Đạo đức là gì? Đạo đức và pháp luật khác nhau như thế nào?

Rate this post

Ngay từ khi còn là trẻ em, chúng ta đã được bố mẹ và thầy cô dạy về đạo đức. Trong các chương trình học, chủ đề đạo đức cũng được nhắc đến thường xuyên và có những môn riêng dành cho nó. Vậy bạn đã thật sự hiểu đạo đức là gì hay chưa? Nếu vẫn còn nhiều thắc mắc và muốn được làm rõ, đừng bỏ qua bài viết sau đây của Bloggiamgia.edu.vn nhé!

Bạn đang đọc: Đạo đức là gì? Đạo đức và pháp luật khác nhau như thế nào?

1. Đạo đức là gì?

Đạo đức là cụm từ Hán Việt phổ thông và xuất hiện nhiều trong cuộc sống hằng ngày. Đạo đức dùng để chỉ một nét tính cách của cá nhân hoặc tổ chức. Khi nói đến cụm từ này, chúng ta có thể hiểu nó bao gồm các giá trị, nguyên tắc và hành vi được coi là xứng đáng và hợp lý.

Đạo đức có thể liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như tôn giáo, xã hội, kinh doanh hoặc cá nhân. Mục đích của đạo đức là giúp một cá nhân hoặc tổ chức tạo ra một cuộc sống tốt đẹp hơn và góp phần xây dựng xã hội văn minh.

Đạo đức là gì? Đạo đức và pháp luật khác nhau như thế nào?

Đạo đức là gì mà sẽ giúp cá nhân và xã hội tốt đẹp hơn

Ta có thể nhìn đạo đức theo nhiều góc độ trong đời sống, cụ thể như sau:

  • Đạo đức cá nhân thể hiện sự hiểu biết cũng như ý chí của một người khi luôn cố gắng làm theo lời dạy từ các bậc tiền bối trong cách ứng xử tinh tế và lối sống thanh tao.
  • Đạo đức cộng đồng được nhìn thấy trong những quy định chung về cách ứng xử giữa những cá nhân thuộc tập thể. Các hành vi của họ phải đảm bảo tuân theo thuần phong mỹ tục địa phương và tạo nên truyền thống văn hóa tốt đẹp.
  • Đạo đức xã hội thường chỉ được quan tâm nhiều khi có những hỗn loạn và hành vi thiếu chuẩn mực. Lúc này, những người được xem là có tri thức sẽ cùng bàn luận để tạo dựng nên nền tảng đạo đức cơ bản và mọi người trong xã hội cần tuân theo.

2. Như thế nào là chuẩn mực đạo đức?

Nói một cách dễ hiểu, chuẩn mực đạo đức bao gồm những quy tắc và đòi hỏi của xã hội đối với cá nhân hay tập thể. Các chuẩn mực sẽ giúp chúng ta biết được đâu là việc nên làm, không nên làm, cái gì được phép và cái gì không. Bên cạnh những điều mang tính chọn lựa, cũng sẽ có những điều bắt buộc phải thực hiện nếu muốn trở thành người hay tập thể đạo đức.

Hệ thống các chuẩn mực đạo đức được chính con người đề ra và trở thành yêu cầu chung của toàn xã hội. Khi mỗi cá nhân và tập thể tuân thủ nghiêm tác những chuẩn mực này, xã hội sẽ ngày càng trở nên phát triển hơn.

Đa số chuẩn mực đạo đức đều không thành văn nhưng chúng lại đóng vai trò quan trọng và luôn được dùng để đánh giá ai đó. Nhờ vậy mà trước khi làm bất cứ việc gì, con người cần phải suy xét và kiểm nghiệm xem có vi phạm đạo đức không. 

Đạo đức là gì? Đạo đức và pháp luật khác nhau như thế nào?

Chuẩn mực đạo đức là gì mà ta tin rằng đúng đắn

Tùy vào từng cá nhân và hoàn cảnh mà chuẩn mực đạo đức sẽ thay đổi. Bởi lẽ có những chuẩn mực phù hợp với giai đoạn này nhưng không còn tác dụng trong giai đoạn khác. Từ đó ta có thể thấy rằng các quy tắc về đạo đức luôn ở trong trạng thái động. Chúng sẽ thay đổi để đáp ứng nhu cầu phát triển của lịch sử nhân loại.

Trong suốt quá trình vận động, một số quy tắc đạo đức không chỉ biến đổi mà đôi khi còn bị loại bỏ. Điều này xảy ra khi chúng dần trở nên lỗi thời và xa rời với thực tế cuộc sống. Nếu một quy tắc mất đi, sẽ có một chuẩn mực khác phù hợp hơn được hình thành. Vì vậy, chuẩn mực đạo đức cũng có tính tuần hoàn theo thời gian.

3. Điều gì cấu tạo nên đạo đức?

3.1. Đạo đức trong ý thức

Đạo đức trong ý thức có nghĩa là tuân thủ và thực hiện những nguyên tắc mà một cá nhân hoặc tổ chức tin là hợp lý. Đây là một phần quan trọng của sự trải nghiệm cuộc sống và có thể góp phần tạo ra sự tự tin, tự hào hay tự trọng cho con người. 

Nói một cách dễ hiểu thì ý thức đạo đức chính là nhận thức của mỗi người trước một vấn đề nào đó. Khi bạn có nhận thức đúng đắn thì khả năng cao những hành động của bạn cũng hoàn thiện và phù hợp với các chuẩn mực đạo đức đã được đề ra.

Tìm hiểu thêm: Mách bạn cách chọn lựu ngon, đỏ, chắc tay và mọng nước

Đạo đức là gì? Đạo đức và pháp luật khác nhau như thế nào?
Ý thức đạo đức là gì mà luôn diễn ra trong suy nghĩ

3.2. Đạo đức trong hành vi

Đạo đức trong hành vi là việc thực hiện những hành động dựa trên các chuẩn mực. Tất nhiên trong đời sống có vô số hành vi, đôi khi chúng đúng đắn và cũng không thiếu những điều đi ngược với đạo đức.

Nhiều người tin rằng để phân biệt hành động đạo đức và phi đạo đức, chúng ta chỉ cần nhìn vào kết quả. Tuy vậy, phương pháp này chỉ đúng một phần mà thôi. Trên thực tế, có trường hợp kết quả sai nhưng nguyên nhân lại bắt nguồn từ sự bất đắc dĩ. Từ đó chúng ta nhận thấy rằng động cơ của hành vi đạo đức cực kỳ quan trọng và phải xuất phát từ ý thức đúng đắn.

4. Chức năng quan trọng của đạo đức

Khi bạn sống theo đạo đức, bạn sẽ điều chỉnh được suy nghĩ và hành vi của bản thân. Chuẩn mực đạo đức chính là thước đo để bạn có thể đánh giá mức độ đạo đức của hành động. 

Đạo đức quy định thái độ, trách nhiệm và nghĩa vụ của từng cá nhân đối với chính họ cũng như những người xung quanh. Vì thế mà có thể nói đạo đức là khuôn mẫu tiêu chuẩn mỗi người định hướng cũng như xây dựng lối sống, lí tưởng.

Đạo đức là gì? Đạo đức và pháp luật khác nhau như thế nào?

Đạo đức mang đến xã hội văn minh

5. Vai trò của đạo đức

Đạo đức là một trong những chủ đề thường xuyên được bàn luận trong cuộc sống hằng ngày. Điều này chứng tỏ đạo đức có vai trò cực kỳ quan trọng đối với từng cá nhân và cộng đồng. Sau đây là một số vai trò dễ thấy nhất của đạo đức:

  • Kết hợp lợi ích của cá nhân và xã hội một cách đúng đắn, không gây ra sự ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển chung.
  • Kìm hãm sự chi phối của lợi ích liên quan đến kinh tế. Tiền tài vật chất rất quan trọng nhưng không thể bỏ qua hoặc bất chấp mọi giá trị đạo đức để đạt được.
  • Mang đến sự phát triển bền vững cho xã hội loài người qua mọi thời kỳ. Chỉ khi được xây dựng trên nền tảng đạo đức, xã hội mới có thể tồn tại và văn minh.
  • Trở thành mục tiêu phấn đấu của những người có đam mê và hoài bão về một xã hội công bằng và thiện lành.

Đạo đức là gì? Đạo đức và pháp luật khác nhau như thế nào?

>>>>>Xem thêm: 10+ mẫu uốn tóc đẹp giúp bạn “hack” tuổi, xinh như Idol

Đạo đức là gì mà có nhiều chức năng trong quá trình tiến hóa của loài người

6. Phân biệt pháp luật và đạo đức

Đạo đức và pháp luật nếu chỉ hiểu sơ khai thì có vẻ khá giống nhau. Tuy nhiên, nếu suy xét cẩn thận thì chúng lại là hai phạm trù hoàn toàn riêng biệt. Điểm khác nhau điển hình nhất giữa pháp luật và đạo đức chính là tính bắt buộc.

Theo đó, mặc dù nói đạo đức là chuẩn mực xã hội và cần tuân theo, nhưng nếu không làm đúng, nhiều nhất bạn cũng chỉ bị chỉ trích hoặc phê phán. Trái lại, đối với pháp luật, nếu bạn vi phạm, chắc chắn bạn sẽ phải nhận lấy hình phạt thích đáng, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.

Bên cạnh đó, như đã nói, đạo đức luôn tồn tại dưới dạng động. Điều này có nghĩa là nó sẽ thay đổi sao cho phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh. Ngoài ra, đạo đức ảnh hưởng rộng rãi đến tất cả mọi lĩnh vực tinh thần của con người.

Không giống với đạo đức, pháp luật chỉ ảnh hưởng đến một số vấn đề nhất định, nhất là những việc liên quan đến chế độ nhà nước hay chính phủ. Nó cũng không thể liên tục thay đổi để phù hợp với từng cá thể. 

  • Gia đình là gì? Làm rõ chức năng của gia đình trong xã hội
  • Phương pháp luận là gì? Vai trò, ý nghĩa và phân loại

Kết luận

Như vậy câu hỏi đạo đức là gì đã được giải thích vô cùng chi tiết trong bài viết trên. Đạo đức chính là chuẩn mực để mỗi người chúng ta sống tốt hơn từng ngày. Khi cá nhân trở nên đạo đức, chắc chắn xã hội con người sẽ không còn những điều đáng tiếc xảy ra.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *