Đóng vai trò như một điểm trung chuyển có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng, ga tàu Sài Gòn chính là huyết mạch hàng đầu của tuyến đường sắt nối liền hai miền Nam – Bắc. Vậy ga tàu Sài Gòn ở đâu? Cần chuẩn bị thủ tục gì khi khởi hành tại ga tàu Sài Gòn? Mời bạn đọc cùng Bloggiamgia.edu.vn khám phá những thông tin hữu ích và thú vị liên quan đến địa danh này thông qua bài viết sau đây nhé!
Bạn đang đọc: Ga tàu Sài Gòn ở đâu? Thủ tục cần chuẩn bị khi khởi hành tại ga tàu Sài Gòn
Contents
1. Ga tàu Sài Gòn ở đâu?
Ga tàu Sài Gòn được biết đến là một trong những ga xe lửa lớn và hiện đại bậc nhất tại Việt Nam, tọa lạc tại địa chỉ số 1 Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TPHCM. Ga nằm ngay khu vực trung tâm thành phố, cách quận 1 chưa đầy 3km. Ga Sài Gòn cũng chính là nhà ga cuối cùng – tức điểm kết thúc của tuyến đường sắt Bắc Nam xuyên Việt; đồng thời đóng vai trò đầu mối dẫn từ Nam bộ đến các tỉnh thuộc khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ. Nếu hành khách chọn đi tàu hỏa từ nội thành HCM thì sẽ xuất phát từ nhà ga này.
So với thời kỳ Pháp thuộc, ga tàu Sài Gòn đang tiếp tục chứng kiến những đổi mới nhất định cả về kiến trúc lẫn cách thức hoạt động. Sự tồn tại của nhà ga giúp ích quan trọng cho việc đi lại cũng như giao thương, vận chuyển hàng hóa của người dân trên cả nước. Đáng chú ý, kể từ năm 2007, ga Sài Gòn đã bắt đầu đưa vào áp dụng hệ thống bán vé trực tuyến để khách hàng có thể mua vé và hoàn thành thủ tục nhanh chóng, dễ dàng hơn.
Về lịch sử ra đời, ga tàu Sài Gòn vốn được thực dân Pháp xây dựng tại vị trí Trạm trung chuyển Hàm Nghi (nằm trên tuyến đường Hàm Nghi gần chợ Bến Thành) ngày nay. Ga khánh thành và đi vào hoạt động kể từ năm 1885, chủ yếu tỏa đi Mỹ Tho và thành phố Nha Trang.
Đến năm 1911, chính quyền Pháp mới cấp phép khởi công ga tàu mới đặt tại công viên 23 tháng 9 bây giờ. Sau đó 67 năm (tức 1978), UBND TPHCM với chủ trương quy hoạch đô thị cấp tiến đã quyết định dời ga Sài Gòn về Bình Triệu, song song với việc tu sửa, nâng cấp lại ga Hòa Hưng cũ thành ga khách Sài Gòn. Kết quả là ga tàu Sài Gòn chính thức đón khách từ tháng 11/1983 đến nay, do Công ty Vận tải hành khách Đường sắt Sài Gòn đứng ra quản lý.
2. Các chuyến tàu đi – đến ga tàu Sài Gòn và giá vé tham khảo
Từ ga tàu Sài Gòn, hành khách trong thành phố hoặc đến từ các địa bàn, quận huyện lân cận có thể di chuyển đến mọi tỉnh thành có đặt trạm dừng trên khắp cả nước. Mỗi ngày có tổng cộng 6 chuyến tàu khởi hành từ TPHCM tới Hà Nội và 6 chuyến ngược lại. Tính đến thời điểm hiện tại, có tổng cộng 11 tàu đi từ ga Sài Gòn ra miền Bắc, bao gồm:
- Tàu SE2 khởi hành lúc 21:55 đi Hà Nội
- Tàu SE4 khởi hành lúc 19:45 đi Hà Nội
- Tàu SE6 khởi hành lúc 9:00 đi Hà Nội
- Tàu SE8 khởi hành lúc 6:00 đi Hà Nội
- Tàu SE10 khởi hành lúc 14:40 đi Hà Nội
- Tàu SE12 khởi hành lúc 07:55 đi Hà Nội
- Tàu SE1 khởi hành lúc 5:45 từ Hà Nội về TPHCM
- Tàu SE3 khởi hành lúc 4:45 từ Hà Nội về TPHCM
- Tàu SE5 khởi hành lúc 18:38 từ Hà Nội về TPHCM
- Tàu SE7 khởi hành lúc 16:10 từ Hà Nội về TPHCM
- Tàu SE9 khởi hành lúc 2:47 từ Hà Nội về TPHCM
- Tàu SE11 khởi hành lúc 21:05 từ Hà Nội về TPHCM
Tìm hiểu thêm: Giải mã ý nghĩa tên Nhã Uyên là gì? Tìm hiểu phong thủy cái tên Nhã Uyên
Ngoài ra còn có các tuyến tàu phổ biến khác như:
- Tuyến SE21 từ HCM đi Nha Trang – Đà Nẵng và SE21 đi ngược lại
- Tuyến SE26 từ HCM đi Quảng Ngãi và SE21 đi ngược lại
- Tuyến SQN2 từ HCM đi Quy Nhơn và SQN1 đi ngược lại
- Tuyến SPT2 từ HCM đi Quy Nhơn và SPT1 đi ngược lại
Ngoài việc ghé trực tiếp quầy vé tại sân ga, hành khách cũng có thể kiểm tra giá vé dễ dàng bằng cách gọi điện vào hotline hoặc truy cập vào website đặt vé trực tuyến. Thông tin chi tiết như sau:
- Tổng đài đặt vé ga tàu Sài Gòn: 1900 636 212
- Số điện thoại bàn đặt vé ga tàu Sài Gòn: 02873 053 053
- Số di động đặt vé ga tàu Sài Gòn: 0335 023 023
Riêng giá cước gửi hàng hóa đi các tỉnh thành khác đối với khối lượng dưới 30kg sẽ dao động trong khoảng từ 140.000 – 350.000 tùy thuộc vào khoảng cách. Chi phí còn thay đổi tùy thuộc vào khối lượng thực tế của món hàng. Do vậy, hành khách nên kiểm tra trước bảng cước ship hàng để tránh những tình huống phát sinh khi sử dụng dịch vụ của nhà ga Sài Gòn.
3. Cách di chuyển đến ga tàu Sài Gòn
Vì ga tàu Sài Gòn nằm ở khu vực trung tâm thành phố nên đường xá rất thuận tiện và dễ tìm. Để di chuyển đến ga tàu, hành khách có thể linh hoạt lựa chọn giữa xe buýt, taxi hoặc xe ôm , xe công nghệ (Grab, Gojek, Be),… Trong đó, một số tuyến xe buýt trả khách tại ga tàu Sài Gòn bao gồm:
Xe buýt số 07 đi từ bến xe Chợ Lớn đến Gò Vấp có khung giờ hoạt động từ 5:00 – 19:30, tầm 20 – 30 phút có 1 chuyến
Xe buýt số 149 đi từ Công viên 23/9 đến KDC Bình Hưng Hòa B có khung giờ hoạt động từ 5:15 – 19:00, tầm 10 – 15 phút có 1 chuyến
4. Thủ tục, giấy tờ cần chuẩn bị khi đi ga tàu hoả
Nhìn chung thì thủ tục khi đi tàu tại ga Sài Gòn tương đối đơn giản. Tuy nhiên, để quá trình kiểm tra được thuận lợi nhất, hành khách vẫn nên lưu ý:
- Đến làm thủ tục trước giờ tàu chạy tối thiểu 15 phút
- Mang theo đầy đủ vé tàu và giấy tờ tùy thân cần thiết (CMND, CCCD)
- Nếu đặt mua vé qua tổng đài hoặc hình thức online, hành khách có thể đổi lấy vé giấy bằng ba cách:
+ Tự in thẻ lên tàu (thông tin đã được gửi qua gmail sau khi đặt vé thành công) hoặc truy cập vào App Sendo – chọn mục Vé của bạn để nhận vé
+ In thẻ mã vé điện tử hoặc QR Code tại các ga dừng của Tổng công ty đường sắt Việt Nam trên toàn quốc
+ Đổi vé trực tiếp tại sân ga trước khi lên tàu
+ Chụp màn hình thông tin đặt vé thành công kèm thẻ lên tàu và xuất trình cho nhân viên soát vé
>>>>>Xem thêm: Tổng hợp lời chúc Tết Dương Lịch 2024 ấn tượng, nhớ mãi không quên
- Về giấy tờ tùy thân:
+ Chấp nhận bản chính CMND/ CCCD/ giấy tờ có kèm ảnh chụp được pháp luật Việt Nam công nhận giá trị pháp lý
+ Phụ huynh đi cùng con em dưới 6 tuổi cần chuẩn bị CMND/ CCCD/ Khai sinh/ Hộ chiếu bản chính ; con em từ 6 – 12 tuổi có bản chính hoặc bản sao của giấy khai sinh/ hộ chiếu. Nếu không có bất cứ giấy tờ nào giúp xác nhận độ tuổi thực tế của trẻ thì sẽ dựa trên chiều cao, lần lượt là dưới 112cm với bé
+ Học sinh, sinh viên: yêu cầu xuất trình CMND/ CCCD/ giấy tờ tùy thân có ảnh được pháp luật Việt Nam công nhận pháp lý; kèm theo thẻ học sinh, thẻ sinh viên, thẻ học viên do các trường thuộc khối Cao đẳng, Đại học, Trung cấp, Học viện, Trung học, Dạy nghề,… cấp và vẫn còn thời hạn sử dụng
+ Người cao tuổi cần mang theo CMND/ CCCD hoặc giấy tờ có kèm ảnh chụp được pháp luật Việt Nam công nhận giá trị pháp lý
Trên đây là toàn bộ bài viết của Bloggiamgia.edu.vn về ga tàu Sài Gòn. Hi vọng rằng những thông tin được trình bày ở trên sẽ giúp bạn nắm được những thông tin cần thiết về giờ khởi hành, cách di chuyển cũng như các thủ tục cần thiết khi đi tàu hỏa tại đây. Cảm ơn bạn đã quan tâm và đón đọc!