Danh dự là gì? Phải làm gì khi bị bôi nhọ và xúc phạm danh dự

Rate this post

Trong cuộc sống, danh dự là một yếu tố rất quan trọng của mỗi người. Đặc biệt, không một ai có quyền xúc phạm nhân phẩm và danh dự của một cá nhân nào cả. Vậy danh dự là gì? Mời bạn đọc hãy cùng tìm hiểu chi tiết ở trong bài viết này. 

Bạn đang đọc: Danh dự là gì? Phải làm gì khi bị bôi nhọ và xúc phạm danh dự

1. Danh dự là gì? 

Danh dự là sự coi trọng, tôn trọng của xã hội đối với cá nhân, tổ chức nào đó được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Theo đó, danh dự gắn liền với mỗi cá nhân nhưng mang mang tính xã hội rất lớn. Bởi vì chúng được hình thành dựa trên mối quan hệ ở trong xã hội. Việc mọi người nhìn vào chính là thước đo đánh giá cá nhân có danh dự hay không? 

Hơn nữa, danh dự là yếu tố quan trọng để khẳng định vai trò, uy tín của một cá nhân, tổ chức nào đó ở trong xã hội, được hiến pháp, pháp luật bảo vệ và không có ai có quyền xâm phạm. 

Danh dự là gì? Phải làm gì khi bị bôi nhọ và xúc phạm danh dự

Bạn đã biết danh dự là gì hay chưa? 

2. Vai trò của danh dự là gì?

Danh dự là một trong các quyền riêng tư của con người, không chỉ có vai trò tạo uy tín đối xã hội mà bản thân người có danh dự cũng là phẩm chất quan trọng để khẳng định giá trị đạo đức, tinh thần tốt đẹp chính bản thân mình. Ngoài ra, người có danh dự cũng được đánh giá cao bởi đây là người có phẩm chất đạo đức tốt, nhận thức được đâu là việc nên làm và đâu là việc không nên làm. 

Từ đó cũng phát huy được sự tích cực ở trong cuộc sống, góp phần xây dựng nên xã hội ngày càng phát triển và tiến bộ hơn. Vậy nên những người có nhân phẩm tốt, có lương tâm thường được nhiều người yêu quý, kính trọng, họ cũng luôn nhận được sự giúp đỡ người khác khi gặp phải khó khăn. 

3. Người có danh dự là người như thế nào? 

Người có danh dự sẽ luôn nhận được sự tin tưởng, tôn trọng của những người xung quanh. Bởi đây là thước đo để đánh giá một người và cũng là phẩm chất đáng quý và cao đẹp mà con người luôn muốn hướng đến. 

Trong mọi lĩnh vực cuộc sống, người có danh dự là người được đánh giá cao và nhận nhiều trọng trách lớn. Đặc biệt, họ luôn sống có trách nhiệm với bản thân, xã hội. Người này luôn có ý thức sống, làm việc hay ứng xử theo một quy tắc cụ thể do bản thân đặt ra nhằm tránh vướng phải điều xấu ở trong xã hội. 

Ngoài ra, người có danh dự là người sống hết mình vì cộng đồng, vì cuộc sống, luôn làm những điều có ích cho xã hội, làm việc thiện và nói không với điều xấu. 

Danh dự là gì? Phải làm gì khi bị bôi nhọ và xúc phạm danh dự

​​
Tìm hiểu biểu hiện của một người có danh dự

4. Tại sao chúng ta cần sống có danh dự? 

Danh dự là phẩm chất cao quý mà mỗi người cần giữ gìn và bảo vệ. Theo đó, danh dự của cá nhân hay tổ chức chính là kết quả của việc tốt mà họ đã làm cho xã hội, đây cũng là cơ sở để họ tiếp tục phát huy những hành động có ích, lan rộng điều tốt đẹp đến nhiều người hơn. 

Khi chúng ta hiểu rõ về phẩm chất này thì mỗi người sẽ có ý thích rèn luyện bản thân lối sống tốt đẹp, nâng cao uy tín của mình. biết đâu là đúng đâu là sai, biết điều gì nên làm và không nên là, Từ đó phát huy sự tích cực ở trong cuộc sống mỗi người, góp phần xây dựng xã hội ngày càng phát triển và văn minh hơn.  

5. Bảo vệ danh dự, nhân phẩm là gì? 

Bảo vệ danh dự nhân phẩm là một trong những cách để chúng ta tự bảo vệ bản thân trước điều xấu, tránh bản thân ra khỏi những rắc rối và ảnh hưởng tiêu cực từ xúc phạm, bôi nhọ của họ. 

Mỗi chúng ta đều có danh dự và điều này cần được tôn trọng bởi tất cả mọi người, không một ai có quyền xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của mình. Để có thể làm được điều này, bạn cần hiểu rõ danh là gì, biểu hiện ra sao và pháp luật đã ra quy định như thế nào để bảo vệ danh dự mỗi người. 

6. Xúc phạm danh dự là gì?

Xúc phạm danh danh dự nhân phẩm là hành vi sử dụng những lời lẽ khó nghe, mang tính sự sỉ nhục, thô bỉ nhằm hạ thấp giá trị, chà đạp lên nhân phẩm của người khác. Đây là hành vi gây hậu quả nghiêm trọng làm giảm uy tín cá nhân, tổ chức, gây thiệt hại đến đối phương, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và công việc của người khác. 

Dưới đây là những hành vi cụ thể về việc xúc phạm nhân phẩm danh dự là: lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, cạo đầu nạn nhân hay lột quần áo giữa đám đông…

Tìm hiểu thêm: TOP 11 quán nhậu quận Bình Thạnh ngon và rẻ

Danh dự là gì? Phải làm gì khi bị bôi nhọ và xúc phạm danh dự
Xúc phạm danh dự gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng cho nạn nhân

Để làm nhục người khác, người phạm tội sẽ có hành vi vũ lực, hoặc đe doạ dùng vũ lực như bắt trói, tra khảo, vật lộn, đấm đá hay sử dụng phương tiện nguy hiểm khống chế, đe dọa, sử dụng vũ lực bắt trói, tra khảo, vật lộn, đấm đá. Hoặc sẽ sử dụng phương tiện nguy hiểm khống chế, đe dọa, buộc người bị bại phải làm theo ý muốn của mình. 

Tất cả hành vi, thủ đoạn đó nhằm mục đích làm nhục chứ không nhằm mục đích khác. Nếu hành vi làm nhục người khác có thể cấu thành tội độc lập thì tùy trường hợp cụ thể, người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục, tội tương ứng với hành vi đã thực hiện. 

7. Xúc phạm danh dự sẽ bị xử phạt như thế nào?

Danh dự là phẩm chất cao quý của mỗi người, luôn được pháp luật ghi nhận, bảo vệ. Tuỳ thuộc vào tính chất, mức độ mà hành vi xúc phạm danh dự người khác khác mà có thể bị xử phạt hành chính, hình sự hoặc bồi thường thiệt hại cho nạn nhân. 

Cụ thể, tại điều 155, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định sau: 

“Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

3.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4.Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”

Bên cạnh đó, tại điều 5, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính đối với hành vi xâm phạm danh dự người khác như sau:

“Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

1.Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác”

Danh dự là gì? Phải làm gì khi bị bôi nhọ và xúc phạm danh dự

>>>>>Xem thêm: Cây Mộc Hương: đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc

Các mức xử phạt khi xúc phạm danh dự người khác

8. Cần làm gì khi bị người khác xúc phạm danh dự? 

Căn cứ vào những quy định về pháp luật Dân sự và Hình sự, khi bị người khác xúc phạm danh dự và nhân phẩm, uy tín cá nhân bạn có quyền tố cáo cơ quan công an, cơ quan chức năng điều tra, xử phạt vi phạm hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự. 

Trong trường hợp khi bạn không muốn họ truy cứu trách nhiệm hình sự khi bị người khác xúc phạm, bạn có thể làm đơn để kiện ra toà  án nhân dân có thẩm quyền nhằm yêu cầu bồi thường thiệt hại, cải chính thông tin và thực hiện xin lỗi nhằm đảo bảo quyền cùng lợi ích chính đáng cho mình.

Trên đây là những thông tin hữu ích về danh dự là gì mà Bloggiamgia.edu.vn muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn có góc nhìn tổng quan về phẩm chất đạo đức này, từ đó biết cách bảo vệ danh dự của mình tránh khỏi những tổn thất không đáng có. 

>>>Đọc thêm: 

  • Dũng cảm là gì? Ý nghĩa và cách rèn luyện lòng dũng cảm
  • Nỗ lực là gì? Ý nghĩa của sự nỗ lực ở trong cuộc sống
  • Ý chí là gì? Làm thế nào để rèn luyện ý chí bạn đã biết chưa?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *