là gì? Phân biệt cua thịt với cua gạch

Gạch cua rất giàu dinh dưỡng

Có thể thấy, cua biển cũng như gạch cua mang lại giá trị dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên bạn không nên ăn quá nhiều, chỉ nên tiêu thụ từ 1-2 con / tháng. 

3. Phân biệt cua thịt với cua gạch

Cua thịt thường là cua đực, cũng là giống cua rất chắc thịt, từ chân cho tới càng cua đều có rất nhiều thịt bên trong, không bị gầy hay óp. … Cua thịt rất giàu đạm và các chất dinh dưỡng. Loại cua thịt còn được người dân vùng biển gọi với cái tên quen thuộc là cua Y. Trong đó

  • Cua thịt Y4: Là loại cua size ~4 con/kg, mỗi con nặng khoảng 200-250gr
  • Cua thịt Y3: Là loại cua size ~3 con/kg, mỗi con nặng khoảng 260-320gr
  • Cua thịt Y5: Là loại cua to, size ~2 con/kg, mỗi con nặng khoảng 450-650gr
  • Cua thịt Y7: Là loại cua size khủng đồng thời cũng khá hiếm và đắt đỏ, 2 con sẽ nặng khoảng ~1,5kg

Cua gạch còn gọi là cua gạch son, là cua cái có rất nhiều gạch ở trong yếm. Để có được những con cua cái nhiều gạch, người nuôi sẽ canh sau khi cua giao phối, lúc này phần gạch cua đang từ từ hình thành trong khoang bụng của cua cái. Cho tới khi bụng cua cái đầy gạch chính là lúc cua cái sinh sản ra cua con. Do đó, thời điểm này cua sẽ có nhiều gạch nhất, chất béo trong thịt cua cũng nhiều và chất lượng nhất. 

Tìm hiểu thêm: Bến Xe Cao Lãnh Ở Đâu? Thông Tin Liên Lạc, Địa Chỉ, Số Điện Thoại Của Bến Xe Lãnh

Gạch cua là gì? Phân biệt cua thịt với cua gạch
Cua thịt thường là cua đực, cua gạch là cua cái

Để phân biệt cua thịt và cua gạch, người ta thường xem phần yếm của cua.

  • Cua thịt hoặc cua đực sẽ có phần yếm là hình tam giác nhọn. Cua thịt sẽ có phần thịt chắc, dày thịt, khi cầm lên thấy nặng tay, cua sống và khỏe.
  • Cua gạch thì ngược lại, do phải mang trứng trong mình nên phần yếm của nó sẽ có hình bầu tròn to. Với những con cua cái siêu gạch, bạn còn có thể nhìn thấy một chút phần gạch từ hai bên mai cua lan ra đến rìa yếm. Thông thường phần giữa yếm là nơi chứa trứng cua. 

4. Cách chọn cua nhiều gạch

Để chọn được những con cua nhiều gạch, bạn hãy chọn loại cua cái, ngửa cua lên thấy phần yếm to ngang với thân cua. Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy màu sắc yếm của con cua nhiều gạch sẽ đậm hơn màu yếm của các con cua khác. Bên cạnh đó, phần yếm cua càng căng chứng tỏ con cua càng có nhiều gạch, thậm chí là trứng.

Bạn dùng tay ấn nhẹ nhàng vào phần mai cua, nếu thấy mai cua cứng cáp thì chứng tỏ là cua chắc thịt và nhiều gạch. Còn nếu mai hơi mềm có thể ấn được thì đó là cua óp, ít thịt, ít gạch. 

Ở giữa yếm cua và mai cua có một khe nhỏ, nếu là con cua cái nhiều gạch thì bạn có thể nhìn thấy phần gạch cua màu đỏ ở bên trong. Nếu nhìn vào hoặc ấn nhẹ mà không thấy gạch cua thì bạn nên lựa con cua khác.

Tất nhiên bạn nên chọn những con cua to khỏe, còn sống và đầy đủ càng, chân. Nếu chân hoặc càng cua bị mất hoặc gãy thì chất lượng của cua cũng sẽ giảm. 

Gạch cua là gì? Phân biệt cua thịt với cua gạch

Nên chọn cua tươi sống, vỏ cứng, nhìn thấy gạch từ yếm cua

5. Ăn cua biển đúng cách để tốt cho sức khỏe 

Cũng tương tự như những loại thủy hải sản khác, cua biển thuộc loại đồ ăn có thể gây dị ứng. Vậy nên nếu bạn có tiền sử bệnh dị ứng với hải sản như tôm, cua … thì tốt nhất nên tránh đồ ăn này. 

Dù có rất nhiều đạm và dinh dưỡng nhưng các chuyên gia y tế cũng khuyên bạn không nên tiêu thụ quá nhiều. Bởi trong gạch cua có chứa một số chất khác như biphenyls polychlorin (PCB) hay cadmium, khi hấp thụ quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe. 

Bên cạnh đó, những người mắc phải các bệnh như gout, tiểu đường, bệnh về gan thận cũng không nên ăn nhiều cua bởi trong cua có nhiều đạm và natri khiến bệnh trở nên nặng hơn. 

Theo Trung tâm An toàn thực phẩm cho biết, tốt nhất bạn nên ăn chỉ từ 1 đến 2 con cua / lần. Không nên ăn quá nhiều trong một tháng để đảm bảo dinh dưỡng tốt nhất. Hơn nữa khi mua và chọn cua thì bạn nên mua tại những nguồn cung cấp hải sản uy tín để đảm bảo chất lượng cua được tươi ngon nhất. 

Những lưu ý chung khi ăn cua

  • Sơ chế cua thật sạch, đảm bảo không còn bùn đất trước khi nấu 
  • Khi hấp hoặc chế biến cần nấu chín thật kỹ.
  • Không nên vừa ăn cua vừa uống trà hoặc ăn quả hồng. Những chất có trong đồ ăn này khi kết hợp với cua có thể gây buồn nôn hoặc đi ngoài.
  • Hạn chế ăn quá nhiều trong một lần
  • Không nên ăn cua lông vì cua lông chứa khá nhiều dioxin, các loại cua khác hầu hết đều an toàn. 

Gợi ý một vài món ngon với cua gạch

Cua gạch rất ngon nhưng chúng ta cũng nên biết cách chế biến để cua vừa giữ được nhiều dinh dưỡng, vừa ngọt thịt nhất. Dưới đây là một vài món ngon với cua gạch mà bạn nên thử

Gạch cua là gì? Phân biệt cua thịt với cua gạch

>>>>>Xem thêm: Vải tuyết mưa là gì? Ưu điểm, nhược điểm và cách bảo quản vải hiệu quả

Chế biến cua gạch sao cho tươi ngọt nhất?

  • Cua gạch hấp sả: Cua hấp sẽ giữ nguyên được mùi vị và sự ngon ngọt, sả sẽ làm dậy mùi thơm và át đi mùi tanh của cua
  • Cua gạch hấp bia: Cũng tương tự như cua hấp sả nhưng nước hấp là nước bia đậm đà
  • Súp cua: Súp cua vừa đầy đủ dinh dưỡng, vừa dễ tiêu hóa, phù hợp cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ
  • Miến xào cua: Đây là món ăn ngon quen thuộc dậy mùi thơm rất hấp dẫn, được nhiều người yêu thích
  • Lẩu cua gạch: Món ăn này giúp cua giữ được vị ngon ngọt tự nhiên, phần nước lẩu cũng sẽ đậm đà thơm mùi cua biển. 

Như vậy, giờ đây bạn đã có thêm một kiến thức thú vị về gạch cua là gì rồi đúng không nào. Đó chính là phần chứa cơ quan sinh sản của cua, rất thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Chúc bạn có những bữa ăn ngon với cua gạch. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *