Hầu hết chúng ta đều đã từng nếm trải cảm giác thiếu ngủ vào một thời điểm nào đó trong đời chẳng hạn những buổi học cả đêm trước ngày thi, những hợp đồng kinh doanh quan trọng hay gia đình vừa đón thành viên mới. Mặc dù thỉnh thoảng thiếu ngủ 1-2 hôm có vẻ không phải là vấn đề lớn, nhưng việc thiếu ngủ liên tục ngày này qua ngày khác thì cần đặc biệt chú ý.
Bạn đang đọc: Điều gì xảy ra nếu bạn không ngủ liên tục trong 72 tiếng?
Việc thiếu ngủ liên tục tác động rất mạnh đến sức khỏe và gây ảnh hưởng mọi khía cạnh cuộc sống. Vậy, điều gì xảy ra nếu chúng ta không ngủ liên tục trong 72 tiếng? Cùng tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Contents
- 1 1. Thức trắng liên tục 6 tiếng
- 2 2. Thức trắng liên tục 12 tiếng
- 3 3. Thức trắng liên tục 24 tiếng: Khả năng phối hợp, trí nhớ và khả năng phán đoán bị suy giảm
- 4 4. Không ngủ liên tục 36 tiếng: Sức khỏe thể chất bắt đầu bị ảnh hưởng tiêu cực
- 5 5. Thức trắng liên tục 48 tiếng: xuất hiện hiện tượng Microsleeps
- 6 6. Không ngủ liên tục trong 72 tiếng: Mất nhận thức và xuất hiện ảo giác
- 7 7. Vai trò của giấc ngủ
- 8 8. Nên ngủ bao nhiêu tiếng một ngày là đủ?
1. Thức trắng liên tục 6 tiếng
Sau một đêm mất ngủ, tâm trạng chúng ta sẽ trở nên cáu kỉnh và dễ căng thẳng hơn. Lý do là bộ não tăng cường tiết cortisol, đây là loại hormone gây ra cảm giác lo âu và chán nản kéo dài.
2. Thức trắng liên tục 12 tiếng
Nếu bạn tiếp tục không trong 6 tiếng tiếp theo, bộ não sẽ khởi động chế độ tiết kiệm năng lượng bằng cách “tắt” những chức năng thần kinh mà nó cho rằng không cần thiết như khả năng đưa ra quyết định và khả năng phán đoán. Tuy vậy, chúng ta chưa gặp quá nhiều rắc rối trong thời điểm này. Về cơ bản, bạn vẫn có thể thực hiện tốt hầu hết các nhiệm vụ thường ngày.
3. Thức trắng liên tục 24 tiếng: Khả năng phối hợp, trí nhớ và khả năng phán đoán bị suy giảm
Hậu quả của việc thiếu ngủ trong 24 giờ có thể so sánh tương đương với tình trạng suy giảm nhận thức của một người có nồng độ cồn trong máu là 0,10%. Bạn dễ xúc động hơn, mất khả năng tập trung, suy giảm thính lực và tăng nguy cơ tử vong do tai nạn. Một số tác động khác của việc mất ngủ liên tục trong 24 giờ:
- Khả năng phán đoán bị ảnh hưởng
- Suy giảm trí nhớ
- Suy giảm khả năng ra quyết định
- Suy giảm khả năng phối hợp tay – mắt
4. Không ngủ liên tục 36 tiếng: Sức khỏe thể chất bắt đầu bị ảnh hưởng tiêu cực
Lúc này sức khỏe của bạn bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu tiêu cực, phổ biến nhất là tình trạng viêm trong máu – một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tim mạch và cao huyết áp. Ngoài ra, nội tiết tố cũng bị ảnh hưởng, gây ra hiện tượng rối loạn cảm xúc.
Khi đạt 36 giờ không ngủ, bạn sẽ bắt đầu có cảm giác đau nhức, ong ong nhẹ ở đầu. Tình trạng này chính là hệ quả của việc bộ não tiếp tục cắt giảm các chức năng để có thể hoạt động với mức năng lượng ít ỏi còn lại.
Nếu bạn vẫn tiếp tục không ngủ sau 36 tiếng, nhiều chức năng sinh lý của cơ thể như việc trao đổi chất, quá trình miễn dịch cũng sẽ bị giảm hoạt động đến mức tối thiểu, kết quả là cơ thể hoàn toàn suy kiệt, tạo điều kiện cho các vi khuẩn, virus ngoài môi trường dễ dàng xâm nhập và tấn công.
5. Thức trắng liên tục 48 tiếng: xuất hiện hiện tượng Microsleeps
Sau hai ngày không ngủ, cơ thể bắt đầu bù đắp bằng cách ngừng hoạt động thông qua sự “viếng thăm” các giấc ngủ Microsleep. Đây được gọi là hiện tượng giấc ngủ siêu ngắn hay nói chính xác hơn là tình trạng mất ý thức tạm thời. Các đợt microsleep kéo dài từ nửa giây đến nửa phút. Nó khiến bạn có thể ngủ thiếp đi bất kể lúc nào.
Các nhà khoa học ví Microsleep tương tự như việc cơ thể bị “cúp điện” đột ngột và thậm chí, một số người còn không thể nhận thức được rằng họ đang trải qua giấc ngủ Microsleep.
Tìm hiểu thêm: Bật mí những tư thế ngủ ngon ngày đèn đỏ chị em nên biết
Thế giới cũng đã ghi nhận một số trường hợp tử vong do thức trắng liên tục 2 ngày. Chẳng hạn vào năm 2014, người ta ghi nhận cái chết của một cổ động viên bóng đá cuồng nhiệt đã dành trọn 48 tiếng để xem World Cup.
Dù sự ra đi đột ngột của người này được xác định là bởi một cơn đột quỵ nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc ngủ hơn 6 tiếng 1 đêm liên tục nhiều ngày có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ gấp 4,5 lần so với người ngủ đều đặn 7-8 tiếng mỗi ngày.
6. Không ngủ liên tục trong 72 tiếng: Mất nhận thức và xuất hiện ảo giác
Nếu bạn tiếp tục thức trắng đến 72 giờ, các ảo giác sẽ bắt đầu xuất hiện, khả năng suy nghĩ nhận thức cũng trở nên khó khăn. Năm 1965, một cậu học sinh trung học 17 tuổi đã quyết định thức trắng liên tục 264 giờ tương đương 11 ngày để xem điều gì sẽ diễn ra. Đây là một thí nghiệm nhằm phục vụ 1 công trình nghiên cứu về vai trò của giấc ngủ.
Ở những ngày cuối cùng của thí nghiệm, cậu bé gặp nhiều rắc rối với trí nhớ ngắn hạn và chật vật để có thể tập trung. Người ta cũng ghi nhận tình trạng ảo giác và hoang tưởng. Các thống kê cho thấy, thức trắng liên tục 11 ngày là giới hạn lớn nhất mà con người có thể chịu đựng được.
Đây là khoảng thời gian cơ thể chúng ta bắt đầu đón nhận những di chứng trầm trọng của việc thiếu ngủ, thậm chí không ít trường hợp tử vong.
7. Vai trò của giấc ngủ
Cảm giác buồn ngủ xảy ra là do sự điều khiển của hormon melatonin, nó được tiết mạnh vào buổi tối, đóng vai trò như một tín hiệu cho biết bộ não đã mệt mỏi và cần nghỉ ngơi. Melatonin cùng với Adenosine là 2 loại hormone có vai trò đưa chúng ta vào trạng thái liu thiu và sâu giấc, làm nhịp thở, nhịp tim chậm lại và các cơ bắp được thư giãn.
Các nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng giấc ngủ giúp dọn dẹp những sản phẩm cặn bã tích tụ trong não, điều này được thực hiện thông qua hệ thống Glymphatic trong não người. Cụ thể, dịch não tủy (cerebrospinal fluid) sẽ được bơm đi khắp mô não trong khi chúng ra ngủ.
Sở dĩ cơ chế này xuất hiện khi ngủ là vì đây là thời điểm các tế bào não co lại khoảng 60%, cho phép dịch lưu chuyển với tốc độ nhanh hơn và dễ dàng hơn. Như vậy, có thể hiểu lý do tại sao ngủ không đủ giấc sẽ làm suy yếu khả năng tập trung và tư duy của bộ não. Trong những trường hợp nghiêm trọng, thiếu ngủ còn có thể dẫn đến tử vong.
Việc mất ngủ kinh niên còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng, chẳng hạn như béo phì, bệnh tim và tiểu đường. Lý do là bởi trong khi ngủ, cơ thể chúng ta tiết ra các hormone giúp kiểm soát sự thèm ăn, quá trình trao đổi chất và xử lý đường glucose.
Nếu ngủ không ngon giấc, cơ thể sẽ tăng sản xuất cortisol hay còn được gọi là hormone căng thẳng. Hormone này khiến chúng ta luôn cảm thấy chán nản và nóng giận không kiểm soát. Nồng độ cortisol cao còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
8. Nên ngủ bao nhiêu tiếng một ngày là đủ?
Vậy bạn nên ngủ bao nhiêu tiếng mỗi đêm là tốt nhất? Mỗi người có nhu cầu ngủ khác nhau, nhưng dưới đây khuyến nghị về số giờ ngủ dành cho mỗi độ tuổi được công bố bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), Hoa Kỳ:
Tuổi | Khuyến nghị về số giờ ngủ hàng ngày |
Trẻ sơ sinh (0 -1 tuổi) | 14-17 giờ |
Trẻ tập đi (1-3 tuổi) | 11-14 giờ |
Trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo (3-7 tuổi) | 10-13 giờ |
Trẻ em ở độ tuổi đi học (7-13 tuổi) | 9-12 giờ |
Trẻ thanh thiếu niên (14-17 tuổi) | 8-10 giờ |
Người trưởng thành (18-64 tuổi) | 7-9 giờ |
Giới tính cũng có thể đóng một vai trò trong việc một người cần ngủ bao nhiêu giờ 1 ngày. Các nhà khoa học đều đi đến thống nhất rằng phụ nữ cần được ngủ lâu hơn so với nam giới vì bên cạnh việc theo đuổi sự nghiệp, phụ nữ phải dành nhiều thời gian để làm những công việc nội chợ, thức khuya chăm sóc con cái và thay đổi sinh lý khi tới chu kỳ kinh nguyệt.
>>>>>Xem thêm: Lạp Xưởng Bao Nhiêu Calo? Ăn Lạp Xưởng Có Mập Không?
—-
Khoa học ngày càng tiến bộ để giúp giải mã giấc ngủ cũng như vai trò quan trọng của nó trọng việc cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần con người. Nhìn chung, đây là một đề tài còn ẩn chứa nhiều bí mật cần giải đáp. Hy vọng những thông tin bài viết chia sẻ đã giúp thỏa mãn bộ não tò mò của bạn rồi nhé. Chúc bạn nhiều sức khỏe và luôn ngủ ngon sống trọn!