Chiếu cưới và những phong tục, nghi thức mà bạn chưa biết

Rate this post

Khi bước vào mùa cưới, các thông tin liên quan đến các phong tục và nghi thức được nhiều người tìm hiểu hơn bao giờ hết. Cách trang trí tiệc cưới như thế nào? 

Bạn đang đọc: Chiếu cưới và những phong tục, nghi thức mà bạn chưa biết

Chọn chăn ga gối đệm cưới ra sao hay thậm chí, chiếu cưới – một vật dụng hết sức bình thường cũng cần được lựa chọn và sử dụng đúng nghi thức, phong tục của người Việt Nam. 

Dưới đây sẽ là những điều mà bạn chưa biết về chiếu cưới mà Bloggiamgia.edu.vn muốn đem đến cho các bạn. 

1. Về phong tục trải chiếu giường cưới

1.1. Tục trải chiếu giường cưới

Tục trải chiếu giường cưới được thực hiện như sau, vào trước ngày làm nghi thức lễ đón dâu. Bên nhà trai sẽ tiến hành dọn dẹp phòng tân hôn thật sạch đẹp và tươm tất với những bộ chăn ga gối đệm và chiếu cưới mới, rồi mời một người phụ nữ hiền lành, phúc hậu đã có gia đình hạnh phúc, êm ấm đến để trải giường cưới. 

Sau đó người phụ nữ này sẽ bày biện, trang trí không gian xung quanh phòng để sao cho trông đẹp mắt nhất để chuẩn bị sẵn sàng cho lễ đón dâu về với nhà mới. 

Quá trình này còn được gọi là phong tục trải giường cưới hay tục trải giường tân hôn. Phong tục này đến nay vẫn còn được áp dụng trong đa số các đám cưới theo truyền thống của người Việt Nam. 

Ngoài ra, nhà trai sẽ phải mua sắm giường cưới, chiếu và bộ chăn ga gối đệm mới để mang lại những khởi đầu mới cũng như thể hiện được sự chu đáo của gia đình mình dành cho các con trong ngày hệ trọng. Nghi thức trải chiếu cưới cũng được thực hiện vào một giờ đẹp, hợp với tuổi của hai vợ chồng. 

Kinh nghiệm chọn mua giường cưới cho các cặp đôi

Chiếu cưới và những phong tục, nghi thức mà bạn chưa biết

Tục lệ trải chiếu giường cưới với mong muốn cầu chúc hạnh phúc cho đôi vợ chồng

Trước kia, ở một số địa phương, người ta thường chuẩn bị 5 phong bao lì xì đỏ đựng tiền để ở 4 góc giường sau khi trải chiếu xong và 1 phong bao lì xì để ở giữa giường, nhằm chúc phúc cho cặp đôi giàu sang, phú quý. 

Ngày nay, tục lệ này đã được bỏ dần đi. Và thay vào đó người ta sử dụng cánh hoa hồng, rải thành hình trái tim trên giường cưới nhằm tượng trưng cho tình yêu bền chặt, vĩnh cửu. 

1.2. Nguồn gốc của tục trải chiếu cưới

Phần lớn các phong tục trong đời sống sinh hoạt hiện nay của người Việt Nam đều bắt nguồn từ Trung Quốc. Bởi lẽ nước ta đã có lịch sử hơn 1000 năm bị đô hộ và chịu ảnh hưởng nặng nề từ nền văn hoá Trung Quốc. Trong đó bao gồm cả tục trải chiếu giường cưới hay còn gọi là tục trải giường cưới do người dân ngày xưa chỉ dùng chiếu chứ không có vỏ ga để sử dụng như hiện nay. 

Trong nhiều nguồn tư liệu cho thấy rằng, tục trải chiếu cưới có mối liên hệ mật thiết với tục thám trinh. Ngụ ý như sau, sau khi trải xong chiếu lên giường cưới, người ta sẽ đặt lên đó một tờ giấy bán hay còn được gọi là giấy thám trinh. Tờ giấy này được dùng trong lúc động phòng hoa chúc để kiểm tra xem người con gái đó còn trinh tiết hay không. 

Nếu sáng hôm sau, trên tờ giấy bán có mấy giọt máu, nghĩa là còn trinh. Lúc đó, nhà trai sẽ viết giấy báo hỷ và khi làm lễ lại mặt, cả hai gia đình đều rất vui vẻ. Ngược lại, nếu lễ lại mặt có một cái thủ lợn (đầu heo) bị cắt mất lỗ tai, thì có nghĩa rằng người con gái không còn trinh và nhà trai muốn trả lại dâu. 

Chiếu cưới và những phong tục, nghi thức mà bạn chưa biết

Tục trải chiếu cưới có mối liên hệ mật thiết với tục thám trinh

Nhìn chung, đây là một hủ tục cổ hủ bắt nguồn từ Trung Quốc. Tại Việt Nam hiện nay đã không còn những hủ tục lạc hậu như vậy mà chỉ coi tục trải chiếu cưới như một nghi thức để làm mới lại phòng tân hôn, đem đến hạnh phúc và sự êm ấm cho cặp vợ chồng mới cưới. 

1.3. Ý nghĩa của tục trải chiếu cưới

Ý nghĩa đầu tiên của tục trải chiếu cưới đó là đem lại một căn phòng tân hôn sạch sẽ, tươm tất cho đêm đầu tiên của cặp vợ chồng. Đôi vợ chồng mới cưới sẽ có được một không gian riêng tư, đẹp đẽ và lãng mạn. 

Kế đó, cặp đôi cũng sẽ có đời sống hôn nhân hạnh phúc nhờ được “lấy hơi” từ người đảm nhiệm trải chiếu giường cưới, vốn là một người đang có cuộc sống viên mãn. Sau nữa là chúc phúc cho hai bên họ hàng sớm có con bồng, cháu bế. 

2. Những lưu ý khi trải chiếu cưới

Dưới đây là những lưu ý trong quá trình trải chiếu giường cưới để có được một không gian phòng tân hôn đẹp đẽ và hợp phong thuỷ. 

2.1. Chiếu cưới phải mua một đôi 

Thông thường khi mua chiếu cho gia đình, bạn sẽ chỉ mua một chiếc sao cho có màu sắc, kiểu dáng và kích thước theo sở thích cũng như phù hợp với căn phòng. Nhưng với chiếu cưới lại khác, khi mua chiếu cưới, thường sẽ phải mua một đôi. 

Ở một số nơi, chiếc chiếu thứ nhất được trải bình thường và chiếu thứ hai sẽ lật úp xuống cái thứ nhất. Nhưng cũng có một số nơi, một chiếc chiếu được trải dưới mặt trái, 1 chiếu trên trải mặt phải. Đồng thời, khi trải chiếu phải thật phẳng, tránh trải lệch. 

Chiếu cưới và những phong tục, nghi thức mà bạn chưa biết

Chiếu cưới cần mua một đôi và trải úp lên nhau

Ý nghĩa của chiếc chiếu cưới trong phòng tân hôn là chỉ có đôi vợ chồng mới được nằm. Hai chiếu chiếu úp ngược vào nhau để thể hiện được sự tâm đầu ý hợp, hai vợ chồng sẽ sống với nhau đến đầu bạc răng long. 

Khi ngủ thì vợ chồng mới bắt đầu lật chiếu lên và sáng hôm sau khi dậy, hai vợ chồng lại phải lật úp chiếc chiếu xuống rồi tối ngủ mới được lật lại. Theo quan niệm thời xưa, việc lặp đi lặp lại hành động này trong một thời gian càng lâu thì vợ chồng sẽ càng hạnh phúc, hoà thuận. 

Nếu phòng tân hôn sử dụng đệm thì nên trải chiếu cưới xong mới đặt đệm lên bên trên và trang trí thêm các vật dụng khác. Theo dân gian thì việc trải chiếu giường cưới nên thực hiện trước đám cưới và cũng cần được chọn ngày chọn giờ phù hợp. 

2.2. Chọn người trải chiếu

Về người phụ nữ được chọn để trải chiếu cưới cần là người có vía tốt, có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, con cái đề huề và kinh tế gia đình khá giả. Nhà trai có thể nhờ người quen trong gia đình, hoặc trong thôn, xóm để thực hiện trải chiếu giường cưới trước lễ đón dâu. Người được chọn nên là người mà nhà trai biết rõ để còn biết về cuộc sống hôn nhân và kinh tế của họ. 

Ngoài ra, người phụ nữ đó phải là người hiền lành, phúc hậu và hợp tuổi với cô dâu, chú rể. Nếu như mẹ chồng của cô dâu có đủ điều kiện trên thì bà hoàn toàn có thể tự trải chiếu cho con cái.

2.3. Ai không được ngồi lên giường cưới? 

Tìm hiểu thêm: Gợi ý cách đặt tên con trai bắt đầu bằng chữ A độc đáo

Chiếu cưới và những phong tục, nghi thức mà bạn chưa biết
Không một ai được ngồi lên giường cưới cũng như trải lại chiếu lần nữa

Sau khi đã trải chiếu cưới và hoàn tất giường cưới xong, thì không một ai được ngồi lên giường cưới cũng như trải lại chiếu lần nữa. Ở một số nơi, người ta chọn một em bé khoẻ mạnh, lanh lợi để ngồi lên giường cưới vui chơi. 

Ý nghĩa của việc này để mong cặp vợ chồng sẽ sớm có con. Đây cũng như là một lời chúc phúc cho đôi vợ chồng mới cưới sớm có quý tử. Đồng thời, gia chủ cũng sẽ lì xì cho người trải chiếu và em bé. 

Ngoài ra, với người lớn, đặc biệt là phụ nữ mang bầu hoặc người không may mắn trong hôn nhân thì tuyệt đối không được ngồi lên giường hay nghỉ ngơi ở trên giường trước đám cưới. 

3. Các tiêu chí khi chọn chiếu cưới

3.1. Một số loại chiếu phổ biến hiện nay 

Chiếu cưới không chỉ để phục vụ cho những nghi lễ và tục lễ trong ngày tân hôn mà còn được cặp vợ chồng sử dụng đến sau này. Do đó, ngoài hình thức, mẫu mã thì chất lượng của sản phẩm cũng nên được lưu tâm. Dưới đây là một số loại chiếu được sử dụng nhiều nhất hiện nay. 

  • Chiếu cói: Đây là sản phẩm có từ rất lâu về trước. Chiếu cói được làm từ các sợi cói trồng trong tự nhiên. Sau khi thu hoạch, các sợi cói sẽ được chẻ đôi, phơi khô và qua quá trình xử lý để đem dệt thành chiếu. 
  • Chiếu trúc: Chiếu trúc là sản phẩm khá phổ biến, được sử dụng nhiều trong mùa hè. Chúng được sản xuất từ trúc qua quá trình xử lý, cắt thành từng khúc nhỏ, sau đó dùng sợi cước để liên kết lại với nhau tạo thành chiếu. 
  • Chiếu mây: Dù ra đời sau các loại chiếu ở trên nhưng nó vẫn được rất nhiều người ưa chuộng nhờ đặc tính mát mẻ, dễ cất gọn. Chiếu mây còn được gọi với cái tên khác như chiếu điều hoà hay chiếu mây điều hoà. 
  • Chiếu gỗ: Chiếu gỗ được làm từ các loại gỗ như trắc, hương, pơ mu hay gỗ sồi, gỗ thông. Chúng được tạo thành nhiều hình dạng khác nhau như hình tròn viên bi, chữ nhật hay vuông và được liên kết với nhau bằng dây dù.

Chiếu cưới và những phong tục, nghi thức mà bạn chưa biết

Chiếu cói với thiết kế hiện đại

3.2. Cách chọn chiếu cưới

Chiếu cưới trên thị trường rất đa dạng và phong phú với mục đích làm hài lòng nhu cầu tiêu dùng của mọi người. Nắm rõ được các tiêu chí khi lựa chọn sẽ giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn để chọn được một chiếc chiếu cưới phù hợp. 

3.2.1. Chọn theo kích thước

Vì sử dụng cho hai người là cặp vợ chồng nên giường cũng như chiếu cưới cần được chọn sao cho có kích thước phù hợp. Thông thường, giường cho hai người sẽ có kích thước khoảng 1m6x2m, 1m8x2m hay 2mx2m2. Và chiếu cưới cũng cần được lựa chọn có kích thước như vậy. 

Tránh chọn chiếu lớn hơn hay nhỏ hơn so với giường. Tránh làm mất thẩm mỹ cũng như cặp vợ chồng sẽ cảm thấy khó chịu trong quá trình sử dụng. 

3.2.2. Chọn theo thời tiết

Ở Việt Nam, thời tiết khí hậu nóng ẩm, chủ yếu có hai mùa là mùa mưa và mùa nắng. Nếu đám cưới của bạn diễn ra vào mùa hè, bạn có thể sử dụng các loại chiếu như chiếu trúc hay chiếu điều hoà để có thể sử dụng cho cả sau này. Còn nếu đám cưới diễn ra vào mùa đông thì bạn hoàn toàn có thể lựa chọn bất kỳ loại chiếu nào và đặt bên dưới tấm nệm để vẫn cảm thấy ấm áp và vẫn hoàn thành được đúng các nghi lễ trải chiếu cưới. 

3.2.3. Chọn theo màu sắc và kiểu dáng

Trước đây, nhiều người thường quan niệm chiếu cưới hay bất kỳ vật dụng như chăn ga gối cưới đều nên chọn gam màu đỏ với các hoạ tiết rồng phượng để đem lại may mắn và hạnh phúc cho cặp vợ chồng. 

Tuy nhiên hiện nay, khi xã hội ngày càng hiện đại, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn các mẫu chiếu với gam màu nhẹ nhàng, phù hợp với không gian căn phòng và sử dụng được cho cả sau này. Không cần quá cần thiết khi phải chọn các mẫu chiếu nhiều hoạ tiết, tránh cho việc sử dụng lâu dài sẽ không phù hợp với phong cách căn phòng cũng như dễ gây rối mắt, ảnh hưởng đến thần kinh. 

Chiếu cưới và những phong tục, nghi thức mà bạn chưa biết

>>>>>Xem thêm: 7+ cách từ chối lời tỏ tình mà không gây tổn thương cho người khác

Chọn chiếu với màu sắc và kiểu dáng đơn giản, dễ sử dụng

4. Kết luận

“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” là câu nói của ông cha ta thời xưa. Các phong tục hay tục lệ về lễ cưới nói chung và trải chiếu cưới nói riêng vẫn được áp dụng đến ngày nay với mong muốn đôi vợ chồng mới cưới sẽ sống với nhau thật hạnh phúc, và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. 

Giải đáp thắc mắc: Giường cưới có nên nằm trước không?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *