Trong nhịp sống hiện đại và phát triển mạnh mẽ, chúng ta có thêm rất nhiều thứ, nhưng có một thứ hầu hết ai cũng thiếu, đó là giấc ngủ. Những giờ tăng ca tại văn phòng, hay thời gian chìm vào thiết bị điện tử với muôn vàn điều hấp dẫn, một cuộc vui cùng bạn bè đã ảnh hưởng rất nhiều đến quỹ thời gian ngủ của chúng ta. Ngày càng nhiều người trẻ ở Việt Nam và trên thế giới bị rối loạn giấc ngủ. Giấc ngủ ảnh hưởng đến mọi mặt trong cuộc sống, sức khỏe, tinh thần, cảm xúc và đặc biệt là sự nghiệp của chính bạn. Hãy cùng tìm hiểu chủ đề giấc ngủ ảnh hưởng như thế nào đến sự nghiệp của bạn vô cùng thú vị và bổ ích trong bài viết này nhé.
Bạn đang đọc: Đừng chủ quan: Giấc ngủ ảnh hưởng như thế nào đến sự nghiệp của bạn?
Contents
1. Giấc ngủ ảnh hưởng như thế nào đến sự nghiệp của bạn?
1.1. Ngủ đủ giấc tránh gặp phải tai nạn nghề nghiệp
Tác dụng rõ rệt nhất của giấc ngủ là giúp bạn trở nên tỉnh táo và minh mẫn hơn vào sáng hôm sau. Nhờ đó, bạn sẽ có đủ năng lực phán đoán và đưa ra những quyết định chính xác để xử lý tình huống trong ngày.
Nhất là khi tham gia giao thông, bạn cần tỉnh táo để tránh gây tai nạn nguy hiểm cho mình và người xung quanh. Trong môi trường làm việc, đặc biệt môi trường tiềm ẩn nguy cơ tai nạn lao động thì một tinh thần minh mẫn là điều vô cùng quan trọng.
Người ngủ đủ giúp tinh thần minh mẫn và lái xe an toàn
1.2. Giấc ngủ giúp cải thiện trí nhớ
Ngủ đủ là một trong yếu tố giúp bạn bảo vệ và cải thiện khả năng trí nhớ. Một giấc ngủ sâu sau một ngày dài làm việc mệt mỏi giúp cho bộ nhớ của bạn hoạt động tốt hơn.
Mối quan hệ giữa suy giảm trí nhớ và rối loạn giấc ngủ
Ngủ đủ giấc giúp tăng trí nhớ và hiệu quả làm việc mỗi ngày
1.3. Giấc ngủ giúp bạn ăn uống điều độ hơn
Giấc ngủ giúp bạn điều chỉnh chế độ ăn uống điều độ hơn, bởi nhu cầu calo trong lúc ngủ sẽ giảm, bạn không có cảm giác thèm ăn. Nếu thiếu ngủ, bạn thường cảm thấy đói và ăn nhiều hơn. Từ đó, cơ thể có nguy cơ mắc phải những căn bệnh liên quan đến tiêu hóa và tình trạng béo phì. Những căn bệnh này sẽ làm cản trở bạn làm việc hiệu quả từ những phiền toái mà chúng mang lại.
1.4. Ngủ đủ giấc giúp bạn tái tạo lại cơ thể
Trong suốt khoảng thời gian đi ngủ vào ban đêm sẽ là lúc cơ thể của bạn phục hồi và tái tạo năng lượng. Các tế bào chết trên da của bạn bị loại bỏ và được thay thế bằng lớp tế bào mới, nhờ vậy làm chậm quá trình lão hóa da. Ngoài ra, những tổn thương từ bên trong cơ thể cũng được chữa lành khi bạn ngủ đủ giấc.
Khi bạn mất ngủ, tự trông mình trong gương sẽ thấy xuống sắc rõ rệt, bộ máy bên trong cơ thể cũng ảnh hưởng nghiêm trọng. Đặc biệt đối với những ai làm công việc liên quan đến giao tiếp với nhiều người thì giữ gìn ngoại hình là rất quan trọng và giấc sẽ giúp bạn thực hiện điều này.
Ngủ đủ giấc là cách giúp cơ thể phục hồi và tái tạo năng lượng
2. Điều gì sẽ xảy ra khi bạn không ngủ đủ giấc?
Theo các báo cáo tổng khoa học, trung bình một người trưởng thành cần ngủ từ 7 đến 9 giờ, thời gian này sẽ giúp cơ thể tái tạo năng lượng và hồi phục thể lực. Nhưng nhiều người trong chúng ta vẫn làm lơ với con số này. Có thể thấy, hiện nay nhiều người vẫn đang giữ thói quen ngủ không đủ giấc, cùng với đó là một số thói quen không tốt cho sức khỏe như làm việc quá sức, không thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao. Nếu duy trì thói quen này trong thời gian dài thì ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sự nghiệp của bạn.
2.1. Thiếu ngủ làm giảm sự tập trung và năng suất làm việc
Giấc ngủ rất quan trọng đối với khả năng hoạt động của não bộ, bao gồm khả năng nhận thức, sự tập trung và năng suất làm việc. Một nghiên cứu thực hiện với thực tập sinh cho thấy: Thực tập sinh với lịch trình truyền thống có thời gian làm việc kéo dài 24 giờ gây ra những ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng hơn so với các thực tập sinh ngủ đủ giấc.
Nếu ngủ không đủ giấc, khi thức dậy vào mỗi buổi sáng là một cơ thể uể oải, kém sức sống, bạn phải vật lộn đấu tranh rất lâu để dựng dậy đi làm hay ngủ thêm “5 phút N lần nữa thôi”.
Một đêm mất ngủ có thể khiến bạn đầu óc không tỉnh táo, tinh thần mất tập trung và khả năng sáng tạo bị giới hạn. Sự mất tập trung này khiến hiệu quả làm việc bị giảm sút, lúc này phải đối mặt với nỗi ám ảnh không đảm bảo KPIs hay trễ deadline…
Đặc biệt hơn, với một bộ não còn mơ màng thì bạn sẽ dễ mắc lỗi và thiếu sót khi giải quyết công việc. Đồng thời, khả năng phản ứng của bạn cũng trở nên chậm chạp hơn. Trong một số ngành nghề nhất định, phản ứng chậm có thể khiến bạn bỏ lỡ một cuộc điện thoại từ khách hàng hay “thời cơ” đến nhưng chỉ còn biết tiếc hùi hụi.
Thiếu ngủ làm giảm khả năng tập trung và giải quyết công việc
2.2. Người ngủ kém thường cáu kỉnh và rất dễ tức giận
Người thiếu ngủ thường cảm thấy cáu kỉnh, tức giận và dễ bị căng thẳng. Một giấc ngủ kém làm tăng mức độ đáp ứng cảm xúc của chúng ta, bạn thường có xu hướng thay đổi cách hành xử đột ngột. Điều này có thể dẫn đến thất bại trong giao tiếp, thậm chí phá vỡ mối quan hệ tốt đẹp giữa bạn, người thân và người đồng nghiệp.
Theo một nghiên cứu của Đại học Pennsylvania (Hoa Kỳ), các nhà khoa học đã giảm ⅓ thời lượng ngủ của những người tham gia trong 1 tuần. Kết quả đã cho thấy, việc thiếu ngủ gây ra nhiều hậu quả tiêu cực đến tâm trạng của họ. Ngược lại ngủ đủ giấc sẽ tạo ra cảm giác vui vẻ, sảng khoái và tràn đầy năng lượng để bắt đầu vào ngày hôm sau.
Bên cạnh đó, chất lượng và độ dài của giấc ngủ có mức độ giá trị ngang nhau. Nếu bạn có một giấc ngủ kém chất lượng, ngủ không sâu thì cảm thấy mệt mỏi hơn so với người ngủ ngon giấc trong khoảng thời gian tương đương.
Ngoài ra, việc mất ngủ theo thời gian sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như trầm cảm. Theo các chuyên gia ước tính rằng, có khoảng 90% những người bị trầm cảm thường ngủ không ngon giấc.
Một giấc ngủ kém thậm chí còn có mối liên quan đến việc tăng quy cơ tử vọng do tử tự. Người bị rối loạn giấc ngủ như mất ngủ hoặc ngưng thở khi ngủ là do tắc nghẽn cũng có tỷ lệ trầm cảm cao hơn đáng kể so với người bình thường.
Tìm hiểu thêm: Điều gì xảy ra nếu bạn không ngủ liên tục trong 72 tiếng?
Người thiếu ngủ tinh thần thường cáu kỉnh, dễ tức giận với người xung quanh
2.3. Thiếu ngủ làm mất tinh thần học hỏi và tính cầu tiến
Mất ngủ mãn tính có thể tác động tiêu cực đến khả năng suy nghĩ, học hỏi, hòa hợp với đồng nghiệp. Tại nơi làm việc, những người thiếu ngủ thường thiếu động cơ thúc đẩy trở nên tốt đẹp hơn và học hỏi thêm những điều mới. Bởi họ sẽ mất rất nhiều thời gian để hoàn thành công việc, họ cũng là người thường xuyên không tập trung vào những cuộc họp, sự sáng tạo thường bị ảnh hưởng và khó tạo ra ý tưởng đột phá.
Ngoài ra, tình trạng thiếu ngủ còn tác động xấu đến sức khỏe và liên đới đến chứng bệnh kinh niên như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch hay béo phì. Thiếu ngủ làm bạn dễ mắc bệnh hơn bởi hệ thống miễn dịch bị suy giảm.
Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy những người ngủ trung bình ít hơn 7 tiếng/ngày có khả năng bị cảm lạnh gần gấp 03 lần so với đồng nghiệp ngủ đủ giấc. Hay thiếu ngủ đang trở thành “nỗi lo” lớn của nền kinh tế Nhật Bản bởi các số liệu thống kê cho thấy mỗi năm quốc gia này thiệt hại 138 tỷ USD vì thiếu ngủ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc giảm năng suất, động lực và các chi phí liên quan đến giấc ngủ liên quan đến giấc ngủ khiến mỗi cá nhân tiêu tốn khoảng 1.967 đô la mỗi năm.
Từ những con số này chắc hẳn chúng ta sẽ dễ hình dung được những hậu quả từ việc thiếu ngủ đến sự nghiệp rồi đúng không nào? Vậy làm thế nào để cải thiện giấc ngủ bản thân, cùng tìm hiểu tiếp!
Những sai lầm nghiêm trọng của mẹ khiến bé mất ngủ
3. Bí quyết để có một giấc ngủ ngon
Nếu muốn có một bệ phóng vững chắc cho sự nghiệp thì hãy quan tâm đến một giấc ngủ chất lượng, đây là nền tảng cho một sức khỏe tốt. Hãy cùng nghe tham khảo một số gợi ý sau:
3.1. Đừng bỏ lỡ thời gian nghỉ trưa
Giấc ngủ trưa khoảng 15 đến 30 phút giúp bạn được nghỉ ngơi, thư giãn để quay lại làm việc với tinh thần sảng khoái, tỉnh táo. Nhờ đó mà chúng ta không còn cảm thấy mệt mỏi khi làm việc, hiệu suất làm việc cũng tăng lên đáng kể. Đồng thời, ngủ trưa là một cách để chuẩn bị cho giấc ngủ vào ban đêm.
Đừng bỏ lỡ giấc ngủ trưa quý giá
3.2. Giữ chu kỳ ngủ ổn định
Bạn nên luyện tập thói quen đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm nhất quán trong ngày, ngay cả ngày cuối tuần. Điều này sẽ rất có ích để tăng cường chu kỳ giấc ngủ tự nhiên của bạn.
Nếu gặp khó khăn để đi vào giấc ngủ hoặc nằm lăn qua lăn lại 20 phút rồi vẫn chưa thể nào chợp mắt thì hãy rời phòng và thực hiện một vài hoạt động thư giãn cơ thể như đọc sách, nghe nhạc, thiền định… Lúc này khi đã mệt hơn, hãy thử vào giường ngủ nhé!
3.3. Rèn luyện thể thao đều đặn
Một nguyên tắc cần nhớ là tránh luyện tập cường độ quá cao trước giờ đi ngủ, 10 phút tập thể dục mỗi ngày sẽ cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ của bạn đấy. Ngoài ra, luyện tập thể dục giúp bạn giảm căng thẳng và thiết lập lại chu kỳ ngủ – thức, bởi nó làm tăng nhiệt độ trong cơ thể của bạn.
Sau thời gian làm việc mệt mỏi hãy dành thời gian luyện tập thể thao
3.4. Không ăn quá no trước giờ đi ngủ
Dù không muốn đi ngủ trong tình trạng dạ dày đang biểu tình vì trống rỗng, nhưng nếu ăn quá nhiều thực phẩm hay uống rượu trước giờ đi ngủ có thể khiến bạn ngủ không ngon giấc. Ngoài ra, Nicotin và Cafein là những chất kích thích khiến bạn phải vật lộn với giấc ngủ ngon.
Hãy chuẩn bị một bữa ăn nhẹ giàu chất đạm như 1 quả hạnh nhân khoảng một giờ trước khi ngủ giúp cơ thể bạn đầy đủ chất dinh dưỡng để đi vào giấc ngủ vững vàng.
5 bài thuốc dân gian chữa mất ngủ cho người cao tuổi!
3.5. Môi trường trong phòng ngủ
Cần chắc chắn rằng phòng ngủ của bạn đã thoáng đãng và mát mẻ, các lỗ thông sáng đã được che chắn để giúp bạn có một giấc ngủ ngon.
Nếu mùng, mền, chiếu, gối của bạn đã cũ kỹ, hãy dành một chút thời gian và tiền bạc để làm mới phòng ngủ bằng cách đến cửa hàng của VUA NỆM để chọn cho mình một chiếc nệm êm ái, một chiếc chăn ấm áp hay một chiếc gối hỗ trợ tối đa giấc ngủ của bạn.
>>>>>Xem thêm: [ CẢNH BÁO] Mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?
Tạo không gian ngủ êm ái để có một giấc ngủ chất lượng
Trên đây là những thông tin về ảnh hưởng của giấc ngủ đến sự nghiệp của bạn, từ bây giờ hãy chuẩn bị cho mình một giấc ngủ thật “xịn” nhé, đây là tiền đề để bạn có sức khỏe thật tốt và sẵn sàng sàng cho những bứt phá của mình.
Tài liệu tham khảo:
https://www.sleepfoundation.org/sleep-hygiene/good-sleep-and-job-performance