Cover là một từ tiếng Anh đang được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Từ tiếng Anh này cũng có rất nhiều cách hiểu khác nhau, tùy vào từng trường hợp cụ thể. Vậy ý nghĩa của Cover là gì? Có những thông tin thú vị nào liên quan tới từ tiếng Anh này? Câu trả lời sẽ có đầy đủ trong bài viết dưới đây của chúng tôi!
Bạn đang đọc: Cover là gì? Chia sẻ những thông tin thú vị về Cover
1. Cover là gì?
Mặc dù có rất nhiều người thường gặp và nghe tới từ Cover thế nhưng cũng chưa hẳn đã hiểu rõ Cover là gì. Đây là một từ tiếng Anh có rất nhiều ngữ nghĩa khác nhau. Tùy thuộc vào tình huống sử dụng mà Cover có thể là danh từ hoặc động từ.
1.1. Cover khi là danh từ
Nếu Cover được sử dụng như một danh từ thì nó sẽ có những ý nghĩa sau:
- Cover theo nghĩa đen khi là danh từ: Cover có nghĩa là vỏ bọc, tức lớp bọc bên ngoài của một cái gì đó. Có thể là vỏ gối, vỏ hộp sữa, bọc sách vở,… Hoặc cũng có thể dùng để chỉ nắp nồi niêu xoong chảo. Ngoài ra, nó còn được dùng để chỉ bụi rậm, lùm cây hay chỗ trú
- Cover theo nghĩa bóng khi là danh từ: Nếu theo nghĩa bóng thì Cover được hiểu là vỏ bọc bên ngoài của ai đó, tức là lớp ngụy trang ai đó cố tình tạo ra và muốn người khác hiểu mình là người như vậy. Nhưng trên thực tế, bản thân lại là một người khác. Ví dụ người cố tỏ ra bên ngoài là mạnh mẽ, kiên cường nhưng thực ra lại rất yếu đuối, nhạy cảm. Trong chiến đấu, Cover sẽ được hiểu là sự yểm trợ
1.2. Cover khi là động từ
Trong một số trường hợp từ Cover sẽ được dùng như một động từ. Vậy khi là động từ ý nghĩa của Cover là gì? Khi là động từ Cover cũng có cả nghĩa đen và nghĩa bóng:
- Cover theo nghĩa đen khi là động từ: Theo từ điển Anh – Việt, Cover khi là động từ có nghĩa là che chắn, bao phủ. Người ta thường sử dụng Cover với vai trò động từ để diễn tả sự bao phủ của không khí, khí quyển hoặc sự che chắn trong một khoảng rộng lớn. Mặc khác, Cover còn có thể hiểu là đội mỹ, mặc quần áo. Tuy nhiên, nó khác với từ “Wear”. Nếu từ Wear mang ý nghĩa thiên về thời trang hơn thì từ Cover lúc này lại chủ yếu diễn tả việc mặc để che chắn gì đó. Ví dụ như mặc áo chống nắng để chắn nắng, mặc áo dày để giữ ấm, chống lạnh
- Cover theo nghĩa bóng khi là động từ: Còn nếu dùng Cover là động từ với nghĩa bóng có thể hiểu như “ghẻ lạnh ai đó” hoặc khống chế đối tượng hay vùng đất nào đó. Ngoài ra, người ta cũng sử dụng Cover để nói về sự bù đắp, có thể là bù đắp về tình cảm hay tài chính
1.3. Các trường hợp sử dụng từ Cover
Như đã nói, từ Cover được sử dụng trong khá nhiều trường hợp với các ngữ nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay, ở Việt Nam từ Cover được sử dụng phổ biến nhất ở 4 lĩnh vực, đó là:
- Thiết kế: Cover có nghĩa là ảnh bìa
- Âm nhạc: Cover có nghĩa là trình diễn lại, mô phỏng lại
- Báo chí/truyền thông: Cover có nghĩa là chịu trách nhiệm hay theo dõi về sự việc nào đó
- Game: Cover được sử dụng với ý nghĩa là yểm trợ
Trong đó, Cover dùng trong âm nhạc là quen thuộc và phổ biến nhất với giới trẻ tại Việt Nam.
2. Hiện tượng Cover trong âm nhạc
Sau khi tìm hiểu Cover là gì chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về từ tiếng Anh này. Hiện từ Cover đang được dùng rất phổ biến trong âm nhạc để chỉ hoạt động mô phỏng, biểu diễn, trình diễn lại dựa trên bản gốc.
2.1. Trào lưu cover
Hiện nay Cover âm nhạc trên mạng internet cực kỳ phổ biến. Vào những năm 2008 trở lại đây, trên khắp các kênh mạng xã hội, đặc biệt là Youtube liên tục xuất hiện các clip Cover. Được biết, xu hướng Cover bắt đầu nở rộng khi KPOP trở nên phát triển.
Các bạn trẻ yêu nền âm nhạc Hàn Quốc, theo đuổi thần tượng Hàn Quốc bắt đầu Cover lại những bài hát, điệu nhảy của các thần tượng, nhóm nhạc và đăng tải lên trên Youtube như một cách thỏa mãn niềm đam mê.
Theo dõi các clip này bạn có thể thấy các bạn trẻ xuất hiện và nhảy theo các động tác vũ đạo của idol Hàn Quốc trong các bài hát. Ban đầu đó chỉ là những clip nhảy ngẫu hứng của một vài cá nhân. Sau đó những clip này trở nên nổi tiếng, được nhiều người yêu thích hơn.
Tìm hiểu thêm: Top 9 cách để nạp thêm năng lượng bên cạnh việc ngủ
Vì vậy, các bạn trẻ dần chú trọng và đầu tư hơn. Dần dần tạo nên xu hướng mới, gọi là Dance Cover, có nghĩa là thực hiện lại các vũ đạo trong bài hát gốc nào đó. Thậm chí, đã có rất nhiều các nhóm nhạc Dance Cover ra đời và vô số những cuộc thi Dance Cover trong nước cũng như quốc tế được tổ chức.
Bên cạnh Dance Cover thì còn có nhiều bạn trẻ đi theo xu hướng hát Cover. Những bạn có giọng hát và kỹ thuật tốt sẽ hát lại những bài hát mà mình yêu thích rồi đăng tải lên trên mạng. Từ đó tạo ra một trào lưu mới và trào lưu này cũng được yêu thích không kém Dance Cover.
2.2. Các hình thức Cover hiện nay
2.2.1. Hát Cover
Hát Cover được rất nhiều người yêu thích. Đây là cách để những bạn có năng khiếu ca hát được thể hiện mình. Các kiểu biểu diễn khi hát Cover cũng rất đa dạng, nhiều hình thức và phong cách khác nhau.
Trong đó đơn giản nhất là các bạn trẻ sẽ ngồi trước camera rồi bật beat nhạc và hát. Đây cũng là nội dung của các video hát Cover đầu tiên xuất hiện trên Youtube.
Về cơ bản, khi hát Cover người hát sẽ giữ nguyên beat nhạc, lời nhạc và hát lại sao cho giống cách hát của bản gốc nhất. Tuy nhiên, cách Cover này dần trở nên nhàm chán. Vì vậy, hát Cover lại phát triển theo một chiều hướng mới, đó là Cover Acoustic.
Cách hát Cover mới này có phần mộc mạc nhưng lại lôi cuốn và đậm chất nghệ sĩ hơn. Người hát Cover sẽ không hát với beat nhạc có sẵn nữa mà sẽ đệm lại nhạc bằng piano, ghita, đàn tranh,…. Họ sẽ vừa chơi nhạc cụ và vừa hát lợi. Hoặc cũng có thể nhờ sự hỗ trợ phần nhạc từ người khác. Vì vậy, hình thức Cover này có sự đầu tư hơn.
Để các video Cover trở nên thu hút, đôi khi người hát sẽ thể hiện bài hát theo phong cách khác. Thậm chí, họ còn sản xuất hẳn MV Cover.
2.2.2. Dance Cover
So với hát Cover thì Dance Cover không có sự đầu tư âm nhạc bằng. Họ vẫn sử dụng hoàn toàn nhạc của bài hát gốc và nhảy theo như vũ đạo đã có sẵn. Tuy nhiên, điều này vẫn mang đến sự lôi cuốn nhờ phong cách nhảy riêng. Các video Dance Cover có thể được quay trong phòng tập hoặc ngoài trời.
Một video Dance Cover được yêu thích không thường dựa vào các yếu tố: Kỹ thuật nhảy, trang phục, kịch bản quay.
3. Những bạn trẻ HOT lên nhờ Cover
3.1. ST 319
Công ty Giải trí ST 319 gồm một nhóm các bạn trẻ tại Hà Nội vừa có ngoại hình hút mắt lại sở hữu kỹ thuật nhảy rất tốt. Họ bắt đầu nhảy Cover lại các bài hát hàn Quốc từ những năm 2011 – 2012 tới nay. So với các nhóm nhảy khác họ rất đầu tư về cả trang phục, kịch bản quay nên các video Dance Cover của họ có lượt xem rất cao.
3.2. Hoa Vinh, J.Fla
Hoa Vinh là một người chuyên hát Cover. Dù không có giọng hát xuất chúng nhưng cách hát “lạ” đã giúp anh tạo nên dấu ấn riêng và thu được lượng fan hâm mộ đông đảo.
Trong khi đó, J.Fla lại tạo nên hiện tượng Cover toàn cầu và được phong là “Thánh nữ Cover” nhờ giọng hát ngọt ngào và phong cách Cover cực độc đáo. Các ca khúc J.Fla Cover khá đa dạng, có thể là nhạc Hàn Quốc, EMD US, UK.
>>>>>Xem thêm: Kim cương hồng tự nhiên là gì? Tìm hiểu về loại kim cương hồng siêu hiếm
3.3. Hương Ly, Ngô Lan Hương
Đây đều là 2 cái tên rất nổi tiếng trong làng hát Cover tại Việt Nam. Cả 2 đều lựa chọn hình thức Cover Acoustic. Hương Ly thường xuất hiện bên chiếc đàn piano hay nhạc cụ dân tộc và khoe giọng hát ngọt ngào. Trong khi khi đó, Ngô Lan Hương lại gắn liền với chiếc guitar và Cover lại những bài hát mang phong cách vui tươi.
Trên đây là giải đáp cho những ai thắc mắc Cover là gì. Mong rằng qua bài viết này bạn sẽ sử dụng từ tiếng Anh này hợp lý, đúng ngữ nghĩa và ngữ cảnh.