Cha mẹ cần làm gì khi bé ngủ ít không sâu giấc

Rate this post

Đối với trẻ nhỏ, giấc ngủ là yếu tố quan trọng nhất quyết định tới sức khỏe và sự phát triển của bé. Tuy nhiên tình trạng bé ngủ ít không sâu giấc mà rất nhiều bé đang gặp phải khiến bố mẹ cảm thấy lo lắng không biết phải làm sao. Để hạn chế được tình trạng này, các bậc cha mẹ hãy theo dõi ngay bài viết hôm nay của chúng tôi. 

Bạn đang đọc: Cha mẹ cần làm gì khi bé ngủ ít không sâu giấc

Cha mẹ cần làm gì khi bé ngủ ít không sâu giấc

Bé ngủ ít không sâu giấc là vấn đề khiến nhiều bố mẹ lo lắng

1. Vì sao bé nhà bạn ngủ ít không sâu giấc?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc bé bị thiếu ngủ và ngủ không ngon. Thông thường những nguyên nhân này được phân chia thành nhiều nhóm khác nhau, cụ thể là:

1.1. Nguyên nhân về mặt sinh lý

Ở trẻ sơ sinh có hai loại giấc ngủ chính gồm giấc ngủ chuyển động mắt nhanh và giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh. Trong đó, giấc ngủ chuyển động mắt nhanh ở trẻ chiếm đến hơn 50% thời gian ngủ.Giấc ngủ chuyển động mắt nhanh còn gọi là giấc ngủ hoạt động, viết tắt là REM, quyết định sự phát triển não bộ ở trẻ. Trong giai đoạn này, mặc dù đang ngủ nhưng nhịp tim và nhịp thở của bé vẫn hoạt động với tần suất nhanh.

Trẻ hay bị giật mình, hoặc uốn éo chân tay, vặn mình, có thể rên “è è”, mắt bé chuyển động bên dưới mi mắt nhắm. Vì thế mà bé ngủ ít không sâu giấc, rất dễ bị tỉnh giấc bất ngờ trong lúc ngủ. Ngoài ra, khi trẻ bú không đủ no hay quá no cũng rất dễ xảy ra tình trạng này. Còn đối với các bé trong khoảng 2 tới 3 tuổi, việc mọc răng hoặc vận động cơ thể thường xuyên hơn cũng dễ khiến bé ngủ không sâu giấc. 

Cha mẹ cần làm gì khi bé ngủ ít không sâu giấc

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ ngủ ít không sâu giấc

1.2. Nguyên nhân về mặt bệnh lý

Một số bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ có thể dẫn tới tình trạng ngủ ít và không sâu giấc gồm có:

  • Bệnh còi xương: Việc thiếu hụt canxi dẫn tới còi xương là nguyên nhân hàng đầu gây ra rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ. Các vi chất dinh dưỡng bị thiếu hụt như magie, kẽm, sắt… góp phần làm nghiêm trọng tình trạng khó ngủ.
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp: Khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp sẽ kéo theo nhiều chứng bệnh như viêm họng, viêm mũi, viêm amidan hay viêm phế quản,viêm phổi. Do đó mà trẻ thường xuyên cảm thấy khó thở, phải thở bằng miệng trong lúc ngủ cũng gây ra tình trạng bé ngủ ít không sâu giấc. 
  • Các bệnh lý nội khoa: Một số bệnh nội khoa trẻ thường gặp phải là trào ngược dạ dày, viêm tai giữa, các bệnh về thần kinh… gây ảnh hưởng không nhỏ tới giấc ngủ của trẻ.
  • Chứng mộng du: Tình trạng này rất hiếm khi xảy ra nhưng nó có thể khiến cho bé bị giật mình và quấy khóc khi ngủ. 
  • Bị béo phì: Cân nặng tăng không kiểm soát khiến cho các nhóm cơ đường thở dễ bị phì đại khiến bé khó nuốt và khó thở. Bởi vậy mà bé dễ bị khó ngủ, ra mồ hôi nhiều hay tiểu dầm trong lúc ngủ.  

1.3. Nguyên nhân về thói quen sinh hoạt

Cha mẹ cần làm gì khi bé ngủ ít không sâu giấc

Nhiều bậc phụ huynh có thói quen bế ẵm, ru ngủ, đưa nôi cho bé trước khi đi ngủ.

  • Thói quen khi ngủ không tốt: Nhiều bậc phụ huynh có thói quen bế ẵm, ru ngủ, đưa nôi cho bé trước khi đi ngủ. Khi thói quen này lặp lại nhiều lần dễ khiến cho trẻ bị lệ thuộc. Bé sẽ không thể ngủ ngon giấc nếu cha mẹ không bế ẵm hay đưa nôi.
  • Thời gian ngủ bất hợp lý: Nhiều bé có giấc ngủ ban ngày quá dài hoặc thường ngủ quá 17 giờ mỗi ngày sẽ dễ bị mất ngủ vào ban đêm cũng như quấy khóc không chịu ngủ.
  • Cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử nhiều hoặc nằm ở nơi có nhiều ánh sáng: Ánh sáng quá mạnh sẽ làm giảm melatonin – một loại hóc môn có trong cơ thể có vai trò quan trọng giúp điều hòa nhịp sinh học trong cơ thể người. Từ đó mà bé ngủ ít không sâu giấc.
  • Môi trường xung quanh trẻ ồn ào hoặc thay đổi môi trường sống thường xuyên: Đây cũng là yếu tố góp phần không nhỏ khiến cho giấc ngủ của bé bị ảnh hưởng. 
  • Chăn ga, giường ngủ của bé không được vệ sinh sạch sẽ: Chăn ga tiếp xúc trực tiếp với làn da nhạy cảm của trẻ. Vì thế nếu không được vệ sinh cẩn thận thì bé sẽ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu trong khi ngủ. 

Tìm hiểu thêm: [GÓC TƯ VẤN] Nên thức dậy vào mấy giờ sáng là tốt nhất cho sức khỏe?

Cha mẹ cần làm gì khi bé ngủ ít không sâu giấc

Thói quen sinh hoạt là một trong nhiều lý do khiến bé ngủ ít không sâu giấc

2. Việc trẻ ngủ ít không sâu giấc có đáng lo ngại?

Có thể thấy đây là một trong những tình trạng khiến các bậc phụ huynh lo lắng và cảm thấy hoang mang nhất. Bởi trong lúc ngủ, các tế bào bên trong cơ thể sẽ hoạt động và sản sinh liên tục để trẻ có thể phát triển khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần. 

Một giấc ngủ ngon, sâu với thời gian hợp lý sẽ mang lại sức khỏe, chiều cao cùng trí tuệ phát triển tốt cho trẻ. Ngược lại nếu bé nhà bạn có thời gian ngủ ngắn, thường xuyên thức giấc giữa chừng và hay quấy khóc thì rất dễ ảnh hưởng tới sự phát triển về trí não cũng như cơ thể.

Mặt khác, việc bé ngủ ít và không sâu giấc còn gây ảnh hưởng tới cả cha mẹ và những người xung quanh. Việc bé trằn trọc khi ngủ hoặc quấy khóc liên tục khiến cho cha mẹ và mọi người xung quanh bị mất ngủ và rơi vào trạng thái mệt mỏi, căng thẳng. 

Do đó nếu bé nhà bạn gặp phải tình trạng này thì cha mẹ cần theo dõi nghiêm ngặt và phát hiện sớm để có được phương pháp điều trị thích hợp nhất giúp bé có thể phát triển toàn diện về mọi mặt.

Cha mẹ cần làm gì khi bé ngủ ít không sâu giấc

Tình trạng này bé ngủ ít không sâu giấc cần được khắc phục sớm

3. Làm cách nào để cải thiện tình trạng ngủ ít và không sâu giấc ở trẻ?

Theo các chuyên gia, có rất nhiều biện pháp để cải thiện tình trạng bé ngủ ít không sâu giấc mà bố mẹ có thể tự áp dụng tại nhà. Điển hình trong số đó có thể kể đến như:

3.1. Thường xuyên bổ sung dinh dưỡng cho trẻ trong các bữa ăn

Để bé có thể ngủ ngon và phát triển khỏe mạnh, cha mẹ cần bổ sung đầy đủ tất cả các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu, đặc biệt là canxi. Rất nhiều trẻ em Việt Nam bị thiếu canxi dẫn tới tình trạng vặn mình, trằn trọc trong khi ngủ. Do đó, trong bữa ăn của bé cần bổ sung thêm các loại thực phẩm như trứng, sữa, hải sản, rau xanh hoặc bú nhiều sữa mẹ. 

3.2. Cho trẻ tắm nắng đều đặn

Nhiều phụ huynh thường có quan niệm sai lầm rằng cho trẻ tiếp xúc nhiều với nắng có thể khiến da bị tổn thương bởi tia cực tím. Tuy nhiên điều này chỉ đúng nếu bạn cho bé tắm nắng sau 10 giờ sáng. Vào thời điểm trước 10 giờ sáng và sau 17 giờ chiều là khoảng thời gian lý tưởng để bé tắm nắng và tổng hợp vitamin D nhằm cải thiện lượng phốt pho và canxi có trong cơ thể. Nhờ đó bé phát triển tốt hơn và không bị tình trạng thiếu canxi gây mất ngủ hàng đêm.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần lưu ý không để trẻ tắm nắng quá lâu mà chỉ nên giới hạn trong khoảng từ 10 tới 15 phút mỗi ngày. Đồng thời cũng cần chú ý đến yếu tố thời tiết. Vào những ngày trời nổi gió, nhiệt độ thấp hay nồm ẩm, oi nóng, cha mẹ nên để bé ở trong nhà để tránh bị cảm lạnh, đau ốm. 

Cha mẹ cần làm gì khi bé ngủ ít không sâu giấc

>>>>>Xem thêm: Bỏ túi ngay 10 loại đồ uống mùa hè giải nhiệt cực đã

Cho trẻ tắm nắng đều đặn là một biện pháp giúp hạn chế tình trạng bé ngủ ít không sâu giấc

3.3. Cho trẻ bú no trước khi ngủ

Bé chỉ có thể ngủ ngon nếu như được mẹ cho ăn no. Vì thế vào buổi đêm trước khi cho bé ngủ, các mẹ cần đảm bảo bé được bú no để không tỉnh giấc, quấy khóc giữa đêm đòi ăn. 

Nhiều bé sẽ không ngủ liền mạch mà chỉ sau 3 đến 4 tiếng là sẽ tỉnh giấc một lần để bú sữa. Trong trường hợp này các bố mẹ cần chuẩn bị sẵn sữa, nước, đồ pha sữa nếu bé uống sữa bột, hoặc vắt sữa mẹ nếu cần, và tỉnh dậy trước thời điểm con uống sữa để chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ. 

3.4. Đảm bảo cơ thể bé luôn sạch sẽ, thoáng mát

Đôi khi việc bé quấy khóc, khó ngủ chỉ đơn giản là do tã bị ướt mà không được thay rửa kịp thời. Vì vậy các bố mẹ cần kiểm tra tã của con thường xuyên để đảm bảo cơ thể bé luôn khô ráo, dễ chịu.

3.5. Giữ cho khu vực phòng ngủ yên tĩnh, thoáng đãng

Phòng ngủ của bé cần được vệ sinh đều đặn hằng tuần và tránh ánh sáng quá mạnh chiếu vào bên trong. Đồng thời, nơi bé ngủ cũng cần có sự yên tĩnh, tách biệt với không gian ồn ào bên ngoài.

Hãy giữ cho không gian phòng ngủ của bé được yên tĩnh, thoáng đãng

Hy vọng qua những chia sẻ của chúng tôi về việc bé ngủ ít không sâu giấc, bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc giấc ngủ cho bé nhà mình.

Nguồn tham khảo: 

  • https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/vi-sao-tre-so-sinh-ngu-khong-sau-giac-hay-quay-khoc/
  • https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/cach-giup-tre-so-sinh-ngu-ngon-sau-giac/

Nếu bạn có nhu cầu mua sắm các sản phẩm Nệm & Chăn Ga Gối chính hãng, vui lòng đừng ngần ngại liên hệ: Hotline mua hàng: 1800 2092 (Miễn phí cước).

Hoặc trực tiếp đến một trong các cửa hàng thuộc hệ thống cửa hàng Bloggiamgia.edu.vn trên toàn quốc: https://vuanem.com/stores để được trải nghiệm thực tế trước quyết định mua hàng.

Yên tâm lựa chọn những sản phẩm mình yêu thích mà không cần lo lắng về giá với chính sách hỗ trợ trả góp lãi suất 0%. Tham khảo tại đây: https://vuanem.com/tra-gop-online 

Để dễ dàng cho việc ra quyết định mua hàng, các bạn có thể xem thêm các feedback của khách hàng khi mua hàng tại Bloggiamgia.edu.vn trong link bài viết này nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *