Củ khúc khắc có tác dụng gì? Một số bài thuốc chữa bệnh từ củ khúc khắc 

Rate this post

Trong y học cổ truyền, củ khúc khắc mang vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, chữa tê thấp, đau mỏi, tiêu hoá kém… Dù vậy không phải ai cũng hiểu rõ củ khúc khắc có tác dụng gì? Vậy nên hãy cùng tìm hiểu thông tin hữu ích ở trong bài viết này, bạn nhé!

Bạn đang đọc: Củ khúc khắc có tác dụng gì? Một số bài thuốc chữa bệnh từ củ khúc khắc 

1. Tìm hiểu về cây khúc khắc 

Cây khúc khắc là cây thân leo, sống quanh năm, cây dài từ 4 đến 5m, có dây dài tới 10m, có nhiều cành nhỏ, mảnh, không có gai, thường có tua cuốn dài. Lá cây mọc so le, có hình bầu dục thuôn đầu nhọn dài từ 5 đến 13cm, rộng 3 đến 7cm, chắc cứng, có 3 gân nhỏ từ gốc và nhiều gân con.

Hoa của cây khúc khắc mọc thành tán có từ 20 đến 30 hoa nhỏ, màu xanh nhạt, hoa đực và hoa cái riêng rẽ. Quả khúc khắc mọng, hình cầu, có 3 hạt, khi chín sẽ có màu đỏ hay tím đen. Hoa Khúc khắc nở vào tầm tháng 5 và 6 hàng năm và ra quả từ tháng 7-10. Rễ củ khúc khắc có hình thù không nhất định.

Củ khúc khắc có tác dụng gì? Một số bài thuốc chữa bệnh từ củ khúc khắc 

Quả của cây khúc khắc

Loài thân leo này thường mọc hoang và thấy ở nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Myanmar…

Tại Việt Nam, cây mọc hoang khắp các vùng đồi núi, trung du như Hà Giang, Lạng Sơn, Hoà Bình, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nghệ An, Kontum, Lâm Đồng…

Củ khúc khắc có tác dụng gì? Một số bài thuốc chữa bệnh từ củ khúc khắc 

Cây khúc khắc mọc rất nhiều tại các tỉnh miền Bắc

2. Củ khúc khắc là củ gì? 

Cây khúc khắc có bộ phận dùng để làm thuốc là rễ củ, thu hái được quanh năm nhưng đạt kích thước tốt nhất vào mùa hè. Củ hình trụ dẹt, kích thước không đồng đều, có những chồi, rễ con mọc ra. Mặt ngoài có màu nâu, ở bên trong có màu trắng hoặc nâu đỏ nhạt, hình dáng hơi tròn vào. Khi sờ vào có chất bột, lát cắt hơi dai và khó bẻ, khi nhúng vào nước hơi trơn và dính. 

Dược liệu được đào về, cắt bỏ phần rễ con, rửa sạch và được sơ chế theo nhiều cách khác nhau, có thể thái lát mỏng phơi hoặc sấy khô. Hoặc ủ 3 ngày cho củ mềm ra rồi thái lát mỏng, sau đó mới mang đi phơi. Dược liệu rất ẩm mốc và hư hại, vậy nên bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát.

Củ khúc khắc còn được gọi là Thổ phục linh, Linh phạn đoán, Cậm cù, Sơn lỳ lương, Dây khum, Kim cang, Hồng thổ linh, Thổ tỳ giải, Sơn trư phấn, Dây chắt. Loại củ này có tên khoa học là Smilax glabra Roxb.

Tác dụng của củ Khúc khắc

Qua những nghiên cứu thực nghiệm trên mô hình động vật đã chứng minh loại củ này có tác dụng như: 

  • Một là, trong củ khúc khắc có chứa astilbin nên có tác dụng làm giảm acid uric ở trong máu trên chuột. Trong khi đó chất catalase sẽ hỗ trợ làm giảm stress oxy hoá do tình trạng tăng acid uric máu. 
  • Hai là, củ khúc khắc có thể chứa chất chống oxy hoá và chống viêm tự nhiên trong việc chữa độc thận do chì gây ra.
  • Ba là, 6 loại loại flavonoid (astilbin, neoastilbin, isoastilbin, neoisoastilbin, engeletin, epicatechin) trong loại củ này có khả năng chống oxy hoá và kháng viêm hiệu quả.
  • Bốn là, thành phần glycoprotein có công dụng kháng virus, chống tăng sinh.
  • Năm là, dịch chiết cồn từ củ khúc khắc có khả năng chống dị ứng mạnh mẽ.
  • Sáu là, sử dụng củ khúc khắc liều nhỏ có thể kích thích tiêu hoá, tuy nhiên dùng với liêu cao có thể gây nôn mửa, biếng ăn. 
  • Bảy là, khúc khắc có khả năng chống oxy hoá và bảo vệ gan trên chuột bị tổn thương gan.

Trong y học cổ truyền, củ khúc khắc có nhiều công dụng như: 

  • Khúc khắc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kích thích tăng tiết mồ hôi
  • Giúp chữa bệnh phong tê thấp, đau nhức gân xương, xương khớp, tê buốt và thoái hoá xương khớp
  • Chữa bệnh vẩy nến, mụn nhọt, rôm sảy, nước ăn chân
  • Củ khúc khắc hỗ trợ chữa u nang buồng trứng, viêm bàng quang và đau bụng kinh.
  • Hỗ trợ chữa đau dây thần kinh tọa
  • Củ khúc khắc hỗ trợ chữa một sống bệnh ung thư như u bàng quang, u hạch.

Tìm hiểu thêm: Có nên đặt máy phun sương tạo ẩm trong phòng ngủ?

Củ khúc khắc có tác dụng gì? Một số bài thuốc chữa bệnh từ củ khúc khắc 
Củ khúc khắc là củ gì?

3. Những lưu ý khi sử dụng củ khúc khắc

Mang đến nhiều công dụng cho sức khoẻ là vậy nhưng bạn không nên tự ý sử dụng thuốc, thay vào đó là tham khảo ý kiến bác sĩ có chuyên môn trước khi sử dụng, đặc biệt trong các trường hợp:

  • Phụ nữ đang có thai hoặc cho con bú
  • Dị ứng với bất kỳ thành phần nào của khúc khắc hoặc những loại thuốc, thảo mộc khác
  • Người có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh khác.

Củ khúc khắc có tác dụng gì? Một số bài thuốc chữa bệnh từ củ khúc khắc 

Tìm hiểu củ khúc khắc có tác dụng gì

4. Một số bài thuốc từ củ khúc khắc 

Chữa bệnh vảy nến

Hạ khô thảo nam 80 đến 120g, khúc khắc 40 80g, cả hai loại này sắc với nước 500ml trong vòng 3 giờ ở nồi hấp 150 độ C, khi thu được 300ml thuốc sẽ chia làm 3 lần uống. 

Chữa phong thấp, đau nhức xương khớp, mỏi gối

Bài thuốc 1: Khúc khắc 20g, tục đoạn, dây đau xương, cốt toái bổ, cẩu tích mỗi vị 12g. Sau đó sắc 1 thang chia làm 3 lần uống trong ngày, uống trước bữa ăn 1 giờ. 

Bài thuốc 2: Khúc khắc 20g, Hy thiêm, Cỏ nhọ nồi mỗi vị 16g, ngưu tất, ngải cứu, thương nhĩ tử mỗi vị 12g, sắc 1 thang chia làm 3 lần sử dụng. 

Chữa bệnh thấp khớp

Khúc khắc, hy thiêm, ké đầu ngựa, thạch cao cùng ngạch mễ mỗi loại 20g. Ý dĩ, tri mẫu, liên kiều, đan sâm, tang chi, phòng phong, bạch thược sử dụng mỗi vị 12ga. Thương truật, quế chi sử dụng mỗi loại 8g. Kê huyết đằng, Ngân hoa, Tỳ giải mỗi loại dùng 16g và cam thảo 6g. Sắc mỗi ngày 1 thang rồi chia làm uống 2-3 lần.

Chữa đau thần kinh tọa

Sử dụng củ khúc khắc 30g, khoan cân đằng 20g, ngưu tất nam 20g, tầm gửi dâu 20g, cốt toái bổ 10g. Sau đó sắc mỗi ngày 1 thang chia làm 3 lần uống. 

Chữa mụn nhọt (chưa vỡ)

Sử dụng khúc khắc 30g, bồ công anh, kim ngân hoa mỗi vị 20g, cam thảm nam 10g, thêm vỏ núc nác 15g. Sau đó sắc uống ngày một thanh, chia làm 2 lần uống trong ngày và sử dụng 5 ngày liền.

Viêm da, mẩn ngứa

Củ khúc khắc dùng 30g, dây kim ngân dùng 20g, ké đầu ngựa dùng 15g, sắc uống ngày 1 thang và sử dụng 3 – 5 ngày.

Củ khúc khắc có tác dụng gì? Một số bài thuốc chữa bệnh từ củ khúc khắc 

>>>>>Xem thêm: Làm cách nào để giải quyết tình trạng ngủ nhiều mập mặt?

Những lưu ý khi sử dụng củ khúc khắc

Chữa nước ăn chân

Củ khúc khắc 20g, thêm lá lốt 20g cùng rễ cỏ xước 16g, sắc để lấy nước ngâm rửa vùng da đang bị nước ăn chân hàng ngày.

Chữa rôm sảy

Dùng củ khúc khắc 30g sắc lấy nước rửa vệ sinh vùng da đang bị rôm sảy ngày 3 – 5 lần. Dùng khi nước còn ấm kết hợp đồng thời tắm nước củ khúc khắc hàng ngày cho đến khi khỏi. 

>>Đọc thêm:

  • Củ mỡ là gì?
  • Củ ấu gai là gì?

Không thể phủ nhận củ khúc khắc có nhiều công dụng tốt và dùng để chữa bệnh, nhưng quý bạn đọc vẫn cần tham khảo ý kiến của chuyên gia, bác sĩ chuyên môn về chỉ định, liều lượng cùng thời gian sử dụng để đạt được hiệu quả tốt nhất cũng như tránh được tác dụng không mong muốn. Trên đây là những thông tin về loại dược liệu này, hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích. Chúc bạn có giây phút thư giãn thật tuyệt!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *