Trí thông minh cao là điều là nhiều người rất mong muốn để sở hữu, giúp nhiều người giải quyết một số vấn đề nhanh chóng ở nhiều mặt. Tuy nhiên, chỉ thông minh ở mặt trí óc thì liệu rằng bạn đã có thể thành công. EQ cao là khái niệm được nhiều người quan tâm hiện nay. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về khái niệm EQ cao là gì và có điểm gì khác biệt như thế nào với EQ thấp ngay dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: EQ cao là gì? Những dấu hiệu cho thấy bạn sở hữu chỉ số EQ cao
Contents
1. EQ cao là gì?
EQ là từ được viết tắt của Emotional Quotient có nghĩa là khả năng kiểm soát, nhận thức và suy nghĩ của chính bản thân và của cả những người xung quanh. Hay nói cách khác, EQ chính là chỉ số dùng để đo lường trí tuệ cảm xúc, và cũng chính EQ sẽ là yếu tố quyết định hành vi của con người.
Ý nghĩa của chỉ số EQ
Ở nhiều khía cạnh trong cuộc sống, không phải việc giỏi về những con số hay về những gì liên quan đến trí óc cũng được cho là hoàn hảo. Đặc biệt tại những doanh nghiệp hay trường giáo dục ngoài việc quan tâm đến chuyện môn thì những bài test về EQ cũng được sử dụng khá nhiều.
Dựa vào kết quả những bài test, nhà tuyển dụng có thể đoán được đối tượng nào thực sự phù hợp với vị trí mà họ đang tìm kiếm. EQ cao giúp mỗi người kiểm soát được cảm xúc giúp ích trong việc giao tiếp hằng ngày cũng như trong công việc.
Những người có chỉ số EQ cao thường là những người sống thiên về cảm xúc, biết tiết chế cảm xúc, bình tĩnh và giàu tình cảm và hơn thế nữa họ có thể chịu được áp lực tốt hơn là những người có EQ thấp.
Theo nghiên cứu của Travis Bradberry tác giả của cuốn “Emotional Intelligence 2.0” trên thế giới có khoảng 36% người có EQ cao
2. Dấu hiệu của những người sở hữu chỉ số EQ cao
Bạn cũng có thể nhận ra bản thân có EQ cao hay không qua những dấu hiệu qua 5 mặt chính:
- Khả năng tự nhận thức
- Quản lý bản thân
- Lòng cảm thông
- Động lực
- Kỹ năng quan hệ xã hội
2.1. Khả năng nhận thức
Self- awareness là khả năng nhận thức và thấu hiểu được chính cảm xúc của bản thân. Việc này thể hiện trong việc bạn biết được cảm xúc của mình đang ở đâu, cũng như điểm mạnh và điểm yếu để tiết chế cảm xúc.
Từ đó đánh giá được giá trị và mục đích của những việc đang làm và xác định được khi nào nên tiếp tục khi nào nên dừng lại.
2.2. Quản lý bản thân
Dấu hiệu tiếp theo của người có EQ cao chính là biết cách quản lý và kiểm soát hành động của bản thân. Bao gồm 3 yếu tố: Quản lý cảm xúc, góc nhìn tích cực, khả năng ứng biển.
2.2.1. Quản lý cảm xúc
Những người có EQ thấp sẽ cảm thấy cảm xúc bị đè nén và rất dễ bị bùng nổ khi có áp lực. Còn người EQ cao sẽ tìm cách cân bằng cảm xúc và giải quyết tiêu cực một cách êm đềm mà không nổi giận.
2.2.2. Góc nhìn tích cực
Trong cuộc sống sẽ có những lần vấp ngã hay những chuyện xảy ra không như ý ta muốn. Như gặp khó khăn trong công việc, bạn bè đối xử tệ bạc hay gia đình gặp chuyện. Thay vì giữ nỗi buồn trong lòng, người có EQ cao sẽ học cách chấp nhận và buông thả để tiến tới những gì phát triển trong tương lai hơn.
2.2.3. Khả năng ứng biến
Những người có EQ cao thường sẽ có khả năng đối phó và ứng biến tốt trong nhiều hoàn cảnh. Biết thích nghi nhanh chóng với môi trường mới cũng như người mới.
2.2.4. Lòng cảm thông
Một đặc điểm nổi bật của người có EQ cao chính là lòng cảm thông. Điều này giúp bạn ăn điểm với đối phương của mình trong những mối quan hệ tình cảm, biết đối nhân xử thế cũng là cách mà bạn nhận được lòng tin của mọi người.
2.3. Động lực
Động lực cũng là yếu tố giúp thúc đẩy bản thân tìm kiếm những giá trị ẩn chứa bên trong của bản thân. Họ luôn biết cố gắng và phấn đấu để đạt đến những gì lớn lao hơn và trân trọng những gì ở hiện tại.
2.4. Quan hệ xã hội
Người có EQ cao cũng là người có khả năng quản lý những mối quan hệ xã hội. Việc kết nối mối quan hệ xã hội một cách chừng mực giúp bạn có được sự tin tưởng đối với mọi người xung quanh. Những biểu hiện cho thấy bạn là người có mối quan hệ xã hội tốt:
Có khả năng lãnh đạo, làm việc nhóm khá tốt
Việc sở hữu EQ cao giúp bạn có tài năng dẫn lỗi trong một tập thể và giải quyết xung đột một cách hiệu quả.
Tìm hiểu thêm: Kinh nghiệm mở quán ăn thành công cho người mới bắt đầu
Truyền cảm hứng, năng lượng
Việc quản lý tập thể tốt giúp bạn truyền cảm hứng cho trong nhóm giúp họ có động lực làm việc và giúp họ tiếp thu được kiến thức mới một cách dễ dàng. Với việc ứng xử thông minh họ thường xuyên nhận được sự quý trọng của mọi người xung quanh.
3. Cách cải thiện EQ cao
Nếu bạn đang cảm thấy thiếu những dấu hiệu phía trên thì không cần phải quá lo lắng đâu nhé. Hãy cùng tìm hiểu những mẹo dưới đây để cải thiện EQ của bạn nhé.
3.1. Biết được những yếu kém, sai sót của bản thân
Bạn yếu kém không quan trọng, quan trọng là bạn biết mình yếu kém chỗ nào. Nếu chưa thấy bản thân giỏi ở một mảng nào đó, hãy mạnh dạn học hỏi từ những người đi trước. Không giấu diếm về điểm yếu của mình mới chính là chìa khóa giúp bạn vượt lên chính mình.
3.2. Kiểm soát cơn bực tức
Những lúc bực tực chính là lúc bạn không thể kiềm chế được bản thân. Có thể phát ngôn ra những lời nói kèm theo những hành đồng không đúng thậm chí gây tổn thương cho mọi người. Hãy dành ra thời gian để nhìn nhận lại mọi việc, xem những vấn đề xuất phát tư đâu. Tìm ra nguyên nhân khiến mình bực tức và giải quyết dựa trên căn cứ đó chính là cách xử lý khôn ngoan nhất.
>>>>>Xem thêm: Bàn tay chữ X là gì? Vận số của người có bàn tay chữ X
3.3. Hãy lắng nghe
Những người có EQ cao rất dễ cảm thông cho người khác. Vì vậy học cách lắng nghe chính là cách để mình hiểu được họ đang suy nghĩ gì và họ đang mong muốn điều gì.
3.4. Phá vỡ vùng an toàn
Việc bước ra khỏi vùng an toàn chính là cơ hội để bản thân khám phá những điều mới mẻ, gặp gỡ thêm những người bạn mới, va chạm với môi trường mới đem lại những trải nghiệm mới mẻ hơn.
3.5. Áp dụng phương pháp đánh giá 360 độ
Với phương pháp này bạn cần sự trợ giúp của những người xung quanh. Việc lấy những ý kiến đánh giá chân thực từ mọi người giúp bạn biết được bản thân đang có những điểm mạnh và điểm yếu nào từ đó điều chỉnh lại cảm xúc cũng như hành vi của bản thân. Từ đó giúp bạn làm việc một cách năng suất và duy trì được mối quan hệ tốt đẹp với mọi người
Ngoài những cách cải thiện EQ cao phía trên, chúng tôi có thêm những lời khuyên bổ ích khác dành cho bạn để nâng tầm bản thân:
- Luôn giữ lời hứa và đúng cam kết
- Hãy giúp đỡ mọi người nhiều nhất có thể
- Hãy thích nghi và ứng biến với nhiều môi trường khác nhau
- Biết nói lời cảm ơn và xin lỗi
- Học cách bỏ qua lỗi lầm và tha thứ
- Hãy tránh xa những điều tiêu cực để tránh ảnh hưởng đến tâm trạng
- Hãy biết cách khen ngợi khéo léo và góp ý tinh tế
- Bật mí 8 cách phát triển EQ cho trẻ mà ba mẹ nên biết
- Chủ nghĩa khắc kỷ là gì? Những hiểu lầm về chủ nghĩa khắc kỷ
Qua những phân tích trên, bạn cũng đã thấy rõ tầm quan trọng của việc sở hữu EQ cao. Hãy cải thiện bản thân để có thể tiến xa hơn trong tương lai và áp dụng vào đời sống một cách hiệu quả nhé.