Cây Sao Đen: Nguồn gốc, đặc điểm và hướng dẫn chăm sóc cây đúng cách

Rate this post

Có lẽ bạn đã từng trông thấy cây Sao Đen ở đâu đó nhưng vì không biết tên gọi của nó nên chưa thể nhớ được. Cây Sao Đen thường được trồng rất nhiều tại các vỉa hè công cộng và các công viên các nơi khác nhau. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn nhìn lại hình ảnh và cách chăm sóc cây Sao Đen nếu bạn có nhu cầu sử dụng trồng làm bóng mát tại nhà, cùng mình tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Cây Sao Đen: Nguồn gốc, đặc điểm và hướng dẫn chăm sóc cây đúng cách

1. Nguồn gốc và đặc điểm của cây Sao Đen

Có khá nhiều sự thắc mắc về loài cây Sao Đen này, dưới đây chính ra tổng hợp những kiến thức cùng với những giải đáp về các thắc mắc phổ biến được người trồng cây cảnh tìm kiếm bao gồm:

1.1 Nguồn gốc cây Sao Đen 

Cây Sao Đen có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau này du nhập vào nhiều nước nhiệt đới ẩm như Lào, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam,… Cây Sao Đen có tên khoa học là Hopea Odorata Roxb, tên tiếng anh là Golden Oak. Ngoài ra, cây còn có nhiều tên gọi khác như cây Sao, Sao Bã Mía, Mạy Khen Hua, Mạy Khèn, Sao Nghệ,… Du nhập về Việt Nam, cây có thể mọc tự nhiên ở các khu vực rừng rậm các tỉnh phía Tây Nguyên và Nam Bộ.

Cây Sao Đen: Nguồn gốc, đặc điểm và hướng dẫn chăm sóc cây đúng cách

Nguồn gốc của cây Sao Đen

Cây Sao Đen là dạng cây thân gỗ lớn, thuôn dài, có kích thước đường kính từ 60 đến 80cm, chiều cao của cây trung bình nằm khoảng 20 – 25cm, vỏ cây màu đen, nhiều vết nứt dọc theo thớ khiến vỏ xù xì. Lá cây Sao Đen có hình trái xoan, dài chừng 7 – 17cm, mặt trên lá xanh bóng, có nhiều gân nổi. Tán lá nhỏ nhưng rậm, nó mọc thành dạng hình chóp. Cành của cây nhánh khá to, dài và mọc thẳng đứng. Cành non và cuống lá được bao phủ bởi lớp lông mỏng mịn.

Ở nước ta, cây Sao Đen mọc tự nhiên trong khu vực rừng rậm ở các tỉnh phía Tây Nguyên và Nam Bộ như Gia Lai (Hậu Bổn, Cheo Reo),Kon Tum, Đắk Lắk, Bà Rịa – Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang (Phú Quốc)…và cả phía Bắc, nổi tiếng hàng Sao Đen được trồng từ thế kỉ XX tại Hà Nội.

1.2 Đặc điểm của cây Sao Đen

Cây Sao Đen là cây có tốc độ phát triển nhanh, chịu hạn tốt, ưa nước nhưng khả năng chịu úng kém và ít rụng lá. Cây hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm, nó có thể phát triển nơi có thời tiết lạnh nhưng cây sẽ ít ra hoa hay quả hơn.

Hoa của cây Sao Đen này có màu trắng, nhỏ nhắn, hình ngôi sao, mọc thành cụm tầm 11 đến 12 nhánh, mỗi nhánh sẽ có 4 đến 6 bông, cây Sao Đen thường sẽ nở hoa từ tháng 2 đến tháng 3.

Cây Sao Đen: Nguồn gốc, đặc điểm và hướng dẫn chăm sóc cây đúng cách

Lá và hoa của cây Sao Đen

Quả cây có hình trứng, kích thước đường kính khoảng 7 – 8mm. Quả có 2 cánh dài từ 5 – 6cm, rộng 1 – 2cm, có gân và lông mịn. Quả lúc non có màu xanh lá nhạt, khi già sẽ thành màu vàng nâu, thường mỗi 2 năm cây Sao Đen sẽ ra quả, rơi vào tháng 4 và tháng 7. 

2. Tác dụng của cây Sao Đen là gì?

Cây Sao Đen là loại cây có nhiều công dụng khác nhau. Công dụng đầu tiên đó chính là cây được trồng để lấy bóng mát, tạo cảnh quan cho khu đô thị, khu công trình. Với tán cây rộng, xanh quanh năm nên thường được trồng làm cây bóng mát cũng như cây cảnh ở trường học, công viên, cơ quan, hè phố.

Không những đem lại giá trị thẩm mỹ mà cây còn có tác dụng điều hòa, thanh lọc không khí. Tức là cây góp phần bảo vệ môi trường trước tình trạng ô nhiễm nặng nề ngày nay. Tạo không gian xanh, sạch, đẹp và thân thiện với con người.

  • Cây Sao Đen ngoài có công dụng hữu ích như làm đẹp cảnh quan, điều hòa và lọc không khí ra thì loại cây này còn có giá trị cao trong kinh tế từ thân, nhựa đến vỏ của cây đều có giá trị:
  • Nhựa cây Sao Đen được ứng dụng trong công nghiệp vecni, công thuốc ảnh hay sơn. Vỏ cây Sao Đen giúp chữa được các loại bệnh như sâu răng, viêm lợi khi đem ngâm rượu hoặc sắc nước để ngậm. Muốn ngâm rượu Sao Đen, vỏ của cây cần phải sạch, cạo hết các lớp bên ngoài. Thường xuyên lấy rượu ngậm và súc miệng 1 ngày 3 lần, mỗi lần liên tục vài ba lượt. Hoặc bạn chỉ cần rửa sạch vỏ cây Sao Đen rồi đem sắc nước. Đợi nước nguội thì dùng nước đó ngậm và súc miệng vài lần trong một ngày và dùng trong 5 ngày liên tiếp, mỗi lần ngậm tầm  20 phút. Bằng cách này, các bệnh như sâu răng, viêm lợi sẽ giảm đi đáng kể.
  • Gỗ cây Sao Đen cũng thuộc nhóm gỗ có chất lượng cao, có khả năng chịu được mối mọt và nấm mốc gây hại nên được dùng làm các vật dụng trong nhà, dựng nhà hoặc đóng tàu thuyền,…
  • Ngoài ra, Sao Đen còn được sử dụng khi làm nguyên liệu cho các bài thuốc dân gian mà nhiều người áp dụng. Chúng đem lại hiệu quả tốt giúp bản thân bảo vệ an toàn cho sức khỏe. Nhựa cây khi đóng mủ rồi đem đi nghiền bột, loại bột này sau khi rắc lên miệng các vết thương ngoài da thì  đặc biệt có tác dụng hiệu quả giúp bạn cầm máu ngay lập tức.

3. Cách gieo trồng và chăm sóc cây Sao Đen

Dưới đây chính là các cách phổ biến dùng để trồng và chăm sóc đơn giản mình đã tổng hợp được bao gồm: 

3.1 Kỹ thuật nhân giống

Cây Sao Đen hiện rất phổ biến và được nhân giống bằng 2 phương pháp đơn giản và nhanh chóng là gieo hạt và ghép cành. Trong đó, gieo hạt là phương pháp phổ biến hơn vì bằng cách này ta sẽ có được cây giống chất lượng tốt hơn các phương pháp khác.

Tìm hiểu thêm: Vải thiều Lục Ngạn là đặc sản của tỉnh nào?

Cây Sao Đen: Nguồn gốc, đặc điểm và hướng dẫn chăm sóc cây đúng cách
Kỹ thuật nhân giống cây Sao Đen

Với phương pháp còn lại – gieo hạt, cần chú ý chọn những quả già đã ngả màu vàng, có đốm nâu ở đầu để làm hạt giống. Thông thường, quả hái vào buổi sáng và phải tiến hành gieo trồng luôn.

Bước 1: lựa quả Sao Đen ngả vàng, có đốm nâu ở hai cánh để dùng nhân giống. Khi gieo, cần cắt hết phần thịt quả và bớt cánh, để lại 1 đoạn dài từ 1 – 2 cm.

Kế, ta phải ngâm quả vào nước 2 tiếng rồi cho vào đất trồng đã chuẩn bị từ trước. Khi gieo, ta đặt phần đầu hạt có cánh hướng lên, khoảng cách giữa các hạt 15cm.

Bước 2: Chờ hạt nảy mầm rồi đem đi trồng. 3 – 4 ngày sau thì hạt sẽ nảy mầm, chờ vài ngày nữa để cây con ra rễ ổn định thì cho cây vào bầu đất. Khi cây đủ 12 tháng thì mang đi ươm trồng, lưu ý cây cần đạt chiều cao hơn 1m thì mới đi trồng.

3.2 Kỹ thuật chăm sóc khi gieo trồng cây Sao Đen

Đầu tiên là thời điểm gieo trồng phù hợp nhất để cây sinh trưởng và phát triển tốt là vào mùa mưa, khoảng vào tháng 5 – 7. Loại đất phù hợp trồng cây này là đất đỏ bazan, hoặc đất với tro, mùn dừa, phân chuồng. Độ pH của đất luôn nằm mức 4.5 tới 5.0.

Hố trồng cây cần lớn hơn bầu cây chừng 25 đến 30cm, khi trồng phải tưới nước thường xuyên và che nắng khi còn ươm giống. Trước khi trồng thì nhớ cắt bớt cành, cắt hết lá để cây sinh trưởng nhanh hơn.

Cây Sao Đen: Nguồn gốc, đặc điểm và hướng dẫn chăm sóc cây đúng cách

>>>>>Xem thêm: TOP 21 hoa trồng ban công chịu nắng tốt nhất

Các kỹ thuật chăm sóc cây Sao Đen phát triển tốt

Kỹ thuật chăm sóc cây Sao Đen không cần yêu cầu quá cao và tỉ mỉ. Cây ưa ẩm nên phải tưới nước thường xuyên với lượng nước vừa phải để đất luôn ẩm ở mức độ nhất định nhưng không quá nhiều tránh gây ngập úng cho cây.

Cây cần bổ sung chất dinh dưỡng thường xuyên nên ta có thể sử dụng phân bón hữu cơ hoặc phân bón NPK để bón cây theo định kỳ.

Hơn nữa, Trong 3 năm đầu bạn nên làm cỏ và vun xới gốc cây 2 – 3 lần/năm, nhất là lúc đầu và cuối mùa mưa để cây đủ chất dinh dưỡng và độ ẩm phát triển, tránh sâu bệnh. Khi cây 8 đến 10 năm tuổi, nên tỉa cành, mở tán cây để cây sinh trưởng tốt và dáng đẹp hơn.

  • Nguồn gốc, ý nghĩa cây Mai Vàng và cách chăm sóc ra hoa đúng dịp Tết
  • Ý nghĩa cây Giữ Tiền là gì? Cách trồng, chăm sóc cây giữ tiền

Trên đây chính là tổng hợp tất cả các hình ảnh, công dụng và giá trị mà cây Sao Đen mang lại trong cuộc sống. Hy vọng bài viết này có thể hữu ích giúp bạn có thể tăng thêm các vốn giá trị từ nó nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *