Mỗi năm đến dịp lễ Giáng Sinh, ngoài không khí se lạnh và tiếng nhạc âm vang khắp nơi, chúng ta còn có thể nhìn thấy những cây Thông lấp lánh ánh đèn. Cây Thông không phải là một loài thực vật quá xa lạ nhưng bạn đã biết Thông có bao nhiêu loại và mang lại lợi ích gì hay chưa? Hãy cùng Vua Nệm khám phá ngay sau đây Thông qua bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: Cây Thông có bao nhiêu loại? Tác dụng của cây Thông trong đời sống
Contents
1. Xuất xứ của cây Thông
Cây Thông thuộc chi Pinus, họ Pinaceae và là thực vật lá kim. Tính đến nay, cây Thông có tới khoảng 115 loài sinh sống rải rát trên toàn cầu. Tại Việt Nam, cây Thông còn có tên gọi khác là cây xà nu.
Môi trường sinh sống của cây Thông phân bố đa dạng. Chúng ta có thể bắt gặp các rừng Thông ở vùng ôn đới, nhiệt đới và hàn đới. Ở nước ta, cây Thông thường tập trung tại khu vực Tây Nguyên và Bắc Bộ.
Cây Thông thường sống rất lâu, tuổi thọ kéo dài từ 100 – 1000 năm hoặc có thể cao hơn. Hiện nay, đang tồn tại cây Thông Longaeva đã sống khoảng 4.841 năm ở dãy núi White của California.
2. Đặc điểm chung của cây Thông
Cây Thông có nhiều loại và mỗi loại có một đặc trưng riêng biệt. Tuy nhiên, nhìn chung, chúng vẫn mang những điểm chung cơ bản về ngoại hình như:
- Thân cây: Thân cây gỗ, có nhựa màu vàng trong, chiều cao trung bình khoảng 30 – 35m, thẳng và tròn, vỏ cây dày, sần sùi, màu nâu đỏ.
- Lá cây: Lá kim, có màu xanh đậm, khá cứng cáp, chiều dài từ 15 – 25cm, tươi lâu.
- Quả: Có hình tháp, được cấu tạo từ nhiều lớp vảy xếp kế tiếp nhau, cứng cáp, không có gai, màu nâu, tồn tại rất lâu.
- Hạt: Có hình trái xoan, khá dẹt, được bảo vệ bởi lớp vỏ mỏng.
3. Cây Thông có mấy loại?
3.1. Thông đất
Giống Thông đất còn có tên gọi khác là cây thạch tùng răng cưa, cây chân sói hoặc cây râu rồng. Tên khoa học của Thông đất là Lycopodiella Cernua. Loài cây này thường sinh sống chủ yếu ở vùng cao nguyên đá miền Bắc nước ta như Cao Bằng, Bắc Giang, Lạng Sơn. Đây được xem là một trong những loại dược liệu quý của người đồng bào.
Thông đất không phải là cây lấy gỗ mà được xếp vào danh sách cây thân thảo. Chiều cao của cây chỉ từ khoảng 30 – 50cm. Lá cây cũng khá nhỏ nhắn, không quá cứng, mọc tủa ra như những chiếc gai.
Loài Thông đất không được sử dụng nhiều để trang trí. Người ta dùng Thông đất chủ yếu để làm thuốc trị bệnh. Giá một cây Thông loại này giao động từ 200.000 – 300.000 VNĐ. Giá sẽ thay đổi theo thời gian hoặc tùy theo chất lượng.
3.2. Thông đỏ
Cây Thông đỏ hiện nay đang nằm trong danh mục các loài thực vật quý hiếm cần được bảo tồn tại Việt Nam. Nếu có dịp đến thăm các địa danh như Đức Trọng, Đà Lạt, Lạc Dương, Nghệ An, Khánh Hòa, Sơn La,… chắc chắn bạn sẽ bắt gặp loài cây này.
Cành của Thông đỏ xòe rộng ra nhiều phía, có màu xanh lục tươi mát. Điểm đặc trưng nhất giúp chúng ta dễ dàng nhận biết loài cây này chính là phần trái có màu đỏ. Cứ đến mùa, quả Thông đỏ góp phần tô điểm cho không gian xung quanh bằng màu sắc rực rỡ của mình.
Ngày nay, người ta thường dùng giống Thông đo để trang trí sân vườn. Trong y học, cây Thông đỏ được tận dụng để tạo ra nhiều loại thuốc trị bệnh. Gỗ Thông đỏ quý hiếm nên được khai thác để tạo ra những sản phẩm nội thất cao cấp.
3.3. Thông 3 lá
Thông 3 lá có pháp danh khoa học là Pinus Kesiya. Đây là loài thân gỗ lớn, vỏ cây sần sùi màu nâu xám, tán cây rộng và có hình quả trứng. Sở dĩ cây được gọi là Thông 3 lá là vì ở đầu mỗi cành sẽ mọc ra thêm 3 lá hình kim riêng biệt.
Cao nguyên LangBiang là nơi sinh sống chủ yếu của loài Thông 3 lá. Cây cung cấp nhựa để điều chế tinh dầu và gỗ để làm đồ nội thất. Ngoài ra, Thông 3 lá cũng là một vị thuốc quý được lưu truyền xưa nay.
3.4. Thông 5 lá
Cây Thông 5 lá còn thường được gọi là Thông Đà Lạt vì xuất hiện rất nhiều tại vùng đất này. Cây có tên khoa học chính thức là Pinus Dalatensis, chỉ phân bố tại Việt Nam. Ngoài Đà Lạt, ta còn có thể tìm thấy Thông 5 lá ở Thừa Thiên Huế, Đak Lak,…
Cây Thông Đà Lạt thuộc loại cây thân gỗ to, các tán có hình nón thưa. Cây có thể cao lên đến hơn 30m với đường kính từ 0.6 – 0.8m. Lá cây màu xanh, dạng kim và mọc 5 lá ở đỉnh mỗi cành ngắn.
Thông Đà Lạt có tán giống hình nón và mọc thưa thớt. Cây trưởng thành có thể cao tới 30m với đường kính khoảng 0.6 – 0.8 m. Cũng giống Thông 3 lá, lá của cây Thông Đà Lạt hình kim và mọc ra 5 lá ở đầu mỗi cành.
Tìm hiểu thêm: Cách chọn nhẫn phong thủy Mệnh Kim để luôn may mắn, hút thêm tài lộc
3.5. Thông đuôi ngựa
Thông đuôi ngựa có nguồn gốc từ Trung Quốc, danh pháp khoa học là Pinus Massoniana Lamb. Thân loài Thông này thon dài, cao khhoangr 40m khi trưởng thành, đường kính khoảng 0.1m. Thân cây màu đỏ và càng lên cao càng nhạt dần. Cây Thông đuôi ngựa thường ra hoa vào tháng 4 và kết quả tháng 11 hằng năm.
4. Ý nghĩa phong thuỷ của cây Thông
Cây Thông được ông bà ta xem là biểu tượng của sự trường thọ vì loài thực vật này có thể sống đến ngàn năm. Trồng cây Thông trong khuôn viên nhà có thể giúp cho các thành viên trong gia đình khỏe mạnh, an khang và sống lâu hơn.
Bên cạnh đó, cây Thông cũng đại diện cho nội lực mạnh mẽ và sự kiên định không dễ bị lung lây. Bởi khi sinh trưởng ở các vùng lạnh giá có tuyết rơi hằng năm, cây Thông vẫn luôn đứng vững giữa trời. Không những vậy còn vô cùng xanh tươi để chờ đón ánh nắng ấm áp của ngày đầu xuân.
5. Tác dụng của cây Thông lá kim
5.1. Trang trí
Vì cấu tạo hình tháp đặc biệt nên cây Thông được dùng để trang trí mỗi dịp lễ Giáng Sinh. Trên đỉnh cây Thông người ta sẽ đính một ngôi sao lớn, còn phần tán lá sẽ được treo thêm những trái châu, dây đèn led cùng các mô hình ông già Noel đáng yêu. Quả của cây Thông cũng được thu hoạch để chế tác thành một số món quà lưu niệm đáng yêu.
5.2. Làm đồ nội thất
Gỗ của của một số loài Thông có giá trị kinh tế cao khi được khai thác để làm đồ nội thất. Những sản phẩm làm ra từ loại gỗ này có hương thơm vô cùng dễ chịu, tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng. Đặc biệt, gỗ Thông tự nhiên có khả năng chống mối mọt và vô cùng dẻo dai.
Một số món đồ nội thất được làm từ gỗ Thông có thể kể tên như:
- Bộ bàn ghế tiếp khách
- Tủ quần áo
- Tủ giầy
- Kệ trang trí treo tường
- Kệ tivi
- Giường ngủ gỗ Thông
- Tủ bếp
>>>>>Xem thêm: Marshmallow là gì? Cách làm Marshmallow thơm ngon, đơn giản tại nhà
5.3. Chữa bệnh
Cây Thông đất có khả năng kháng viêm rất tốt và thường xuất hiện trong các đơn thuốc chữa viêm gan, phong thấp, ho mãn tính,… Loài cây này còn có thể dùng để điều trị một số chứng bệnh liên quan đến não như suy giảm trí nhớ, teo não,…
Lá và vỏ của cây Thông đỏ chứa chất đẩy lùi hoặc có thể kéo dài thời gian sống của người bị bệnh ung thư. Đã có rất nhiều cuộc thử nghiệm và nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ Mỹ cho thấy thuốc chiết xuất từ cây Thông đỏ chữa được ung thư vú, gan, phổi,….
Tinh dầu điều chế từ Thông 3 lá mang đến công dụng sát trùng tuyệt vời. Chính vì thế mà được dùng để làm thuốc xịt họng, thuốc ho,… Đặc biệt, quả Thông 3 lá non còn có khả năng hỗ trợ quá trình chăm sóc phần xương bị gãy.
Hạt Thông có thể ăn được và chứa nhiều chất dinh dưỡng. Trong hạt Thông bao gồm các vitamin nhóm B, vitamin Evà khoáng chất như Magie, Kali, Sắt, Kẽm,…
- Cây Lộc Vừng là gì? Ý nghĩa, đặc điểm và cách nuôi dưỡng
- Xương Rồng có mấy loại? Cây Xương Rồng có thể chữa bệnh không?
Lời kết
Cây Thông là loài cây được trồng nhiều tại Việt Nam. Bạn có thể tìm mua cây Thông ở các cửa hàng bán cây giống gần khu vực sinh sống. Cây Thông không chỉ dùng để trang trí mà còn mang tới giá trị về kinh tế và cung cấp thành phần cho những phương thuốc điều trị bệnh. Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm hơn về loài cây quen thuộc này.