Để giúp bạn xác định rõ tính cách của bản thân, hiểu được những điều mình mong muốn thì các bài trắc nghiệm tâm lý đã ra đời, Enneagram cũng là một trong số đó. Vậy Enneagram là gì, đâu là các loại tính cách theo Enneagram? Mời bạn hãy khám phá chi tiết bài viết dưới đây để có được giải đáp chính xác nhé!
Bạn đang đọc: Enneagram Là Gì? Tổng hợp các nhóm tính cách Enneagram phổ biến
Contents
- 1 1. Định nghĩa Enneagram là gì?
- 2 2. Bật mí các nhóm tính cách Enneagram phổ biến
- 2.1 2.1. Nhóm người tính cách cầu toàn (Reformer/ Perfectionist)
- 2.2 2.2. Nhóm người thích giúp đỡ (Helper/ Giver)
- 2.3 2.3. Nhóm người tham vọng (Achiever/ Performer)
- 2.4 2.4. Nhóm người cá tính (Individualist/ Romantic)
- 2.5 2.5. Nhóm người lý trí (Investigator/ Observer)
- 2.6 2.6. Nhóm người trung thành (Loyalist/ Loyal Skeptic)
- 2.7 2.7. Nhóm người nhiệt tình (Enthusiast/ Epicure)
- 2.8 2.8. Nhóm người thách thức (Challenger/ Protector)
- 2.9 2.9. Nhóm người ôn hoà (Peacemaker/ Mediator)
- 3 3. Hướng dẫn cách xác định nhóm tính cách Enneagram
1. Định nghĩa Enneagram là gì?
Enneagram là gì, thật vậy Enneagram chính là phương thức nghiên cứu tính cách con người, được bắt nguồn từ Hy Lạp cổ đại. Bài trắc nghiệm này đã chỉ ra 9 nhóm tính cách phổ biến ở con người, mô tả chi tiết các đặc điểm trí tuệ, tính cách và góc nhìn của từng cá nhân.
Hệ thống Enneagram đã được các nhà tâm lý học sử dụng rộng rãi từ những năm 1970. Ngày nay, bài trắc nghiệm tính cách này cũng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục, hướng nghiệp và tuyển dụng.
2. Bật mí các nhóm tính cách Enneagram phổ biến
Enneagram đã mô tả 9 nhóm tính cách khác nhau đại diện cho mỗi người. Mỗi nhóm tính cách đều có những đặc trưng, đặc điểm ấn tượng, sau khi đã tìm hiểu Enneagram là gì, mời bạn hãy cùng khám phá chi tiết các nhóm tính cách nhé!
2.1. Nhóm người tính cách cầu toàn (Reformer/ Perfectionist)
Nhóm người cầu toàn (The Reformer) là những người luôn đặt ra nguyên tắc và thực hiện đúng nguyên tắc đó. Họ không chỉ là người luôn có các tiêu chuẩn nhất định mà còn đề cao tính hoàn hảo và không ngừng nỗ lực để duy trì các tiêu chuẩn cao nhất.
Thông thường, những người sống cầu toàn, quy cũ thường đáng tin tưởng, sống hết mình, luôn giúp đỡ người khác và trở thành phiên bản tốt nhất của mình. Tuy nhiên, đôi khi họ lại hay phán xét, khá cứng nhắc, khó thoả hiệp.
2.2. Nhóm người thích giúp đỡ (Helper/ Giver)
Những người thích giúp đỡ (helper) thường là người sống chân thành, khá bao dung. Họ luôn có tinh thần lắng nghe, sẵn sàng đồng ý trước lời nhờ vả của người khác. Trong các mối quan hệ, họ luôn là người đặt nhiều tình cảm nên đôi khi được xem là chiếc phao cứu trợ của gia đình, bạn bè.
Người thích giúp đỡ luôn biết quan tâm người khác, họ sống ấm áp, nghĩa tình, luôn cho đi mà không cần nhận lại. Đôi khi, họ cho đi quá nhiều đến mức quên đi cả nhu cầu và giới hạn của bản thân. Tuy họ rất muốn được yêu quý nhưng cũng rất sợ bị người khác ghét bỏ nên họ sẵn sàng làm bất kỳ điều gì để hoà nhập.
2.3. Nhóm người tham vọng (Achiever/ Performer)
Người tham vọng (Achiever) là kiểu người luôn có động lực, luôn chăm chỉ và rất dễ thích nghi. Sự công nhận từ xã hội rất dễ trở thành động lực thúc đẩy họ phát triển và thành công hơn. Đồng thời, họ cũng là người có tài ngoại giao tốt, rất biết cách quan tâm đến hình ảnh của bản thân.
Những người tham vọng luôn là người dễ thích nghi với hoàn cảnh, luôn đảm bảo được tính hiệu quả trong công việc. Tuy nhiên, họ luôn nghĩ rằng giá trị bản thân của mình chỉ nằm ở chỗ những gì họ làm được và đạt được thay vì là bản chất con người của họ.
2.4. Nhóm người cá tính (Individualist/ Romantic)
Những người cá tính (Individualist) là người sống theo chủ nghĩa cá nhân, họ có tinh thần sáng tạo, luôn tiên phong và biết bộc lộ bản thân. Đồng thời, họ cũng có ý thức mạnh mẽ về bản sắc cá nhân cũng như sự khác biệt phong cách với mọi người. Tuy nhiên, do sở thích, xu hướng thích trở thành trung tâm nên đôi khi tính tình họ khá thất thường, họ cũng trở nên thái quá khi quan tâm đến cảm xúc của bản thân.
Tìm hiểu thêm: Cập nhật bảng màu tóc hot trend mới nhất 2024 dành cho các chị em
2.5. Nhóm người lý trí (Investigator/ Observer)
Điểm mạnh của nhóm người lý trí (Investigator) là họ có khả năng nhận thức và lý luận tốt. Họ thường là những người thông minh, suy nghĩ thấu đáo, luôn có góc nhìn đa chiều, giỏi phân tích, đánh giá và luôn đổi mới. Tuy nhiên, họ thường sống khá kín đáo, cô độc, tách biệt với người khác, không giỏi bộc lộ hay kết nối cảm xúc.
2.6. Nhóm người trung thành (Loyalist/ Loyal Skeptic)
Nhóm người trung thành (The Loyalist) là những người có trách nhiệm, họ luôn tận tụy và rất đáng tin cậy. Trong mọi công việc và các mối liên hệ xung quanh, họ luôn thể hiện được trách nhiệm cũng như sự tận tâm của mình. Đó cũng là lý do tại sao người trung thành thường có những mối quan hệ rất vững chắc.
Điểm mạnh nổi bật của nhóm người trung thành là họ sống, suy nghĩ rất thực tế, thông minh, luôn có phòng bị trước. Tuy nhiên, bởi vì là người yêu thích sự an toàn nên những tình huống bất ổn rất dễ làm cho họ cảm thấy lo lắng, dễ bị suy nghĩ tiêu cực.
2.7. Nhóm người nhiệt tình (Enthusiast/ Epicure)
Nhóm người nhiệt tình (The Enthusiast) là những người có tư duy, suy nghĩ tích cực, họ luôn sống hướng ngoại, rất năng nổ trong mọi hoạt động. Họ là người luôn đam mê khám phá thế giới bên ngoài, luôn tìm kiếm các chuyên phiêu lưu và luôn thu hút người khác bởi sự tràn đầy năng lượng.
Những người nhiệt tình thường sống rất lạc quan, vui vẻ và dễ mến. Tuy nhiên, vấn đề mà họ hay gặp phải chính là thiếu kiên nhẫn, rất dễ bốc đồng và dễ bị xao nhãng. Đó cũng chính là điều làm cho họ khó đạt được mục tiêu của mình.
2.8. Nhóm người thách thức (Challenger/ Protector)
Trong Enneagram test thì nhóm người thách thức thường là những người có tính cách thẳng thắn, luôn quyết đoán trong công việc. Họ luôn được đánh giá là những nhà lãnh đạo bẩm sinh, họ luôn có xu hướng chứng minh quyền lực của mình với người khác.
Nhóm người thách thức thường (The Challenger) rất tự tin, có trách nhiệm, có tài lãnh đạo tốt và rất giỏi bảo vệ người khác. Tuy nhiên, vì tính cách thống trị, thích kiểm soát mà người thách thức thường được nhận xét là người khá hung hăng, độc đoán, khiến cho người khác phải dè chừng.
2.9. Nhóm người ôn hoà (Peacemaker/ Mediator)
Nhóm người ôn hoà (The Peacemaker) là những người có tính cách cởi mở, dễ chịu, luôn biết đồng cảm với những người xung quanh. Họ chính là nhân tố quan trọng giúp duy trì tinh thần, sự hoà khí trong cả nhóm. Họ luôn chọn cách cư xử xuôi chèo mát mái, họ có thể vui vẻ khi người khác nắm quyền kiểm soát chỉ cần mọi người xung quanh luôn cảm thấy hòa hợp với nhau.
Những người sống ôn hoà luôn dễ chịu, dễ thích ứng và siêu thân thiện. Họ cũng có xu hướng bỏ qua lợi ích của bản thân để nhường nhịn mọi người. Bởi vì sự thoả hiệp quá mức mà đôi khi họ có thể bùng nổ nếu nhẫn nhịn quá lâu.
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách phân biệt khẩu trang N95 và KN95
3. Hướng dẫn cách xác định nhóm tính cách Enneagram
Để xác định được nhóm tính cách của mình trong Enneagram, bạn nên thử nghiệm qua các bài trắc nghiệm. Một số bài trắc nghiệm Enneagram phổ biến mà bạn có thể tham khảo bao gồm Riso-Hudson Enneagram Type Indicator (RHETI), Integrative Enneagram Questionnaire (iEQ9) hoặc Quick Enneagram Sorting Test (QUEST).
Trên đây là tổng hợp thông tin giải đáp Enneagram là gì cũng như cách xác định tính cách của bản thân. Hy vọng qua bài viết trên, bạn sẽ hiểu được nhóm tính cách của mình để tiếp tục phát huy tốt các ưu điểm vốn có, cải thiện các nhược điểm còn tồn tại nhé! Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy để lại thông tin để được Bloggiamgia.edu.vn tư vấn nhiệt tình nhé!