Ông cha ta có câu “Đầu năm mua muối cuối năm mua vôi”. Tập tục này xuất hiện từ xa xưa nhưng không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa chính xác của chúng. Vì vậy, bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của mọi người một cách chi tiết nhất!
Bạn đang đọc: “Đầu năm mua muối cuối năm mua vôi” có nghĩa là gì?
Contents
1. Vì sao “Đầu năm mua muối cuối năm mua vôi”?
Nhiều người xem việc mua gì vào đầu năm rất quan trọng, chúng sẽ ảnh hưởng đến vận may trong suốt một năm còn lại. Người ta thường mua muối vào sáng mùng 1 Tết để cả năm đậm đà, ý vị. Còn những ngày cuối năm, người xưa thường mua vôi để quét lại nhà, sơn lại cổng với hy vọng có thể xua đuổi vận xui, ma quỷ. Từ đây, câu “Đầu năm mua muối cuối năm mua vôi” ra đời và được truyền lại cho thế hệ sau.
1.1. Vì sao đầu năm mua muối?
Sáng mùng 1 Tết, ta dễ dàng bắt gặp nhiều người đi bán muối dạo ở khắp các khu phố, đường làng hay trước cổng chùa. Mọi người đều hào hứng mua một ít muối để lấy may cho cả năm và không kỳ kèo mặc cả bao giờ. Muối mua vào mùng 1 Tết được xem là “muối lộc”, có ý nghĩa quan trọng đến gia đình trong cả năm.
Theo quan niệm xưa thì muối là thứ mặn mà, mang lại may mắn và xui đuổi những thứ tà ma, xú uế. Mua muối còn có ngụ ý mang lại sự đậm đà cho các mối quan hệ, hôn nhân và hoàn thuận giữa con cái. Hiểu đơn giản thì Muối làm mặn, mua muối là mua sự mặn mà về cho gia đình.
Muối tuy nhỏ, có ít giá trị kinh tế nhưng lại hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu xa, mang ý nghĩa văn hóa phi vật thể. Hạt muối màu trắng, có sự kết tinh cao tượng trưng cho sự sạch sẽ và tinh khiết. Chúng biểu trưng cho tình cảm tốt đẹp, những điều tốt lành sẽ đến với gia chủ trong thời gian sắp tới.
1.2. Vì sao cuối năm mua vôi?
Trong quan niệm xưa, vôi có tác dụng trừ tà và xua đuổi ma quỷ. Vào những ngày cuối năm, sau khi đưa ông Công ông Táo về trời, lũ quỷ thường kéo đến gây rắc rối. Các gia đình Việt Nam thường rắc vôi ở 4 góc vườn, trước cổng nhà để bảo vệ chính mình. Cách làm này có thể đuổi quỷ dữ ra khỏi lãnh thổ của mình, xua đuổi những điều đen đủi ở năm cũ và sẵn sàng đón chào năm mới.
Trong chuyện sự tích cây nêu, lũ quỷ hành hạ, quấy nhiễu con người trong thời gian dài. Và khi họ đứng lên chống lại chúng, Đức Phật đã chỉ dẫn: Ném tỏi, rắc vôi bột về phía lũ quỷ. Lúc đây, đoàn quân lũ quỷ kéo đến hùng hậu, tưởng chừng có thể nuốt chửng con người. Nhưng chúng lại chùn bước và tháo chạy khi gặp phải loại bùa trên. Chúng chạy tít về phía biển Đông và không bao giờ quay lại nơi trần gian.
Ngày trước vào cuối năm, ông cha ta mua vôi để quét lại tường nhà, cổng. Mục đích là vừa làm mới nhà cửa đón Tết, vừa đuổi tà ma. Tuy có ý nghĩa như vậy, nhưng vôi không được dùng vào dịp đầu năm vì màu trắng tượng trưng cho tang tóc và sự bạc bẽo.
Ngoài ra, “Đầu năm mua muối cuối năm mua vôi” là để cha mẹ nhắc con cái “ăn dè, ăn nhịn” và không tiêu xài hoang phí. Con cái hãy tiết kiệm để cuối năm có tiền mua vôi xây nhà cửa.
2. Mua muối đầu năm nên đặt ở đâu?
Mua muối đầu năm mang nhiều ý nghĩa quan trọng, đồng thời, vị trí đặt muối cũng chứa những hàm ý riêng.
- Xua tà khí cho cả năm: Cho muối trắng vào ¾ ly thủy tinh hoặc bát, đặt 6 đồng xu theo hình vòng tròn lên trên muối với mặt dương của đồng xu ngửa lên trên. Đây là cách làm bát muối phong thủy cầu may mắn và xua đuổi tà khí cho cả năm.
- Sau khi mua muối vào sáng mùng 1 Tết, bạn hãy đặt một ít vào trong ví tiền. Việc làm này ngụ ý cả năm được may mắn, mặn mà và thu hút tiền bạc.
- Với những ai làm kinh doanh, buôn bán, có thể đặt túi muối trứng ở quầy hàng để cầu tài lộc.
- Những ai thường đi xa hoặc du lịch, hãy đặt túi múi trong xe hoặc vali để có một chuyến đi bình an, may mắn.
Tìm hiểu thêm: Top 11 tiệm bánh kem ngon quận 5 bạn nhất định nên thử qua
3. Những điều nên làm và không nên làm vào đầu năm
Người châu Á nói chung, người Việt Nam nói riêng rất quan tâm đến những điều được làm và không được làm vào những ngày đầu năm. Họ quan niệm việc làm này sẽ ảnh hưởng đến vận mệnh trong suốt một năm tiếp theo. Ta thấy rõ điều này trong câu “Đầu năm mua muối cuối năm mua vôi”. Ngoài ra, dưới đây là một số việc bạn nên làm vào đầu năm:
- Mặc quần áo mới
- Đi chùa vào mùng 1 Tết
- Khai bút đầu năm
Những điều không nên làm:
- Kỵ quét nhà, hốt rác
- Không cãi nhau
- Không cho vay, cho mượn hay đòi nợ
- Không làm đổ vỡ đồ dùng
>>>>>Xem thêm: Cả thèm chóng chán: Định nghĩa, biểu hiện, tác hại và cách khắc phục
Trên đây là lý giải chi tiết cho tục “Đầu năm mua muối cuối năm mua vôi” mà chúng tôi đã tổng hợp. Từ những thông tin trên, hy vọng bạn có thể hiểu thêm về ý nghĩa về các phong tục của ông cha ta.