Chảy nước miếng khi ngủ có cần phải lo lắng không?

Rate this post

Hiện tượng chảy nước miếng khi ngủ có thể xảy ra ở cả trẻ em lẫn người lớn. Chiếc gối ngủ ướt đẫm khiến nhiều người cảm thấy khó chịu, nhưng đa phần lại không biết nguyên nhân gì gây nên hiện tượng chảy nước miếng trong lúc ngủ. Vậy nguyên nhân khiến bạn bị chảy nước miếng là gì và cách khắc phục thế nào? Hãy cùng phân tích từ bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Chảy nước miếng khi ngủ có cần phải lo lắng không?

1. Chảy nước miếng khi ngủ có phải là một loại bệnh?

Có thể bạn chưa biết, trong khi ngủ, các cơ ở vùng mặt được thả lỏng và không hề có phản xạ nuốt. Vì thế mà lượng nước miếng tích luỹ trong miệng là khá nhiều. Khi lượng nước miệng quá lớn sẽ khiến cơ mặt bị giãn ra và không có kiểm soát. Lúc này, nếu đang nằm ngửa thì nước miếng sẽ tự chảy xuống thực quản và dạ dày.

Nếu người đang nằm nghiêng mặt bên trái hoặc bên phải thì nước miếng sẽ chảy ra ngoài. Đây là hiện tượng ngủ bị chảy dãi. Khi tỉnh giấc, nếu thấy gối ướt và có mùi khó chịu thì chính là bạn đã bị chảy nước miếng khi ngủ.

Chảy nước miếng khi ngủ có cần phải lo lắng không?

Nước bọt quá nhiều gây ra chảy nước miếng khi ngủ

Nước miếng có vai trò quan trọng để giữ cho miệng họng luôn được bôi trơn, giữ ẩm và diệt khuẩn. Bị chảy nước miếng khi ngủ là tình trạng phổ biến ở mọi lứa tuổi. Nhất là ở trẻ nhỏ trong 2 năm đầu đời, bởi trẻ nhỏ vẫn chưa phát triển đầy đủ khả năng để kiểm soát các cơ vùng miệng. Tuy nhiên, nếu xảy ra thường xuyên ở người lớn thì nên cảnh giác vì đó có thể là dấu hiệu của một số loại bệnh lý, đặc biệt là ở người cao tuổi.

Chảy nước miếng nhiều quá mức có thể là dấu hiệu của bệnh thần kinh hoặc một số vấn đề y khoa khác. Chảy nhiều nước bọt cũng khiến gây ra tình trạng nẻ môi, hơi thở có mùi, mất nước hoặc gây xấu hổ khi đang ở chỗ đông người. Những người có vấn đề về sức khoẻ như khả năng đột quỵ cũng thường có xu hướng ngủ chảy nước miếng nhiều và thường xuyên hơn người bình thường.

2. Những nguyên nhân gây chảy nước miếng khi ngủ

Để biết chảy nước miếng khi ngủ có nguy hiểm không thì cần biết nguyên nhân gây ra là gì. Thông thường, ngủ bị chảy nước bọt là kết quả của một trong ba nguyên nhân sau đây:

  • Cơ địa người có nhiều nước bọt.
  • Không có khả năng kiểm soát cơ miệng, mặt để giữ lượng nước bọt sản xuất ra.
  • Không thể hoặc gặp khó khăn về nuốt nước bọt trước khi để nó chảy ra khỏi miệng.
  • Sự kết hợp của cả 3 nguyên nhân trên cũng gây ra việc chảy nước miếng khi ngủ.

Ngoài ra, bị chảy nước miếng khi đi ngủ cũng có thể do một số nguyên nhân liên quan đến vấn đề về sức khỏe.

  • Vấn đề về thần kinh, tâm lý: Người mắc các bệnh lý về thần kinh như rối loạn hệ thần kinh thực vật, thoái hóa thần kinh, Parkinson, xơ cứng dây thần kinh, bại não,.. cũng khiến tuyến nước bọt bị kích kích và tăng tiết nhiều hơn khi ngủ. Cơ thể bị stress, rối loạn giấc ngủ, hay căng thẳng, mệt mỏi, suy nhược cũng gây ra chảy nước miếng nhiều khi ngủ.

Chảy nước miếng khi ngủ có cần phải lo lắng không?

Mệt mỏi cũng khiến chảy nước miếng khi ngủ

  • Do thói quen ăn uống: Việc nghĩ đến thức ăn cũng khiến tăng tiết nước bọt. Nước bọt xuất hiện nhiều khi ngủ có thể là do thường xuyên ăn đồ cay như ớt, muối tiêu, mù tạt,… Tăng tiết nước bọt cũng có liên quan đến các loại thực phẩm có vị chua như cam, chanh, khế hoặc các loại thức ăn nhiều đường. Ăn quá no vào buổi tối cũng có thể gây ra tăng tiết nước bọt khi ngủ.
  • Vấn đề răng miệng: Người có vấn đề về nha khoa như viêm họng, loét miệng, sâu răng,… cũng gặp tình trạng khó kiểm soát nước bọt khi ngủ.
  • Vấn đề tiêu hoá: Ngủ chảy nhiều nước miếng thường xuất hiện ở những người bị rối loạn tiêu hoá, viêm loét dạ dày, hành tá tràng, trào ngược,… Các bệnh lý này gây ra ợ chua, đầy hơi, khó tiêu. Thực quản bị kích thích cũng khiến tăng tiết nước bọt nhiều hơn.
  • Viêm, dị ứng đường hô hấp: Bị chảy nước miếng khi ngủ xuất hiện ở những người đang mắc vấn đề về hô hấp như: viêm mũi xoang, dị ứng thời tiết, viêm họng,… Các bệnh lý này gây tắc đường thở bằng mũi khi nằm ngủ, buộc người bệnh phải thở bằng miệng, từ đó dễ chảy nước bọt ra khỏi miệng khi ngủ. Ngoài ra, các bệnh lý này cũng khiến hơi thở có mùi hôi, khó chịu.
  • Béo phì, bệnh tim mạch, đột quỵ: Những người béo phì thường bị khó thở khi nằm ngủ, thường phải nằm nghiêng hoặc sấp. Tư thế nằm này cũng khiến họ dễ chảy nước miếng khi ngủ hơn. Béo phì dễ dẫn đến các bệnh lý như mỡ máu, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch, đột quỵ. Vì thế nếu bị béo phì và thấy chảy nhiều nước miếng khi ngủ thì nên cẩn trọng.
  • Nguyên nhân khác: Rối loạn hệ nội tiết, sử dụng thuốc an thần có benzodiazepine, thuốc chống loạn thần clozapine, thuốc điều trị Alzheimer và một số kháng sinh cũng có thể gây chảy nhiều nước miếng khi ngủ.

3. Cách khắc phục tình trạng chảy nước miếng khi ngủ

Chảy nước miếng khi ngủ thường xuyên có thể khiến môi bị khô, nứt nẻ, hôi miệng và gây xấu hổ trong vài trường hợp. Những cách dưới đây sẽ giúp khắc phục tình trạng ngủ chảy nước miếng nhiều này.

3.1. Vệ sinh xoang mũi trước khi đi ngủ

Mũi bị tắc là nguyên nhân dễ gây ra việc ngủ chảy nước miếng. Vì thế, vệ sinh làm thông xoang mũi có thể giúp tránh việc ướt gối mỗi đêm. Một số cách để làm sạch xoang mũi là:

  • Tắm bằng nước nóng có thể làm sạch mũi và thở dễ vào ban đêm.
  • Xông tinh dầu chứa bạch đàn sẽ giúp hít thở thoải mái và ngủ ngon hơn.
  • Dùng các sản phẩm, dung dịch làm sạch xoang mũi. 
  • Gặp bác sĩ điều trị các bệnh về viêm mũi xoang, viêm họng, viêm amidan để giảm thiểu tình trạng ngủ chảy nước dãi vì khó thở.

Chảy nước miếng khi ngủ có cần phải lo lắng không?

Vệ sinh mũi giúp thông đường thở, hạn chế thở bằng miệng gây chảy dãi

3.2. Thay đổi tư thế nằm ngủ

Cách đơn giản nhất để hạn chế chảy nước miếng khi ngủ là thay đổi tư thế nằm. Thay đổi thói quen từ nằm nghiêng hoặc nằm sấp sang nằm ngửa sẽ giúp nước bọt không chảy ra ngoài. Kê gối nâng cao đầu trong khi ngủ cũng giúp giảm tình trạng chảy nước bọt khỏi miệng. Nên nhớ đặt gối cao ở tầm thoải mái nhất vừa giúp giảm ngưng thở khi ngủ, vừa có chất lượng giấc ngủ cao hơn.

Tìm hiểu thêm: Nhịn ăn gián đoạn có giảm cân không? Bất ngờ với câu trả lời

Chảy nước miếng khi ngủ có cần phải lo lắng không?
Ngủ kê cao đầu giảm chảy nước miếng khi ngủ

3.3. Chữa chứng ngưng thở trong khi ngủ

Ngưng thở trong khi ngủ là một chứng rối loạn hô hấp nghiêm trọng. Biểu hiện là hơi thở không được lưu thông thuận lợi mà phát ra tiếng ngáy và chảy nước miếng khi ngủ.

Cơn ngưng thở khiến giấc ngủ bị gián đoạn, làm bạn thức giấc vào ban đêm và cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ, khó tập trung vào ban ngày. Nặng hơn là các cơn ngưng thở có thể khiến gây ra tình trạng đột quỵ ngay trong lúc ngủ. Vì vậy, nếu có dấu hiệu ngủ ngáy và chảy nước bọt nhiều khi ngủ, hãy liên hệ ngay đến bác sĩ để được tư vấn điều trị.

3.4. Sử dụng đúng loại thuốc

Nên cân nhắc sử dụng các loại thuốc điều trị không có tác dụng phụ khiến cho cơ thể sản xuất quá nhiều nước bọt. Nên thảo luận với bác sĩ điều trị nếu thấy cần thay đổi loại thuốc đang dùng. Một số loại thuốc kháng sinh, thuốc chống loạn thần, thuốc điều trị Alzheimer có thể khiến cơ thể sản xuất nhiều nước bọt khi ngủ.

3.5. Giữ cho tinh thần luôn thoải mái

Giữ cho tinh thần thoải mái, không bị căng thẳng, stress cũng là cách để giảm bớt tình trạng chảy nước miếng khi ngủ. Ngủ đúng giờ đủ giấc cũng giúp cơ thể tràn đầy năng lượng, không bị mệt mỏi.

Chảy nước miếng khi ngủ có cần phải lo lắng không?

Ngủ đúng giờ đủ giấc giúp cơ thể thoải mái, chống mệt mỏi

3.6. Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý

Không ăn quá nhiều loại thức ăn cay, chua để tránh kích thích tuyến nước bọt hoạt động nhiều. Không nên ăn quá no trước khi đi ngủ để hạn chế chảy nước miếng.

3.7. Sử dụng thiết bị đặc biệt

Các thiết bị đặc biệt có thể được bác sĩ đặt ở xương hàm dưới để giúp giảm việc chảy nước miếng ra khỏi miệng. Các thiết bị nha khoa này làm miệng đóng tốt hơn và cho giấc ngủ ngon hơn.

3.8. Phẫu thuật chữa chảy nước miếng

Bác sĩ có thể khuyên bạn phẫu thuật loại bỏ vài tuyến nước bọt nếu thấy hoạt động tăng tiết quá mức, gây ảnh hưởng đến cuộc sống. Thủ thuật này được thực hiện khi có vấn đề về thần kinh, nội tiết nghiêm trọng ẩn đằng sau việc ngủ chảy nước miếng. 

3.9. Sử dụng gối nệm vừa vặn khi ngủ

Các loại gối có tạo hình lượn sóng massage sẽ giúp định hình phần đầu và cổ vai giúp giảm tình trạng chảy nước miếng khi ngủ. Sản phẩm gối Aeroflow iCool với chất liệu Memory Foam và Contour Foam đàn hồi giúp định hình phần đầu, cổ vai gáy đúng tư thế.

Hình dáng lượn sóng còn điều chỉnh đường gấp khúc của hơi thở, giảm áp lực tì nén, giúp khí quản lưu thông và hạn chế ngưng thở khi ngủ. Sản phẩm đang rất bán chạy tại Bloggiamgia.edu.vn với mức giá hợp lý chỉ 1 triệu đồng.

Chảy nước miếng khi ngủ có cần phải lo lắng không?

>>>>>Xem thêm: Mạt bụi là gì? Mạt bụi có ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ không?

Gối Aeroflow iCool dạng lượn sóng giúp giảm ngưng thở và chảy nước miếng khi ngủ

Kết, nhìn chung lại việc chảy nước miếng khi ngủ thường là biểu hiện vô hại. Tuy nhiên, nếu chúng xuất hiện thường xuyên và kết hợp nhiều biểu hiện thì có thể đang báo hiệu sức khỏe của bạn có vấn đề. Vì vậy, nên áp dụng các phương pháp để khắc phục tình trạng này hoặc thăm khám bác sĩ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *