Nhờ có sự xuất hiện của các tuyến đường cao tốc mà kinh tế Việt Nam ngày càng khởi sắc. Cứ mỗi lần có một đường cao tốc được thông xe thì lại thêm một tin vui cho nền kinh tế nước nhà. Từ Bắc đến Nam hiện nay có hơn 1000 cao tốc lớn nhỏ. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu các tuyến đường cao tốc tại Việt Nam đã và đang hoạt động tốt nhé!
Bạn đang đọc: Điểm danh các tuyến đường cao tốc tại Việt Nam hiện nay
Contents
- 1 1. Cao tốc Nội Bài – Lào Cai
- 2 2. Cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên – Chợ Mới
- 3 3. Cao tốc Hà Nội – Bắc Giang – Lạng Sơn
- 4 4. Cao tốc Hạ Long – Vân Đồn – Móng Cái
- 5 5. Cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ – Ninh Bình
- 6 6. Cao tốc Hoà Lạc – Hoà Bình
- 7 7. Cao tốc Cam Lộ – La Sơn
- 8 8. Cao tốc La Sơn – Túy Loan
- 9 9. Cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi
- 10 10. Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương
- 11 11. Cao tốc Sài Gòn – Long Thành – Dầu Giây
- 12 12. Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây
- 13 13. Cao tốc Sài Gòn – Trung Lương – Mỹ Thuận
1. Cao tốc Nội Bài – Lào Cai
Cao tốc Nội Bài – Lào Cai là tuyến đường cao tốc tại Việt Nam, được biết đến với ký hiệu gọn hơn là CT.05. Cao tốc dài dài 265 km, bắt đầu từ xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và kết thúc tại phường Duyên Hải, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Đây là một phần của con đường xuyên Á thuộc dự án Hành lang kinh tế Côn Minh – Hà Nội – Hải Phòng.
Người ta đi cao tốc Nội Bài – Lào Cai để tiện đường ghé đến 5 tỉnh gồm Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai. Từ khi hoàn thành đến nay, cao tốc này đã có đến 4 làn đường cho xe di chuyển. Nếu như trước đây việc đi từ Hà Nội đến Lào Cai mất khoảng 7 tiếng thì cao tốc đã rút ngắn khoảng cách xuống gần 1 nửa.
2. Cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên – Chợ Mới
Cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên – Chợ Mới còn được các bác tài gọi vắn tắt là CT.07. Đồng thời, nếu ai đó nói về Quốc lộ 3 mới thì cũng chính là nó. Khởi công xây dựng vào năm 2009, hiện nay cao tốc này đã đi vào hoạt động ổn định với 4 làn xe.
Chiều dài của cao tốc CT.07 là 227 km và đi qua 4 tỉnh gồm Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng. Mục đích chính của việc xây dựng tuyến đường này chính là giảm tải cho Quốc lộ 3 cũ. Đây được xem là cầu nối giao thương giữa Hà Nội và các tỉnh vùng núi phía Bắc.
3. Cao tốc Hà Nội – Bắc Giang – Lạng Sơn
Cao tốc CT.01 hay cao tốc Hà Nội – Bắc Giang – Lạng Sơn là một trong những tuyến đường huyết mạch trong hệ thống giao thông phía Bắc. Con đường này đi qua 2 tỉnh gồm Lạng Sơn và Bắc Giang. Cao tốc có tổng chiều dài khoảng 180 km và cho phép 4 làn xe di chuyển thoải mái. Khi đi vào hoạt động, cao tốc này đã phần nào giúp giảm tải cho Quốc lộ 1, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế của những tỉnh mà nó đi qua.
4. Cao tốc Hạ Long – Vân Đồn – Móng Cái
Hạ Long – Vân Đồn – Móng Cái có ký hiệu là CT.06 và đi qua địa bàn 2 tỉnh Hải Phòng, Quảng Ninh. Con đường có chiều dài khoảng 176 km và có 4 làn xe. Đây là một trong số ít những tuyến cao tốc đầu tư hệ thống ánh sáng dày đặt.
Cao tốc Hạ Long – Vân Đồn – Móng Cái nằm ở vị trí đắt địa, nối 3 trung tâm kinh tế lớn của miền Bắc là Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Đây cũng chính là một trong những tuyết đường thúc đẩy mối quan hệ của Việt Nam đối với Trung Quốc và ASEAN.
5. Cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ – Ninh Bình
Đoạn cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ – Ninh Bình có ký hiệu là CT.01. Tổng chiều dài của nó rơi vào khoảng 50km với tốc độ tối đa là 120 km/h. Từ khi thông xe vào năm 2011 đến nay, cao tốc đã giúp các bác tài tiết kiệm được rất nhiều thời gian và giúp việc vận chuyển hàng hoá trở nên dễ dàng hơn.
Pháp Vân – Cầu Giẽ – Ninh Bình đi qua 3 tỉnh gồm Hà Nội, Hà Nam và Nam Định. Với kinh phí đầu tư khủng và 4 làn xe lưu thông, đây được đánh giá là một trong những đoạn cao tốc mang lại nhiều lợi ích ở miền Bắc.
6. Cao tốc Hoà Lạc – Hoà Bình
Cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình là tuyến đường cao tốc tại Việt Nam sở hữu độ dài 26km và là một đoạn của đường cao tốc Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên. Các xe được cho phép chạy với tốc độ tối đa là 100 km/h và có đến 6 làn xe để di chuyển. Cao tốc này chỉ đi quan 1 tỉnh là Hoà Bình, góp phần giúp tỉnh này ngày càng phát triển hơn. Đây chính là cầu nối kinh tế quan trọng của tỉnh và mang lại giao diện mới cho bộ mặt thành phố.
7. Cao tốc Cam Lộ – La Sơn
Cam Lộ – La Sơn là đoạn cao tốc đi qua 2 tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Chiều dài của cao tốc này là khoảng 98,35 km và phần lớn nằm ở Thừa Thiên Huế. Khi lưu thông trên tuyến đường này, bạn cần chú ý là chỉ được chạy tối đa 80 km/h. Hiện nay, sau hơn 1 năm đi vào hoạt động, cao tốc Cam Lộ – La Sơn đã cho thấy sự hữu ích khi rút ngắn thời gian di chuyển và giảm thiểu tình trạng kẹt xe trong đô thị.
Tìm hiểu thêm: Lập thu là gì? Điều kiêng kỵ cần lưu ý? Tiết lập thu 2024 bắt đầu từ ngày nào?
8. Cao tốc La Sơn – Túy Loan
La Sơn – Túy Loan là đoạn cao tốc đi qua tỉnh Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng. Cao tốc này dài 77,5km và mới đi vào hoạt động hơn 1 năm với 6 làn đường. Vận tốc tối đa khi lưu thông trên đoạn đường này là từ 70 – 80 km/h. Đường cao tốc này giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ miền Bắc đến Đà Nẵng. Từ đây, nó mở ra nhiều cơ hội hợp tác của các doanh nghiệp nằm ở cả 2 cùng Bắc – Trung.
9. Cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi
Cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi đi qua 3 tỉnh gồm Đà Nẵng – Quảng Nam – Quảng Ngãi. Nó có tổng chiều dài là 139km với 4 làn đường và tốc độ cao nhất là 120 km/h. Đây được xem là một trong những tuyến đường cao tốc lâu đời tại Việt Nam khi đi vào hoạt động vào năm 2018. Cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi đã biến mong ước rút ngắn đoạn đường từ Đà Nẵng đến các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ thành hiện thực.
10. Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương
Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương được khởi công xây dựng để nối liền các tỉnh Đông Nam Bộ với Tây Nguyên. Cao tốc này có thời gian xây dựng khá lâu với chiều dài lên đến 220 km. Đoạn đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương giúp cho Quốc lộ 20 giảm tải áp lực và cũng khiến cho thời gian đi từ Sài Gòn đến Tây Nguyên được rút ngắn.
Đây là điều mang lại cho những ai kinh doanh mặt hàng nông sản rất phấn khởi. Đường đi ngắn hơn thì hoa quả rau củ sẽ ít bị hư hỏng hơn, chi phí cũng không bị đội lên quá nhiều.
11. Cao tốc Sài Gòn – Long Thành – Dầu Giây
Bắt đầu từ Đại lộ Mai Chí Thọ, tuyến đường cao tốc Sài Gòn – Long Thành – Dầu Giây kết thúc ở Quốc lộ 1. Tiếp theo nó sẽ là cao tốc Dầu Giây – Liên Khương vừa được đề cập ở trên. Đường cao tốc này có 6 làn xe và chiều dài là 55,7 km. Từ khi đi vào hoạt động, đây chính là con đường quen thuộc giúp rút ngắn thời gian khi di chuyển từ Sài Gòn đến Đồng Nai, Bình Thuận,…
12. Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây
Dạo gần đây, mọi người thường kháo nhau rằng thay vì du lịch Vũng Tàu, người Sài Gòn cũng có thể tắm biển ở Phan Thiết với đường đi chỉ tầm 2 tiếng. Đây chính là lợi ích đầu tiên mà cao tốc Phan Thiết – Dầu giây mang lại khi được chính thức thông xe vào năm 2023.
Con đường giúp thời gian đi từ Sài Gòn về Bình Thuận được rút ngắn đáng kể, từ 3 – 4 tiếng giờ chỉ còn 1 tiếng 45 phút. Ngoài ra, nó còn góp phần thúc đẩy và mở rộng dịch vụ du lịch ở thành phố biển Phan Thiết.
13. Cao tốc Sài Gòn – Trung Lương – Mỹ Thuận
Sài Gòn – Trung Lương – Mỹ Thuận là tuyến đường dài 51 km đi qua địa phận tỉnh Tiền Giang. Đây được xem là huyết mạch kinh tế của Sài Gòn và các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Đường cao tốc này gồm 4 làn xe với tốc độ cao nhất là 80 km/h. Từ khi đi vào hoạt động, tuyến đường đã giúp cho việc trao đổi hàng hoá giữa Sài Gòn và Tiền Giang trở nên thuận tiện hơn.
>>>>>Xem thêm: Luận cung Quan Lộc trong tử vi đầy đủ, chi tiết nhất
Trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, giao thông chính là cầu nối quan trọng nhất. Việc tập trung xây dựng và thông xe cho các tuyến đường cao tốc tại Việt Nam là chính sách đúng đắn để thúc đẩy quá trình đô thị hoá một cách nhanh chóng. Từ đó tạo ra nhiều sự khởi sắc trong nền kinh tế hiện nay và góp phần cải thiện đời sống người dân.
- Khám phá top 10 du thuyền 5 sao được yêu thích nhất tại Việt Nam
- Tổng hợp 10 cảng biển tại Việt Nam phổ biến, có quy mô lớn