Ga tàu Huế được đánh giá là một trong những ga đẹp nhất tại nước ta. Không chỉ là điểm dừng chân cho những chuyến tàu hỏa, thiết kế độc đáo của ga đã trở thành điểm check in của nhiều hành khách khi tới Huế. Bạn đã thử một lần trải nghiệm đi ga tàu Huế để chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính này chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về ga tàu Huế và những thông tin thú vị qua bài viết dưới đây
Bạn đang đọc: Ga Tàu Huế ở đâu? Cách di chuyển đến ga tàu Huế
Contents
1. Ga tàu Huế ở đâu?
Ga tàu Huế tọa lạc ở số 2 Bùi Thị Xuân, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 1km. Ga tàu Huế là một trong những địa điểm vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường sắt thuận tiện nhất nhì tại Việt Nam. Từ ga Huế bạn có thể dễ dàng di chuyển đến (hoặc ngược lại) bất cứ ga nào toàn quốc nếu có điểm dừng – đỗ theo quy định của đường sắt Việt Nam.
2. Lịch sử hình thành ga Huế
Vào năm 1908, người Pháp cho xây dựng nhà ga với cái tên là ga Trường Súng và ga này nằm trên tuyến đường sắt Đông Hà – Đà Nẵng. Sau thất bại của cuộc khởi nghĩa 1916, vua Duy Tân đã bị đưa tới ga tàu Huế để bắt đầu một cuộc đày ải để sang đảo Reunion thuộc nước Pháp.
Hội nghị “Viêt Nam Công nhân Hỏa xa cứu quốc” toàn quốc vào ngày 25/02/1946 diễn ra lần thứ nhất đã sáng lập ra tiền thân của Tổ quốc công đoàn Đường sắt Việt Nam, đây là công ngành đầu tiên và thuộc Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam.
Sau khi Hiệp định Geneve 1954 được ký kết cũng là lúc đường sắt Bắc Nam bị chia cắt cùng với đất nước, lúc này ga Huế chỉ còn được dùng để phục vụ những chuyến tàu quân sự. Sau 30/4/1975, đường sắt Bắc – Nam được khơi thông. Đến cuối năm 1976, hai đoàn tàu Thống Nhất được xuất phát từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Và ga Huế là một trong những ga tàu chính trên tuyến đường sắt Bắc Nam.
3. Các chuyến tàu đi và đến ga Huế, giá vé tham khảo
Nếu đang có ý định đi ga Huế nhưng không biết các chuyến tàu đi và đến sẽ ở những địa điểm nào và giá vé ra sao thì hãy theo dõi phần tiếp theo.
Chuyến tàu đi Huế
Chuyến tàu đi Huế | |
Sài Gòn – Huế | Long Khánh – Huế |
Đà Nẵng – Huế | Đức Phổ – Huế |
Hà Nội – Huế | Tam Kỳ – Huế |
Bình Thuận – Huế | Vinh – Huế |
Biên Hòa – Huế | Tháp Chàm – Huế |
Dĩ An – Huế | Ninh Hòa – Huế |
Nha Trang – Huế | Ninh Bình – Huế |
Bồng Sơn – Huế | Bỉm Sơn – Huế |
Quảng Ngãi – Huế | Đông Hà – Huế |
Sông Mao – Huế | Nam Định – Huế |
Đồng Hới – Huế | Thanh Hóa – Huế |
4. Cách di chuyển đến ga
Nhiều hành khách vẫn đang thắc mắc không biết sẽ di chuyển đến ga Huế bằng cách nào? Để di chuyển đến ga tàu Huế bạn có thể đi theo nhiều cách dưới đây:
4.1. Đi xe tới ga Huế
Bạn có thể tham khảo 2 tuyến xe buýt dưới đây:
Tuyến số 2:
- Bến xe phía Nam – Khu công nghiệp Phú Bài
- Thời gian: 7h -17h30 hằng ngày
- Giá vé: 4000/lượt
Tuyến số 11:
- Tuyến buýt: Bến xe phía Bắc – Khu công nghiệp Phú Bài – Vinh Hiền
- Thời gian: 9h45 – 18h
- Giá vé: 7000/lượt
4.2. Xe đưa đón tới ga Huế
Xe đưa đón cũng là loại phương tiện để đi đến ga Huế thuận tiện, bạn có thể tham khảo khảo những hãng xe sau:
Hãng xe | Giá | Thời gian di chuyển | Số điện thoại |
HTX vận tải ô tô Thành Phố Huế | 42000 | 33 phút | 0906 444 647 |
HTX vận tải ô tô Quảng Trị | 42000 | 30 phút | 02333 862 379 |
Ecobus- Limousine | 110 000 | 60 phút | 0899 320 088 |
Xe Hoàng Long | 70 000 | 30 phút | 0234 3 854 854 |
4.3. Đi xe taxi tới ga Huế
Taxi là phương tiện được nhiều người lựa chọn bởi sự thuận tiện và thoải mái. Bạn có thể tham khảo những hãng xe taxi sau:
Hãng xe | Số điện thoại |
Taxi Mai Linh | 0234 389 8989 |
Taxi Thanh Đô | 0234 3858 585 |
Taxi Phú Xuân | 0234 387 87 87 |
Taxi Thành Hưng | 0234 3863 863 |
5. Thủ tục, giấy tờ cần chuẩn bị khi đi ga tàu hoả
Để đảm bảo đầy đủ thủ tục khi tới ga tàu bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau để có thể hoàn thành thủ tục lên tàu:
Theo điều 5 trong quy định về việc bán vé hành khách theo thông tư 09/2018/TT-BGTVT (02/03/2018)
5.1. Đối với hành khách có quốc tịch là nước ngoài
Công hàm hay hộ chiếu của lãnh sự quán, cơ quan ngoại giao xác nhận nhân thân hành khách, đóng dấu giáp lại, có dán ảnh. Trong trường hợp mất hộ chiếu phải có đơn trình giải mất hộ chiếu và được công an địa phương xác nhận.
Tìm hiểu thêm: Ý nghĩa hoa thược dược là gì? Cách trồng và chăm sóc như thế nào?
5.2. Đối với hành khách có quốc tịch là Việt Nam
Hành khách có độ tuổi từ 06 tới 14 tuổi: Bản sao giấy khai sinh, đối với những trẻ em được tổ chức xã hội nuôi dưỡng cần có giấy xác nhận từ tổ chức xã hội
Hành khách có độ tuổi từ 14 tuổi trở lên: Cần đem theo căn cước công dân (CCCD); chứng minh nhân dân (CMND); hộ chiếu; thẻ Đoàn viên; thẻ Đảng viên; Thẻ Nhà báo; Thẻ Đại biểu quốc hội; giấy phép lái xe ô tô, giấy chứng nhận đối tượng thuộc trong diện thương binh, người khuyết tật; được cơ quan thẩm quyền xác nhận.
Trong trường hợp hành khách làm mất CCCD hoặc CMND hoặc chưa có cần có xác nhận của nhân thân có kèm ảnh và được công an tại nơi cư trú đóng dấu giáp lai.
5.3. Trường hợp khách mua vé trực tiếp
Nếu hành khách mua vé tại các đại lý bán vé tàu hỏa, ga đường sắt ( chỉ áp dụng cho loại vé điện tử, không áp dụng cho loại vé cứng và vé đi ngay, không điền thông tin cá nhân lên thẻ tàu.
- Người lớn: Cung cấp đầy đủ họ và tên và số hiệu giấy tờ tùy thân
- Trẻ em: Cung cấp thông tin họ và tên cùng với ngày tháng năm sinh. Bắt buộc phải có thông tin của người lớn đi cùng
5.4. Trường hợp mua vé online
Khi mua vé online, hành khách cần khai báo thông tin cá nhận chính xác với giấy tờ tùy thân và thông tin để lấy hóa đơn điện tử để xác định được tính sở hữu vé.
5.5. Trường hợp mua vé hộ
Hành khách chỉ cần cung cấp những thông tin của người mua vé theo quy định. Trường hợp mua vé cho đơn vị, tổ chức hay tập thể: cung cấp danh sách của những hành khách đi tàu bao gồm họ tên và số hiệu giấy tờ tùy thân, tên công ty, đơn vị hay mã số thuế.
Sau khi đã hoàn thành thủ tục mua vé, bạn cần lấy vé tàu bằng một trong những cách sau:
- Tự in vé tàu nhận được qua email đã đăng ký
- In vé tại những hệ thống vé điện tử bằng QR code hoặc mã vé ở các ga thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
- Đổi vé trực tiếp ở các ga đường sắt bằng mã vé tàu
- Lưu lại thẻ lên tàu trên điện thoại để xuất trình khi nhân viên soát vé
6. Món ăn đặc sản mà bạn nên thử trước khi rời ga Huế
Nếu đã có cơ hội đặt chân đến mảnh đất Huế thân thương hãy thử ngay món bún bò Huế gia truyền thơm ngon. Bún bò Huế được chế biến theo công thức được lưu truyền từ đời này sang đời khác với nước lèo đậm vị.
Để có thể làm ra một nồi nước lèo đặc trưng, người Huế cần chọn ra bắp bò, xương ống bò hay chân giò lợn để ninh trong hàng giờ. Những miếng bắp bò được thái vừa phải với những sợi bún dai mềm kết hợp với phần nước lèo thơm nức mũi, chắc chắn sẽ khiến bạn nhớ mãi không quên.
>>>>>Xem thêm: Top 15 nhà thuốc ở Hải Phòng uy tín, chất lượng được người dân tin dùng
Trên đây là những chia sẻ về quá trình hình thành của ga tàu Huế cũng như các thủ tục khi đi ga tàu. Hy vọng qua bài viết bạn đã có thêm hành trang để có một chuyến đi ga tàu Huế thật thú vị nhé.