Hiện nay có 2 đơn vị đo nhiệt độ phổ nhất chính là độ C và độ F. Mặc dù chúng rất phổ biến và thường xuất hiện trên nhiều thiết bị điện tử hay dụng cụ đo nhiệt độ nhưng lại rất ít người hiểu về chúng nên hay đặt ra các câu hỏi như: Độ C là gì? Độ F là gì? 1 độ C bằng bao nhiêu độ F? Nếu bạn cũng có chung mối quan tâm như vậy thì hãy đọc tiếp bài viết này để có được câu trả lời nhé.
Bạn đang đọc: Độ C là gì? Độ F là gì? 1 độ C bằng bao nhiêu độ F? Cách đổi độ C qua độ F
Contents
1. Độ C là gì?
Độ C là đơn vị đo nhiệt độ dựa theo trạng thái của nước, được nhà thiên văn học người Thụy Điển Anders Celsius đưa ra năm 1742. Trong tiếng Anh, độ C có tên gọi là Celsius. Chữ C chính là viết tắt tên của nhà thiên văn này.
Theo thang đo nhiệt độ do Celsius đã tạo ra thì 100 độ C chính là nhiệt độ đóng băng của nước và 0 độ C là nhiệt độ sôi của nước.
Tuy nhiên, vào năm 1744 thì nhà khoa học Carolus Linnaeus đã đảo ngược thang đo này. Cụ thể là điểm đóng băng của nước sẽ là 0 độ C và điểm sôi của nước là 100 độ C. Từ đó, thang đo này đã được sử dụng cho đến thời điểm hiện nay.
Giữa độ C và độ F thì độ C thường được nhiều quốc gia sử dụng hơn và Việt Nam là một trong những đất nước đó.
2. Độ F là gì?
Trong tiếng Anh, độ F được đọc là Fahrenheit và có ký hiệu là oF. Fahrenheit chính là tên của nhà vật lý người Đức. Ông là người đã đưa ra thang đo nhiệt độ này.
Theo Daniel Gabriel Fahrenheit thì ông chọn điểm số không (điểm chuẩn thứ nhất) là nhiệt độ thấp nhất tại thành phố Gdansk. Đây chính quê hương của ông và là nơi có một mùa đông rất khắc nghiệt. Năm 1714, ông xác định nhiệt độ đóng băng của nước tinh khiết là 32 độ F( điểm chuẩn thứ 2). Tiếp đến ông xác định điểm chuẩn thứ 3 (96 độ F) chính là thân nhiệt của một người khỏe mạnh.
Tuy nhiên về sau, thang nhiệt độ của Fahrenheit đã được xác định lại theo 2 điểm chuẩn mới, cụ thể nhiệt độ đóng băng của nước sẽ là 32 độ F và nhiệt độ sôi của nước là 212 độ F. Dựa theo 2 điểm chuẩn mới này thì thân nhiệt của một người khỏe mạnh sẽ là 98.6 độ F, chứ không phải 96 độ F như Daniel Gabriel Fahrenheit đã xác định trước đó.
Trước năm 1960 thì độ F là đơn vị được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Các lĩnh vực phổ biến thường sử dụng thang đo này là Y tế, thời tiết, công nghiệp,…vv.
Hiện nay đa số các quốc gia trên thế giới đều chuẩn hóa thang độ nhiệt độ là độ C. Tuy nhiên, Mỹ và một số nước nói tiếng Anh vẫn còn sử dụng rộng rãi thang đo này. Ở Mỹ thì thang đo độ F thường được sử dụng trong các lĩnh vực phi khoa học.
3. 1 độ C bằng bao nhiêu độ F?
Khi đã nắm rõ khái niệm và lịch sử hình thành của các thang đo nhiệt độ này thì câu hỏi chung của nhiều người sẽ là “1 độ C bằng bao nhiêu độ f?”.
Như đã đề cập ở trên thì 2 thang đo nhiệt độ này không được đồng bộ ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Do đó, khi làm việc hay tra cứu tài liệu nước ngoài thì chúng ta phải biết đổi từ độ F sang độ C và ngược lại. Như vậy sẽ thuận hơn rất nhiều trong việc tra cứu thông tin hoặc làm việc.
Tìm hiểu thêm: Cách đặt vé tàu online nhanh chóng dành cho người chưa biết
Công thức đổi độ F sang độ C như sau:
- oF = (oC x 1,8) + 32
Dựa vào công thức này các bạn sẽ rất dễ dàng để đổi độ C sang độ F. Trong trường hợp bạn muốn biết 1 độ C bằng bao nhiêu độ F thì chỉ cần thay thế số và công thức trên là sẽ có kết quả.
Ví dụ như:
1oC = (1 x 1,8) + 32 = 33,8 oF
Nếu bạn muốn đổi ngược lại thì hãy áp dụng công thức sau:
oC = (oF – 32)/1,8
Dựa theo công thức này các bạn chỉ cần ghép số vào là sẽ có kết quả nhé.
4. Nên dùng thang đo độ F hay thang đo độ C
Hiện nay, đa số các quốc gia đều sử dụng thang đo độ C thay vì độ F như Mỹ. Trên thực tế, mỗi thang đo đều có những điểm mạnh riêng nên mới phân nhánh lựa chọn như vậy.
Với thang đo độ C thì hệ thống đo lường này đơn giản hơn và phù hợp hơn với hệ đo lường mét. Khoảng cách giữa nhiệt độ sôi và nhiệt độ đóng băng là 100 nên sẽ dễ dàng hơn.
Trong khi đó, với thang đo độ F thì cũng có những lợi thế riêng. Theo Jay Hendricks, người điều hành nhóm đo lường nhiệt động lực học của Viện Tiêu chuẩn và Kỹ thuật Hoa Kỳ (NIST), thì độ F có phạm vi đo nhiệt độ môi trường bình thường rộng hơn so với độ C. Cụ thể là nó giúp chúng ta nhận thấy được sự khác biệt về nhiệt độ, chi tiết và rõ ràng hơn.
Ví dụ, khi chúng ta so sánh giữa 70 độ F và 71 độ F thì sẽ cảm nhận được sự khác biệt rõ ràng hơn như khi so sánh giữa 20 độ C với 21 độ C.
Khi đã tìm hiểu về ưu và nhược điểm của 2 thang đo này, đa số các chuyên gia thường sẽ lựa chọn thang đo độ C thay vì độ F như Mỹ.
5. Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F chứ không dùng độ C?
Các bạn có bao giờ thắc mắc là tại sao người Mỹ đến nay vẫn sử dụng độ F mà không dùng độ C như phần còn lại của thế giới không. Đây cũng là vấn đề khiến cho rất nhiều người thắc mắc và liên tục đi tìm câu trả lời.
Trên thực tế, hiện vẫn chưa có câu trả lời chính xác cho vấn đề này. Tuy nhiên, theo một khảo sát gần đây cho thấy, có đến 64% người Mỹ phản đối việc đổi sang hệ đo lường mét và chỉ có 21% ủng hộ đổi hệ đo lường quốc gia. Như vậy có thể thấy, nguyên nhân chính khiến cho Mỹ không đổi sang độ C mà vẫn dùng độ F chính là do người dân không thích, không đồng ý mà thôi.
Ở Mỹ, người ta vẫn sử dụng inch, độ F và pound để thay thế cho hệ đo lường mét, kilogam và độ C như nhiều quốc gia trên thế giới. Như chúng ta đã biết, Mỹ là cường quốc về khoa học, chế tạo,… nên thế giới thường tìm kiếm các tài liệu từ quốc gia này. Do đó, mọi người sẽ phải biết cách đổi độ C sang độ F để thuận tiện hơn khi tra cứu tài liệu.
>>>>>Xem thêm: C sủi có tác dụng gì? Uống C sủi đúng cách theo lời khuyên chuyên gia
Trước đây, ngoài Mỹ thì Anh cũng là quốc gia luôn trần trừ trong việc đổi sang độ F. Tuy nhiên, khi nhận thấy khoảng cách tròn 100 độ của độ C phù hợp hơn với hệ đo lường mét nên đã đổi từ độ F sang độ C. Bên cạnh đó, một lý do khác khiến cho chính phủ Anh quyết định đổi sang độ C chính là để đồng bộ với các quốc gia còn lại của Châu Âu.
Khi Anh còn là một quốc gia thuộc Liên Minh Châu Âu EU thì việc đồng bộ hệ đo lường với các quốc gia thành viên sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho người dân, đặc biệt là các nhà khoa học, học sinh và sinh viên.
Như vậy Bloggiamgia.edu.vn đã giúp các bạn trả lời được các câu hỏi “Độ F là gì? Độ C là gì? 1 độ C bằng bao nhiêu độ F?”. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã hiểu hơn về thang đo độ C và độ F. Bên cạnh đó là những thông tin thú vị về lý do Mỹ không dùng thang đo độ C như đại đa số các quốc gia trên thế giới. Để có thêm nhiều thông tin bổ ích thì các bạn hãy luôn đồng hành cùng Bloggiamgia.edu.vn nhé.
- Nhiệt kế đo trán và những điều cần biết