Chiều cao cân nặng bé 5 tuổi chuẩn WHO là điều cha mẹ cần biết để xác định con của bạn có đang phát triển bình thường hay không. Để hiểu rõ hơn về thông tin này, cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Chiều cao cân nặng bé 5 tuổi theo chuẩn WHO là bao nhiêu?
Contents
- 1 1. Chiều cao cân nặng bé 5 tuổi chuẩn WHO
- 2 2. Sự phát triển thể chất của bé 5 tuổi
- 3 3. Sự phát triển cảm xúc và xã hội của bé 5 tuổi
- 4 4. Những cột mốc phát triển nhận thức ở bé 5 tuổi
- 5 5. Bé 5 tuổi có thể học những kỹ năng sống nào?
- 6 6. Cách chăm sóc để chiều cao cân nặng bé 5 tuổi phát triển đầy đủ
1. Chiều cao cân nặng bé 5 tuổi chuẩn WHO
Không tăng trưởng nhanh chóng như những năm đầu đời, trẻ 5 tuổi phát triển chiều cao và cân nặng chậm hơn và ổn định qua từng năm. Trung bình, trẻ 5 tuổi có thể tăng thêm 1 – 2kg cân nặng và 3 – 6cm chiều cao.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, chiều cao cân nặng bé 5 tuổi chuẩn như sau:
- Bé trai: Bé trai 5 tuổi có cân nặng trung bình khoảng 16 – 21kg. Nếu bé nặng hơn 24,2kg là béo phì và nặng dưới 14,1kg là bị suy dinh dưỡng. Về chiều cao, bé trai 5 tuổi có chiều cao trung bình từ 105,3 – 114,6cm. Nếu bé thấp hơn 100,7cm là chậm phát triển so với độ tuổi.
- Bé gái: Cân nặng bé gái 5 tuổi trung bình từ 15,8 – 21,2kg. Nếu bé nặng hơn 24,9kg là béo phì, còn nặng dưới 13,7kg là bị suy dinh dưỡng. Về chiều cao, bé gái 5 tuổi có chiều cao trung bình từ 104,7 – 114,2cm. Nếu bé thấp hơn 99,9cm là chậm phát triển.
Khi bé được 5 tuổi, việc theo dõi chiều cao cân nặng của bé theo từng tháng như trong giai đoạn sơ sinh là không cần thiết. Lúc này mẹ có thể kiểm tra chiều cao cân nặng bé 5 tuổi đều đặn mỗi 6 tháng hoặc 1 năm. Qua đó mẹ có thể phát hiện những dấu hiệu bất thường về sức khỏe của bé, như: suy dinh dưỡng, còi xương, thừa cân… để có biện pháp xử lý kịp thời.
Lưu ý rằng, một số trẻ 5 tuổi có chiều cao cân nặng ở ngưỡng thấp nhưng phát triển đều đặn mỗi năm theo chuẩn thì vẫn được xét là bình thường.
2. Sự phát triển thể chất của bé 5 tuổi
Không chỉ cần theo dõi chiều cao cân nặng bé 5 tuổi, cha mẹ cần xem xét sự phát triển của trẻ cả về thể chất. Trẻ 5 tuổi đã có thể đi, đứng, chạy nhảy khá là vững vàng và nhanh nhẹn.
Cột mốc phát triển quan trọng:
- Khả năng phối hợp cơ thể tốt hơn, cơ thể trở nên linh hoạt và dẻo dai
- Chạy, nhảy cao, khả năng giữ thăng bằng tốt
- Bắt đầu tự đạp được xe 3 bánh sau đó là xe 2 bánh
- Có thể tự mặc quần áo hoàn chỉnh, tự buộc dây giày
- Sử dụng thành thạo đũa, thìa để ăn uống.
3. Sự phát triển cảm xúc và xã hội của bé 5 tuổi
Sang tuổi thứ 5 bé đã biết cách kiểm soát cảm xúc và điều tiết nó một cách tốt hơn. Ở độ tuổi này trẻ vẫn dễ tự ái, buồn bã khi không nhận được quan tâm, chú ý hay bị giành mất món đồ yêu thích. Đặc biệt, đây là thời điểm trẻ bắt đầu biết nói lên cảm xúc, suy nghĩ của chính mình.
Cột mốc phát triển quan trọng:
- Có thể tách khỏi cha mẹ trong một thời gian nhất định mà không thấy buồn bã quá mức như khi còn nhỏ
- Trẻ có nhận thức, biết cùng chơi và chia sẻ đồ chơi với những bạn khác
- Có xu hướng muốn làm thủ lĩnh, nhất là khi chơi với bạn đồng trang lứa
- Có thể nói dối để làm vui lòng bố mẹ, bạn bè
- Thích ra ngoài vui chơi dù chỉ là những chuyến dạo chơi ngắn ngủi
- Thích chơi đóng kịch, chơi với những người bạn trong trí tưởng tượng phong phú của mình
Tìm hiểu thêm: Sinh nhật chồng nên tặng gì ý nghĩa?
4. Những cột mốc phát triển nhận thức ở bé 5 tuổi
Không chỉ phát triển chiều cao cân nặng, bé 5 tuổi bắt đầu hiểu được sự khác biệt giữa “đúng” và “sai”. Trẻ dần hiểu được những quy tắc cơ bản và sẽ cố gắng tuân thủ để làm vui lòng cha mẹ. Đồng thời, bé 5 tuổi cũng có nhiều thắc mắc về thế giới xung quanh. Trẻ sẵn sàng tháo rời mọi thứ để tìm nguyên lý hoạt động của chúng.
Các cột mốc phát triển nhận thức quan trọng ở bé 5 tuổi
- Hiểu đơn giản về khái niệm thời gian
- Có thể đếm từ 1 đến 10 hoặc nhiều hơn
- Bắt đầu biết ghi nhớ và có thể gọi tên ít nhất 4 màu
- Nhớ mặt một số chữ cái
- Bé có thể gọi tên các sự vật quen thuộc
- Có thể viết được một số con số, chữ cái đơn giản
- Có thể kể chuyện một cách rõ ràng, rành mạch
- Sử dụng chính xác các đại từ xưng hô như con, cô, bác…
- Hiểu và thực hiện một số mệnh lệnh đơn giản bằng 3 bước, chẳng hạn như: thay đồ, ăn sáng và đến trường học
- Hiểu được diễn biến của một câu chuyện. Bé biết cái gì diễn ra đầu tiên, tiếp đó đến điều gì và kết thúc như thế nào
5. Bé 5 tuổi có thể học những kỹ năng sống nào?
- Sử dụng đũa: Khi bé bước sang tuổi thứ 5, cha mẹ nên tập cho bé cách dùng đũa thay vì sử dụng thìa. Ban đầu có thể bé sẽ hay làm rơi vãi thức ăn. Nhưng cha mẹ hãy kiên nhẫn. Khi bé có thể sử dụng đũa để tự ăn cơm thì chắc chắn bạn sẽ thấy bất ngờ và hạnh phúc ngập tràn đó.
- Vệ sinh cá nhân: Ở độ tuổi này bé bắt đầu có thể tự đánh răng, rửa mặt, vệ sinh tay chân. Phụ huynh nên dạy bé những thói quen tốt như rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, phải thay quần áo sau khi bẩn. Với các bé gái 5 tuổi, hãy dạy con thói quen giữ mái tóc luôn gọn gàng, mặc trang phục phù hợp theo hoàn cảnh.
- Mặc quần áo: Hãy hướng dẫn và động viên bé tự mặc quần áo mỗi khi tắm xong. Các con sẽ rất vui và thích thú với điều đó. Và cha mẹ cũng đừng quên dạy con biết cách sắp xếp quần áo gọn gàng nhé.
- Biết nói “cảm ơn” và “xin lỗi”: Ở độ tuổi này trẻ đã có nhận thức nhận định và biết nên nói gì trong hoàn cảnh nào. Vì thế, ngay thời điểm này cha mẹ hãy dạy cho bé cách nói “cảm ơn” và “xin lỗi”. Điều này rất có lợi cho việc hoàn thiện nhân cách của trẻ.
- Làm việc nhà: Trẻ 5 tuổi có thể làm một số công việc đơn giản như xếp gọn đồ chơi, quần áo của mình.
- Ghi nhớ thông tin đơn giản: Hãy dạy trẻ ghi nhớ những thông tin cần thiết như họ tên cha mẹ, địa chỉ nhà… để phòng trường hợp bé đi lạc.
- Biết chia sẻ: Cha mẹ nên dạy bé 5 tuổi biết chia sẻ với những người xung quanh. Qua đó, rèn luyện sự bao dung của trẻ.
6. Cách chăm sóc để chiều cao cân nặng bé 5 tuổi phát triển đầy đủ
Để giúp bé phát triển toàn diện, cha mẹ cần lưu ý đến những vấn đề về dinh dưỡng, giấc ngủ vận động…
- Dinh dưỡng đầy đủ: Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ từ các nhóm chất cơ bản, như: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin… Cho trẻ ăn 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ mỗi ngày.
- Ngủ đủ giấc: Thời gian ngủ lý tưởng của bé 5 tuổi là khoảng 10-12 tiếng mỗi ngày. Nếu không ngủ đủ giấc, con sẽ trở nên cáu kỉnh, khó chịu, quấy khóc. Để giúp bé ngủ ngon giấc, cha mẹ nên hạn chế cho bé tiếp xúc với các thiết bị điện tử.
- Cho con chơi những trò chơi phát triển trí não và thể chất: Ở độ tuổi này con đã có tư duy độc lập, có suy nghĩ riêng và hình thành tính cách cá nhân. Cha mẹ có thể dạy con cách đọc, phát âm chữ cái và chữ số; khuyến khích con tham gia các trò chơi vận động như nhào lộn, vượt chướng ngại vật, trượt ván, chạy xe đạp… Ngoài ra, một số trò chơi đòi hỏi sự tư duy như lắp lego, mô hình, trốn tìm,… cũng rất phù hợp với bé 5 tuổi.
>>>>>Xem thêm: Kỷ niệm ngày cưới nên làm gì? Top những ý tưởng hay cho kỷ niệm ngày cưới
Chiều cao cân nặng bé 5 tuổi như thế nào là chuẩn? Hy vọng cha mẹ đã tìm được câu trả lời trong bài viết trên đây. Hãy luôn chú ý đến sự phát triển của trẻ và rèn luyện cho bé những thói quen tốt nhé!