Chó Alabai: Nguồn gốc, đặc điểm, giá bán, cách chăm sóc

Rate this post

Chó Alabai với ngoại hình to lớn cùng trí thông minh vượt trội luôn là đề tài “nóng hổi” của những người yêu thích chó tại Việt Nam. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Bloggiamgia.edu.vn khám phá tất tần tật những thông tin liên quan đến giống chó Alabai này nhé!

Bạn đang đọc: Chó Alabai: Nguồn gốc, đặc điểm, giá bán, cách chăm sóc

1. Nguồn gốc xuất xứ

Alabai là giống chó vô cùng nổi tiếng hiện nay và còn được biết đến với một tên gọi khác – Chó chăn cừu Trung Á. Ngoài ra, nó còn là một trong những giống chó có nguồn gốc lâu đời nhất khi được cho rằng đã xuất hiện tại Trung Á khoảng 5.000 năm về trước.

Vì được chọn lọc tự nhiên nên giống chó Alabai cực kỳ dũng mãnh. Do đó, nó được nhiều thổ dân ở khu vực Trung Á sử dụng, cụ thể là những quốc gia như Afghanistan, Kyrgyzstan, Uzbekistan và những vùng lân cận.

Trước đây, loài chó này có nhiệm vụ chăn cừu, canh gác và bảo vệ vì có sức khỏe tốt, trí thông minh cao cũng như thân hình đồ sộ. Chưa hết, chúng còn được đánh giá cao về tính độc lập và trung thành. Nhờ sở hữu bộ lông dày và sự mạnh mẽ nên Alabai có thể sống ngay cả những nơi có điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Ngày nay, chúng đã xuất hiện phổ biến trên khắp thế giới, trong đó có cả Việt Nam.

Chó Alabai: Nguồn gốc, đặc điểm, giá bán, cách chăm sóc

Alabai xuất hiện cách đây 5.000 năm trước với vai trò là chó chăn cừu

2. Đặc điểm ngoại hình giống chó Alabai

  • Khi trưởng thành, chiều cao trung bình là 60 – 69 cm (đối với chó cái) và 65 – 79 cm (đối với chó đực).
  • Khi trưởng thành, cân nặng trung bình là 40 – 65kg (đối với chó cái) và 50 – 110kg (đối với chó đực).
  • Màu sắc chủ yếu: Đen, trắng, xám, khoang, Rust, Brindle…
  • Có thân hình khá to lớn và là một trong những loài chó to lớn nhất thế giới.
  • Phần thân của chó Alabai khá to, tròn cùng những lớp cơ săn chắc, tạo sự dũng mãnh.
  • Phần đầu to và có dạng hình hộp chữ nhật. Phần trán không có nếp nhăn, khá phẳng và rộng.
  • Kích thước răng rất lớn, khi trưởng thành thì sẽ có khoảng 42 chiếc răng.
  • Phần mũi có màu đen, tuy nhiên độ đậm nhạt sẽ khác nhau tùy thuộc vào bộ lông.
  • Đôi mắt khá dữ, thường có màu nâu hoặc vàng nâu.
  • Phần đuôi ngắn hơn những giống chó khác, cổ to. Lông dài, dày và được chia thành 2 lớp. Lớp ngoài khá mềm, thẳng và dài như lông của những chú cừu. Trong khi đó, lớp trong thì mỏng và xù hơn.
  • Tuổi thọ trung bình từ 15 – 20 năm, cao hơn nhiều giống chó khác.

Chó Alabai: Nguồn gốc, đặc điểm, giá bán, cách chăm sóc

Alaiba có đôi mắt trông khá dữ với màu nâu/vàng nâu

3. Tính cách của giống chó Alabai

Ban đầu, chó Alabai được con người sử dụng để chăn cừu, gia súc hay trông nhà,… Bởi lẽ, giống chó này cực kỳ thông minh, độc lập và mạnh mẽ, có thể hiểu và thực hiện theo những mệnh lệnh của chủ nhân.

Mặt khác, chó Alabai cũng vô cùng dũng mãnh, trung thành và can đảm. Chúng có thể nhận diện những tình huống gây nguy hiểm cho chủ nhân. Tuy khá lạnh lùng trước người lạ nhưng chúng lại sống cực kỳ tình cảm với người trong gia đình. Alabai thường thể hiện những hành động thân thiết với người chủ và phấn khích khi được chơi đùa cùng họ.

Alabai cũng dễ dàng thích nghi trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Tuy nhiên nếu bạn chuẩn bị sẵn cho chúng một chiếc nệm ấm áp vào những ngày tiết trời lạnh giá thì hẳn chúng sẽ rất hạnh phúc. Trong hầu hết thời gian thì chúng khá hiền lành, yên tĩnh, chỉ khi phát giác có người lạ đến gần thì chúng mới phát ra âm thanh cảnh báo.

Chó Alabai: Nguồn gốc, đặc điểm, giá bán, cách chăm sóc

Alaiba sống rất tình cảm với người chủ của mình

4. Thức ăn của giống Alabai

4.1. Alabai nên ăn gì?

Chó Alabai thích hợp để ăn những loại thức ăn nhiều đạm, chẳng hạn như thịt bò, thịt heo,… Điều này giúp cơ thể chúng phát triển tốt hơn và tràn trề năng lượng. Bạn cũng có thể kết hợp với những loại thịt khác như thịt chim, thịt gà hay những sản phẩm làm từ sữa, trứng, rau củ,… Việc kết hợp cùng những loại thức ăn khô cho chó sẽ giúp răng của chúng chắc khỏe hơn, nhất là trong giai đoạn trưởng thành.

Đặc biệt, trong chế độ ăn của chó Alabai thì bạn cũng đừng quên bổ sung nước cho chúng. Bộ lông dày và cơ thể lớn đòi hỏi chung phải được cung cấp một lượng nước lớn vào cơ thể. Nếu không, chúng sẽ tăng nguy cơ mắc những bệnh về da, tiêu hóa,…

4.2. Alabai không nên ăn gì?

Lưu ý không cho chó Alabai ăn những thực phẩm có thể làm hại đến đường ruột như xương cứng, gia vị, thức ăn nhiều dầu mỡ,… Trong đó, xương cứng là món tuyệt đối cần tránh trong giai đoạn chúng đang phát triển.

Ngoài ra, những loại thực phẩm như khoai tây, thịt hun khói hay các loại đậu,… cũng cần được hạn chế. Khẩu phần ăn có thể thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển của chúng.

Tìm hiểu thêm: Tà Xùa ở đâu? Kinh nghiệm du lịch, săn mây Tà Xùa dành cho khách du lịch

Chó Alabai: Nguồn gốc, đặc điểm, giá bán, cách chăm sóc
Không nên cho Alabai ăn xương cứng

4.2.1. Giai đoạn từ 2 – 3 tháng tuổi

Giai đoạn này, đường ruột của chó Alabai còn tương đối yếu nên chỉ thích hợp ăn những thức ăn mềm. Mỗi bữa ăn không cho ăn quá nhiều mà hãy phân thành nhiều bữa nhỏ (từ 5 – 6 bữa/ngày) để đảm bảo dinh dưỡng.

4.2.2. Giai đoạn 3 đến trên 5 tháng tuổi

Alabai lúc này đã có thể ăn nhiều loại thức ăn hơn. Bạn cũng nên tăng số lượng thức ăn mỗi bữa và giảm số bữa xuống (khoảng 4 bữa/ngày) vì cơ thể của chúng phát triển không ngừng.

4.2.3. Giai đoạn 6 đến hết 8 tháng tuổi

Giai đoạn này cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển của Alabai. Do đó, bạn cần bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết cho chúng, đồng thời giảm số bữa ăn xuống chỉ còn 3 bữa/ngày.

5. Hướng dẫn chăm sóc chó Alabai đúng cách

5.1. Điều kiện sống của Alabai

Kích thước của chó chăn cừu Trung Á không thích hợp để sống trong những không gian nhỏ như căn hộ, chung cư,… Do đó, hãy đảm bảo chúng được sống ở môi trường rộng rãi, có sân vườn. Mỗi ngày, hãy cho chúng được đi bộ tối thiểu 30 – 50 phút để hệ khung xương phát triển ổn định.

Mặt khác, tập tính của chó Alabai là mở rộng lãnh thổ, vì vậy bạn luôn phải chuẩn bị chuồng trại, rào chắn đàng hoàng. Khi nhận thấy Alabai cắn phá đồ đạc, đây rất dễ là dấu hiệu stress khi chúng bị nhốt quá lâu.

Vì sở hữu thân hình đồ sộ nên chó Alabai rất dễ gây sự chú ý của nhiều người, nhất là trẻ em. Đây là lý do khi dẫn chúng ra ngoài, bạn nên chuẩn bị đầy đủ dây xích, rọ mõm để đảm bảo an toàn cho những người xung quanh.

Chó Alabai: Nguồn gốc, đặc điểm, giá bán, cách chăm sóc

Nuôi Alabai ở những nơi rộng rãi và có rào chắn kĩ càng

5.2. Một số bệnh phổ biến

  • Xương khớp: Vì có kích thước to lớn nên Alabai dễ mắc những căn bệnh xương khớp như tụt canxi, hạ bàn chân, loại sản xương hông, hạ bàn chân,… Do đó, bạn nên bổ sung canxi cho chúng trong giai đoạn đang phát triển hay khi về già.
  • Bệnh đường ruột: Alabai dễ mắc bệnh đường ruột chẳng hạn như chướng bụng, khó tiêu, nôn mửa,… đặc biệt là khi ăn những thực phẩm kém chất lượng. Do đó chủ nhân cần đảm bảo thức ăn luôn sạch sẽ, hợp vệ sinh.
  • Bệnh về da lông: Ghẻ lở, nấm da,… khi không vệ sinh sạch sẽ môi trường sống cho chó. Người nuôi cần thường xuyên chải chuốt, tắm rửa, cắt tỉa lông cho chó định kỳ.
  • Thừa cân, béo phì: Chó Alabai dễ bị béo phì vì tính cách lười nhác và thân hình đồ sộ. Do đó, nó cũng dẫn đến những căn bệnh liên quan như tiểu đường, tim mạch,…

5.3. Chăm sóc sức khỏe cho Alabai

Mặc dù giống chó này thường có sức khỏe tốt nhưng bạn cũng cần để tâm đến bệnh xương khớp của giống chó này. Kích thước đồ sộ chính là nguyên do Alabai dễ mắc rối loạn sản xương, nhất là xương hông. 

Khi nuôi Alabai, hãy thường xuyên cho chúng ăn những loại thức ăn hỗ trợ xương cũng như đến thú ý định kỳ. Điều này giúp chủ nhân kịp thời phát hiện và phòng ngừa những căn bệnh ảnh hưởng đến quá trình phát triển.

Mặt khác, hãy tạo không gian để chó Alabai hoạt động, chạy nhảy và giải phóng năng lượng của mình. Cho chúng đi dạo cũng là giải pháp vừa giúp chúng phát triển tốt, vừa tăng độ gắn kết của cả hai.

Chó Alabai: Nguồn gốc, đặc điểm, giá bán, cách chăm sóc

Chăm sóc sức khỏe và để chó Alabai đi dạo để giải phóng năng lượng

5.4. Chăm sóc lông chó Alabai

Lông của Alabai có thể rụng 1 – 2 lần/năm. Thế nhưng bạn vẫn có thể hạn chế điều này bằng việc thường xuyên chải chuốt, vệ sinh cho chúng và lấy đi lớp lông không cần thiết này trước khi chúng rụng.Mặt khác, chó Alabai cũng cần được tắm rửa định kỳ tối thiểu 2 – 3 lần/tháng. Bạn có thể dùng kìm chuyên dụng để cắt móng chân gọn gàng cho chúng.

5.5. Huấn luyện hành vi và kỹ năng 

Tính khí của dòng Alabai khá thất thường cộng thêm kích thước to lớn khiến chúng trở nên khó gần. Lúc này, bạn phải đảm bảo huấn luyện được chúng để đảm bảo an toàn cho chính nó và mọi người xung quanh. Việc huấn luyện có thể được thực hiện khi chúng 2 tháng tuổi vì đây là quá trình chúng bắt đầu tìm hiểu về thế giới. Một số phương pháp cơ bản là:

  • Ngồi xuống: Đọc khẩu lệnh kết hợp dùng tay để đặt hai chân của chó ngồi xuống. Nếu chúng thực hiện được thì hãy thưởng một ít bánh. 
  • Hướng dẫn đi vệ sinh đúng chỗ: Đặt chậu cát nơi chúng thường tè sai chỗ. Nếu chúng có dấu hiệu muốn đi vệ sinh thì hãy bế đến vị trí đó và chờ đợi chúng đi vệ sinh xong. Có thể vuốt ve, an ủi và tạo không gian để chúng có thể “giải quyết nỗi buồn” một cách thoải mái nhất. 

6. Giá bán chó Alabai

  • Giá bán chó Alabai sẽ có sự khác nhau tùy vào nguồn gốc, cụ thể:
  • Alaiba nhập trực tiếp từ châu Âu: Giá dao động từ 2.500 – 3.000 USD tùy vào giấy tờ nguồn gốc, độ thuần chủng. Với giống chó này, bạn phải liên hệ để đặt trước.
  • Alaiba nhập từ Trung Quốc: Giá dao động từ 25 – 40 triệu VNĐ nhưng nguồn gốc không được đảm bảo như châu Âu.

Chó Alabai: Nguồn gốc, đặc điểm, giá bán, cách chăm sóc

>>>>>Xem thêm: TOP 22 đặc sản Tuyên Quang ăn một lần nhớ mãi 

Giá của Alabai chênh lệch tùy thuộc vào nguồn gốc xuất xứ

  • Chó Phốc Sóc: Nguồn gốc, đặc điểm và cách chăm sóc
  • Chó Pitbull: Nguồn gốc, đặc điểm và cách chăm sóc
  • Chó Samoyed: tổng hợp các đặc điểm, nguồn gốc, cách nuôi và bảng giá chó chi tiết

Trên đây là tất tần tật những thông tin về chó Alabai để những ai yêu thích thú cưng có thể tham khảo. Hy vọng những chia sẻ của Bloggiamgia.edu.vn sẽ giúp bạn đọc có sự lựa chọn rước về một “người bạn bốn chân” đúng đắn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *