‘Đốn tim’ bằng vẻ ngoài đáng yêu và thân hình bụ bẫm, chó corgi chính là một trong những giống thú cưng được hội ‘nghiện chó’ ưa chuộng nhất hiện nay. Bài viết dưới đây của Bloggiamgia.edu.vn sẽ tổng hợp đầy đủ những thông tin về chó corgi: nguồn gốc, đặc điểm, cách nuôi, bảng giá mà những ‘dân chơi’ mới vào nghề cần nắm rõ!
Bạn đang đọc: Chó corgi là chó gì? Nguồn gốc, đặc điểm, cách nuôi, bảng giá
1. Tìm hiểu về chó corgi
1.1. Chó corgi là chó gì? Nguồn gốc của chó corgi
Theo Wikipedia, chó corgi (tên đầy đủ là Cordi Wales) là một giống chó chăn gia súc kích thước nhỏ, có nguồn gốc từ xứ Wales – một quốc gia thuộc lãnh thổ Vương quốc Liên Hiệp Anh và Bắc Ireland. Tên gọi của giống chó này vốn dĩ được tạo nên từ hai thành tố, trong đó ‘cor’ nghĩa là lùn và ‘gi’ mang ý chỉ loài chó. Cái tên ngắn gọn này đã bao hàm toàn bộ những đặc điểm nhận diện của giống chó corgi – lùn, tròn và vô cùng dễ mến.
Hiện nay, có rất nhiều luồng thông tin trái chiều xung quanh nguồn gốc của loài chó corgi. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, chúng đã xuất hiện từ 3000 năm trước và được phát hiện lần đầu ở lãnh thổ xứ Wales. Dưới sự thuần dưỡng bài bản của con người, những chú chó corgi đã trở thành ‘chiến binh’ chăn gia súc siêu điệu nghệ, ghi điểm bởi giác quan nhanh nhẹn và tính cách dễ chịu, ngọt ngào.
Bên cạnh đó, còn có một số thông tin cho rằng chó corgi chính là hậu duệ của Vallhund – một giống chó tồn tại trong thời kỳ tiền Viking từ Thụy Điển. Bộ phận khác thì cho rằng chúng là món quà tuyệt vời do nàng tiên rừng chính tay ban tặng cho con người.
1.2 Đặc điểm ngoại hình và phân loại của chó corgi
Như đã nói ở trên, corgi là một giống chó chăn gia súc với hình dáng cơ thể tròn trịa, mũm mĩm, tứ chi ngắn và đôi tai dựng đứng hình tam giác. Khuôn mặt của chúng khá nhỏ, được tạo nên từ đôi mắt long lanh, sống mũi dài, cân đối cùng cằm và miệng cực kỳ sắc sảo. Vì những đặc điểm ngoại hình tương tự nên ở nhiều nơi, chó corgi còn được gọi nhanh là ‘chó cáo’.
Đối với chó corgi, đôi chân ngắn chẳng những không phải là một khuyết điểm ngoại hình mà trái lại, đây còn được xem như một lợi thế độc đáo giúp chúng dễ dàng thích nghi với nhiệm vụ được giao. Cụ thể, chiều dài chân khiêm tốn đồng nghĩa với việc có thể tránh được cú đá ‘chí mạng’ từ người bạn to lớn. Trong trường hợp có gia súc tách khỏi đàn, những chú chó corgi tinh ranh thường xử lý bằng cách cắn vào chân để chúng nhận ra rằng mình đang đi lạc.
Hai phân loại chó corgi được công nhận rộng rãi hiện nay bao gồm: Pembroke Corgi và Cardigan Wales Corgi. So với đồng loại Cardigan, Pembroke tuy ra đời sau nhưng lại là đại diện phổ biến và chiếm ưu thế hơn cả. Ngoài những đặc điểm hình thể chuẩn mực của giống, mỗi phân loại corgi đều sở hữu một cấu trúc thể chất riêng biệt, do đó rất dễ để phân biệt chúng với nhau.
Về tổng thể, kích thước của phân loại Pembroke Corgi có đôi chút ‘lép vế’ so với người anh em Cardigan dũng mãnh, cả về chiều cao lẫn cân nặng. Thông thường, một chú chó Pembroke trưởng thành chỉ cao từ 25 – 30cm và nặng xấp xỉ 9 – 13kg. Mặc dù vậy, vì dòng chó này vốn rất ham ăn nên trong nhiều trường hợp, cân nặng của chúng có thể vượt mốc 20kg.
Những người chơi chó điêu luyện sẽ nhận diện Pembroke thuần chủng qua hình dạng tai đặc trưng của chúng: to, dựng đứng như một hình tam giác đều, đường nét hai bên hơi thuôn nhọn và nối nhau tại một điểm tròn. Pembroke sở hữu gương mặt nhỏ tương tự như loài cáo, vì vậy nên còn được gọi với tên gọi khác là chó Foxy.
Khi sinh ra, chó Pembroke thường có một chiếc đuôi ngắn và cụp xuống, tuy nhiên chiếc đuôi này sẽ bị cắt đi khi chúng đạt từ 2 – 5 ngày tuổi. Bộ lông của chó Pembroke Corgi khá đặc biệt, với độ đậm nhạt thay đổi tùy thuộc vào từng vùng lông. Những gam màu phổ biến nhất chính là: vàng phối nâu nhạt hoặc đen phối với vàng – nâu.
Bất chấp chiều cao có phần khiêm tốn, những chú chó Cardigan Wales Corgi vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ canh giữ gia súc nhờ sự thông minh, biết nghe lời và vô cùng lanh lợi. Đặc biệt, Cardigan Corgi còn nổi tiếng với thân hình dài, tai to, dựng, đuôi cụp và tứ chi tròn, ngắn. Bộ lông của chúng mang những màu sắc khá lạ mắt, phố biến nhất là nâu vàng nhạt, nâu có đốm, đen và xanh lá.
1.3 Đặc điểm tính cách của chó corgi
Bên cạnh những lợi thế về ngoại hình, chó corgi còn được yêu mến bởi đặc điểm tính cách hoàn toàn nổi trội. Tất cả những ai từng đồng hành cùng người bạn nhỏ này đều phải công nhận rằng chó corgi rất thông minh và lém lỉnh, dù đôi lúc chúng có phần bướng bỉnh, khó chiều.
Chưa kể, corgi này còn được đánh giá cao bởi sự hiếu động, đức tính trung thành và cực kỳ thân thiện. Đó cũng chính là lý do giúp giống chó ‘hạt tiêu’ này luôn chiếm một vị trí vững chắc trong bảng xếp hạng ‘những loài chó thông minh nhất thế giới’ suốt nhiều năm qua.
1.4 Những lý do nên nuôi chó corgi
Có rất nhiều lý do thuyết phục bạn nên chọn nuôi chó corgi và xem chúng như một thành viên thực sự trong gia đình. Vốn dĩ, chó corgi có đời sống rất tình cảm, lại thân thiện với trẻ em nên gia đình nào cũng có thể nuôi nấng được. Ngoài ra, chúng còn nổi tiếng trung thành, luôn cảnh giác với người lạ và quấn quýt bên chủ không rời.
Mặt khác, việc tiếp xúc thường xuyên cùng động vật nói chung đã được chứng minh là rất có ích cho sức khỏe tinh thần. Do đó, chắc chắn rằng bạn sẽ không thể nào ‘cự tuyệt’ trước biểu cảm tinh nghịch và những cử chỉ đáng yêu của em bé corgi đâu!
Tìm hiểu thêm: 9 cách để suy nghĩ tích cực mỗi ngày hiệu quả
2. Cách nuôi và chăm sóc chó corgi
Nội dung thứ hai như không kém phần quan trọng giúp bạn bỏ túi tất tần tật thông tin về chó corgi: nguồn gốc, đặc điểm, tính cách, bảng giá chính là cách nuôi dưỡng cũng như chăm sóc chúng.
2.1 Lựa chọn thức ăn cho chó corgi
Để chú chó corgi yêu quý có thể phát triển toàn diện, chủ nuôi nên thiết lập một chế độ ăn uống đủ liều và đủ chất. Thực đơn hàng ngày của chó corgi phải đảm bảo các dưỡng chất cần thiết, bao gồm: protein và chất béo (thịt gà, heo, bò); chất xơ từ rau củ (súp lơ, cà rốt,…); tinh bột (khoai lang, khoai tây, cơm); vitamin và khoáng chất (hải sản, trái cây). Bên cạnh đáp ứng nhu cầu ‘vi chất’, bạn cũng cần lưu ý điều chỉnh lượng thức ăn để tránh việc người bạn corgi bỗng chốc béo phì.
>>>Đọc ngay: Nên và không nên cho chó ăn gì? TOP loại thức ăn cho chó tốt cho sức khoẻ và hệ tiêu hoá
2.2 Cách chăm sóc và vệ sinh chó corgi
Vì có xuất xứ từ vùng lạnh giá nên khi sống ở Việt Nam, giống chó corgi sẽ cần một thời gian nhất định để thích nghi với điều kiện khí hậu sở tại. Do đó, bạn cần duy trì mức nhiệt lý tưởng trong khoảng từ 20 – 25 độ C để chúng có thể thuận lợi phát triển. Vào những ngày trời nóng, chủ nuôi nên chú ý điều chỉnh nhiệt độ, có thể giữ chúng trong phòng có máy lạnh và chỉ đưa đi dạo khi trời mát mẻ hơn.
Chó corgi vốn rất thích vận động và chạy nhảy nên bạn hãy cố gắng tìm cho chúng một không gian rộng rãi để giải phóng năng lượng, ví dụ như sân vườn, công viên,… Hành động nhỏ này không chỉ có lợi về mặt thể chất mà còn tác động tích cực đến tinh thần của chó corgi, giúp chúng cảm thấy thư giãn và thoải mái hơn.
Ngoài ra, chủ nuôi có thể lên lịch tắm hàng tuần, kết hợp cùng việc chải lông thường xuyên để giữ cho bộ lông của chó corgi luôn khỏe và đẹp. Bạn cũng đừng quên làm sạch tai và khóe mắt – những bộ phận mà chúng không thể ‘tự xử’ được nhé!
2.3 Các vấn đề sức khỏe thường gặp ở chó corgi
Một số vấn đề sức khỏe thường gặp ở chó corgi mà người nuôi cần chú ý là:
– Béo phì do chế độ ăn không cân đối hoặc lượng ăn quá nhiều
– Rụng lông do thay đổi nhiệt độ, lông quá dày, dị ứng thức ăn, nấm,…
– Sốc nhiệt do thay đổi nhiệt độ đột ngột dẫn đến chảy máu cam, nôn mửa, bất tỉnh, mất ý thức
– Các bệnh về xương khớp (chủ yếu do tuổi tác)
3. Kinh nghiệm chọn mua chó corgi
Để nắm vững toàn bộ kiến thức về chó corgi: nguồn gốc, đặc điểm, cách nuôi, bảng giá, bạn đừng quên lưu ngay những kinh nghiệm lựa chọn corgi đúng chuẩn và mức giá mới nhất do Bloggiamgia.edu.vn tổng hợp nhé!
3.1 Lưu ý khi chọn mua chó corgi
Để mua được một chú chó corgi thuần chủng và đảm bảo sức khỏe, bạn cần lưu ý những điều sau:
– Lựa chọn địa chỉ bán/cung cấp chó corgi uy tín, có thương hiệu, danh tiếng và nhận được nhiều đánh giá tốt (có thể tham khảo qua các hội nhóm yêu động vật)
– Tìm hiểu kỹ toàn bộ những thông tin về giống chó corgi, đặc biệt cần quan tâm đến: nguồn gốc, màu lông, lịch sử tiêm phòng, giấy tờ chứng thực và tình trạng sức khỏe hiện tại của chú chó corgi mà bạn muốn nhận nuôi
– Trang bị đầy đủ kiến thức về cách chăm sóc, vệ sinh, chuẩn bị điều kiện vật chất và không gian vui chơi, sinh hoạt cần thiết cho chó corgi
3.2 Bảng giá chó corgi cập nhật
Ở thị trường Việt Nam, giá bán của một chú chó corgi sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là nguồn gốc xuất xứ. Tuy theo điều kiện kinh tế và sở thích, bạn có thể cân nhắc lựa chọn giữa cá thể chó corgi được nhân giống nội địa hoặc nhập khẩu từ nước ngoài. Cụ thể:
– Chó corgi thuần chủng được sinh ra tại Việt Nam, có bố và mẹ là chó nội địa, đầy đủ giấy tờ xác nhận thường từ chủ sở hữu thường có giá dao động trong khoảng 8 – 10 triệu. Nhìn chung, đây là dòng chó corgi phổ thông nhất bởi nguồn gen tốt, thích nghi với điều kiện khí hậu trong nước và giá thành ở mức ‘dễ chịu’
>>>>>Xem thêm: Top 11 bệnh viện tốt nhất Hà Nội giúp bạn an tâm chữa bệnh
– Chó corgi được sinh ra tại Việt Nam, được Hiệp hội những người nuôi chó giống Việt Nam cấp giấy VKA (một loại tài liệu giúp nhận biết và theo dõi cá thể chó thuần chủng) có giá từ 12 – 14 triệu. Vai trò của giấy chứng nhận VKA chính là yếu tố quyết định trực tiếp đến giá bán của phân khúc này, bởi quy trình thực hiện vô cùng khắt khe và nghiêm ngặt. Do đó người mua có thể hoàn toàn yên tâm về mức độ thuần chủng và gia phả của chú chó mình chọn mua
– Chó corgi thuần chủng nhập ngoại từ các trại chó giống bản địa Thái Lan, có kèm theo giấy FCI (tương tự như VAK) thường có giá bán ở mức 25 – 30 triệu. Loại corgi có giá ‘VIP’ nhất chính là những chú chó thuần chủng được nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu. Nếu tính cả phí vận chuyển và tiền thuế thì giá bán trung bình của một chú chó corgi dòng này có thể lên đến 2500$
Có thể nói, nhu cầu nuôi thú cưng nói chung ngày càng tăng cao đòi hỏi chúng ta phải liên tục bổ sung và cập nhật những kiến thức toàn diện nhất. Hy vọng rằng bài viết của Vua Nêm sẽ giúp bạn tổng hợp mọi thông tin cần thiết về giống chó corgi này. Cảm ơn bạn đã đón đọc!
Đọc thêm:
- Chó Golden là gì? Nguồn gốc, đặc điểm, cách nuôi và bảng giá
- Chó đốm có nguồn gốc từ đâu? Cách chăm sóc và giá bán ra sao?
- Chó Pug mặt xệ: Nguồn gốc, đặc điểm, cách nuôi và chăm sóc
- Chó poodle và những điều bạn cần phải biết