Cây Thốt Nốt là một trong những loại cây khá quen thuộc với đời sống người dân nước ta. Thế nhưng, không phải ai cũng biết hết về đặc điểm cũng như công dụng của cây Thốt Nốt. Do đó, trong bài viết hôm nay, Bloggiamgia.edu.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về loại cây này. Đừng bỏ qua nhé!
Bạn đang đọc: Cây Thốt Nốt: đặc điểm, công dụng như thế nào?
Contents
1. Thông tin chung về cây Thốt Nốt
1.1. Nguồn gốc của Thốt Nốt
Thốt Nốt là loại cây có nguồn gốc từ Nam Á và Đông Nam Á. Do đó, bạn có thể dễ dàng bắt gặp loại cây này ở một số đất nước láng giềng của nước ta như Campuchia, Lào hay Indonesia,… Tại Việt Nam, cây Thốt Nốt được trồng nhiều nhất ở các tỉnh miền Tây như Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Tây Ninh,… Cây Thốt Nốt có thể chịu hạn và ngập úng cực kỳ tốt, nhưng không thể chịu rét được.
1.2. Đặc điểm của Thốt Nốt
Nhìn từ bên ngoài, bạn sẽ cảm thấy cây Thốt Nốt có hình dáng tương tự như cây cọ ở miền Bắc và gần giống với cây dừa. Thân của Thốt Nốt thẳng và có thể cao đến 30m. Trên thực tế, cây Thốt Nốt có thể sống khá lâu từ 20 – 30 năm, và có khi là đến 100 năm.
Thốt Nốt đực không thể cho quả, nhưng Thốt Nốt cái thì cho từ 50 – 60 quả cùng lúc. Quả của loại cây này có hình tròn, bên ngoài màu đen, vỏ cứng, bên trong trắng, chia thành 3 múi. Thịt của Thốt Nốt khi non sẽ có vị ngọt, mềm, còn khi già thì phần thịt này sẽ cứng lại. Bạn có thể dùng thịt Thốt Nốt để nấu chè hoặc dầm với đá đường để ăn cùng đều được.
1.3. Giá trị dinh dưỡng của cây Thốt Nốt
Thốt Nốt không chỉ khá ngon mà còn có rất nhiều giá trị về mặt dinh dưỡng. Bên trong thịt Thốt Nốt có chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe như vitamin C, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, sắt, canxi, phốt pho và potassium.
Cây Thốt Nốt có công dụng giải nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu và kiện tỳ hiệu quả. Đặc biệt, theo Y học cổ truyền thì hầu hết các bộ phận của cây Thốt Nốt đều có thể được dùng để làm thuốc.
2. Một số công dụng của Thốt Nốt
Như đã nói ở trên thì cây Thốt Nốt có rất nhiều ứng dụng trong lĩnh lực Y tế. Người dân trồng loại cây này chủ yếu để chế biến rượu vang, làm nguyên liệu nấu chè, sản xuất đường, chiết xuất dầu. Trong đó, đường Thốt Nốt với hương vị thơm ngon đặc biệt, không chỉ được dùng để nấu, ăn tươi mà còn được dùng để hỗ trợ điều trị một số bệnh lý cho con người.
Cây Thốt Nốt có vị ngọt, tính bình, có công dụng lợi tiểu, tiêu viêm, kiện tỳ, giải nhiệt hiệu quả. Ngoài ra, loài cây này còn có một số công dụng tuyệt vời khác như:
2.1. Hoa Thốt Nốt
Khi Thốt Nốt ra hoa, vào buổi chiều và tối, sau khi cắt một đoạn bằng đốt ngón tay ở đầu hoa, người ta thường buộc ống vào đầu cụm hoa, để qua đêm sẽ thu được khoảng 1 lít nước. Thứ nước thu được nếu vào buổi sáng thì sẽ có vị ngọt mát. Còn nếu thu được vào buổi tối hoặc để lên men thì nước sẽ bị chua. Trên thực tế, người dân ở vùng duyên hải Maharashtra, Ấn Độ thường dùng thứ nước này như một loại đồ uống có cồn.
Nước Thốt Nốt khi thắng lên sẽ thu được đường Thốt Nốt có vị ngọt dịu và khá ngon.
2.2. Mầm Thốt Nốt
Ở các bang Tamil Nadu, Andhra Pradesh của Ấn Độ, cũng như ở Sri Lanka và Jaffna, người dân thường trồng Thốt Nốt để thu hoạch mầm dưới mặt đất. Sau đó, mang về luộc hoặc nướng lên ăn. Loại thực phẩm này có khả năng cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể, nhất là chất xơ.
Không chỉ vậy, bạn cũng có thể cắt phần vỏ cứng của hạt đã nảy mầm ra để lấy ruột ăn. Chúng sẽ có vị ngọt như củ năng và khá giòn.
2.3. Lá Thốt Nốt
Lá của Thốt Nốt có rất nhiều công dụng thực tiễn trong đời sống như dùng để lợp mái nhà, đan rổ, làm quạt, làm thảm, đan nón,…
Tìm hiểu thêm: Top 15 cửa hàng giày dép đẹp nhất Hà Nội bạn nên thử qua
Trong văn hóa từ xa xưa của người Indonesia thì lá Thốt Nốt được dùng như một loại giấy. Thông thường, người dân sẽ chọn những loại lá có kích thước lớn, hình dáng và độ già phù hợp, rồi mang đi luộc, ngâm trong muối cùng bột nghệ (tương tự như một chất bảo quản). Sau đó, mang lá đi phơi cho khô. Cuối cùng, đánh bóng bề mặt lá bằng đá bọt, rồi mang đục lỗ ở góc. Mỗi lá Thốt Nốt có thể làm thành 4 trang giấy viết.
Cuống của lá Thốt Nốt có đầu sắt nhọn nên thường được dùng để đóng hàng rào. Riêng phần vỏ của cuống lá sẽ được người dân tước ra làm dây thừng. Ở vài vùng tại Tamil Nadu của Ấn Độ, lá loài cây này còn được dùng làm nguyên liệu để chế biến món bánh kolkata cực kỳ hấp dẫn.
2.4. Thân Thốt Nốt
Người ta thường dùng phần thân của cây Thốt Nốt để làm cột xây nhà và dầm cầu. Gỗ của loại cây này khá cứng nặng, bền nên có nhiều giá trị cao trong ngành xây dựng.
3. Phân biệt cây Thốt Nốt và hạt đác
Trên thực tế, nếu chỉ nhìn sơ về bên ngoài thì bạn sẽ khó lòng phân biệt được đâu là thịt Thốt Nốt và đâu là hạt đác. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ, bạn sẽ nhận ra giữa chúng sẽ có một số đặc điểm khác nhau như sau:
Đặc điểm | Hạt Thốt Nốt | Hạt đác |
Mùi hương | Mùi thơm đặc trưng của cây Thốt Nốt | Không mùi |
Hình dáng | Màu trắng trong và kích thước to | Màu trắng đục và kích thước nhỏ hơn |
Hương vị | Vị ngọt bùi và dẻo mềm.
Bên trong hạt của cây Thốt Nốt rỗng ruột, có chứa nước. Nước của Thốt Nốt có vị ngọt. |
Khi ăn có vị giòn dai và dẻo cứng.
Bên trong hạt đác đặc ruột. |
4. Đường Thốt Nốt là gì?
Đường Thốt Nốt là loại đường cứng, màu vàng đẹp mắt, được chế biến từ phần dịch được lấy ra từ nhị của loài cây này. Trung bình, cứ 4 lít nước Thốt Nốt sẽ tạo ra 1kg đường Thốt Nốt.
Đường Thốt Nốt có vị ngọt thanh hoàn toàn từ tự nhiên. Không chỉ vậy, loại đường này còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe người dùng.
>>>>>Xem thêm: Nhạc giao hưởng là gì? Những thông tin thú vị ít người biết về nhạc giao hưởng
Bạn có thể thay thế đường trắng bằng Thốt Nốt trong khi nấu ăn. Đặc biệt, với nhiều loại nước chấm thì đường Thốt Nốt chính là sự lựa chọn tốt. Bởi không chỉ chúng không cho vị ngọt gắt mà còn giúp màu sắc nước chấm đẹp hơn.
Ngoài ra, đường Thốt Nốt còn có khả năng thay thế các chất tạo ngọt khi chế biến thức ăn và thức uống. Thậm chí, bạn có thể sử dụng đường Thốt Nốt như một món ăn vặt. Bởi chúng có khả năng thanh lọc cơ thể. Đồng thời tốt cho hệ tiêu hóa và ngăn ngừa thiếu máu hiệu quả.
- Cây Xuyến Chi: nguồn gốc, ý nghĩa, công dụng đối với sức khỏe
- Cây Phát Lộc là cây gì? Cây Phát Lộc hợp với mệnh nào?
Trên đây là những thông tin chung về cây Thốt Nốt như đặc điểm và công dụng của chúng đối với sức khỏe. Hy vọng, bài viết của Bloggiamgia.edu.vn đã cung cấp cho bạn thêm nhiều điều bổ ích về cây Thốt Nốt.