Cây Ngọc Ngân là một trong những loại cây cảnh phổ biến nhất, được trồng ở hầu khắp các văn phòng làm việc, công ty, quán cà phê… Cây có dáng vẻ thanh tao, xanh mướt, giúp không gian thêm phần sinh động, đẹp mắt. Để tìm hiểu chi tiết hơn về cây Ngọc Ngân cùngđặc tính, ý nghĩa phong thủy của nó, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của Bloggiamgia.edu.vn.
Bạn đang đọc: Cây Ngọc Ngân: đặc điểm, ý nghĩa và những lưu ý đặc biệt khi trồng
Contents
1. Đôi nét về cây Ngọc Ngân
Cây Ngọc Ngân hay còn được gọi với cái tên khác là cây Valentine. Cây có tên khoa học là Dieffenbachia Picta, thuộc họ Ráy, là loài thân thảo. Cây Ngọc Ngân có nguồn gốc ở Châu Mỹ nhiệt đới, phổ biến ở các nước Trung Mỹ, Brazil,… Ở Châu Á, cây được trồng khá nhiều ở Trung Quốc, Việt Nam.
Cây Ngọc Ngân có chiều cao vào khoảng 20cm đến 60cm, lá có hình bầu dục với cuống lá dài bọc quanh thân. Màu sắc để nhận diện loại cây này là màu xanh và màu trắng với màu trắng ở giữa và viền màu xanh. Một gốc cây Ngọc Ngân thường có từ 5 đến 6 nhánh.
Một vài đặc điểm khác của Ngọc Ngân như cây có rễ chùm, hoa màu trắng hoặc xanh, màu hoa thường có tỉ lệ màu tương tự màu lá, thường là trắng nhiều hơn xanh. Ngoài giống Ngọc Ngân trắng xanh phổ biến thì còn có nhưng cây Ngọc Ngân chỉ đỏ với phần lá màu đỏ đan xen với xanh.
2. Ý nghĩa cây Ngọc Ngân trong đời sống
Ngọc Ngân là loài cây được trồng rất phổ biến ở nước ta. Không chỉ để làm cảnh, cây còn mang đến những ý nghĩa về tài lộc. Chỉ riêng tên gọi thôi cũng mang nét cao sang. Cụ thể, chữ “Ngân” có nghĩa là tiền bạc, ý chỉ mang đến tài lộc cho gia chủ.
Còn với chữ “Ngọc”, người xưa quan niệm ai mang ngọc bên mình thì sẽ hội tụ được sinh khí, vận khí, “ngọc dưỡng người”. Cùng với đó, ngọc là một báu vật rất giá trị, không phải ai cũng có điều kiện để sở hữu. Ngọc (ngọc bích) thường có màu xanh, tương tự như màu của cây. Vì thế mà cây Ngọc Ngân đại diện cho sự giàu sang, phú quý.
Ngoài ra, vì cây có hai màu sắc đan xen, hòa quyện lẫn nhau nên người ta ví von nó như sự gắn bó trong tình yêu đôi lứa. Có lẽ vì lý do này mà cây được gọi với một cái tên khác rất tình yêu, rất đôi lứa đó là Valentine.
Cây Ngọc Ngân có vẻ ngoài bóng bẩy, xanh mướt, tính thẩm mỹ cao nên thường được trồng để trang trí nhà cửa, phòng ốc, giúp không gian trở nên xanh mát hơn. Cây còn giúp lọc sạch không khí, loại bỏ bụi bặm giúp không khí trong lành hơn.
Chính vì những ý nghĩa trong đời sống kể trên mà cây Ngọc Ngân thường được dùng làm quà tặng trong các dịp lễ khai trương, sinh nhật… với ý nghĩa chúc may mắn, thành công.
3. Ý nghĩa về phong thủy của cây Ngọc Ngân
3.1 Đem lại tài lộc, thịnh vượng cho gia chủ
Với đặc tính dễ trồng, dễ chăm sóc kèm dáng cây thanh tao, sang trọng, cây Ngọc Ngân ngày càng trở nên phổ biến hơn, được trồng nhiều trong văn phòng công ty, tại gia đình. Như đã nói ở trên, cây được cho là sẽ thu hút tiền tài về cho chủ nhân, giúp người trồng ngày càng thịnh vượng, giàu có hơn.
3.2 Giúp xua đuổi tà khí, tạo cảm giác an yên
Theo phong thủy, cây Ngọc Ngân có khả năng xua đuổi tà khí và những điều không may mắn ra xa khỏi chủ nhân. Nhìn ngắm cây thường xuyên sẽ giúp bạn cảm thấy an yên hơn, không xao nhãng bởi những tác động bên ngoài, có thể tập trung hơn vào công việc của mình.
Tìm hiểu thêm: Nấm rơm có tốt cho sức khỏe không? Các lợi ích của nấm rơm
4. Cây Ngọc Ngân hợp người mệnh và tuổi nào?
Cây trồng có ý nghĩa tương sinh, tương khắc với người trồng. Theo đó, trồng cây hợp với bản mệnh, tuổi tác sẽ giúp bổ trợ rất tốt cho bản thân. Ngược lại, trồng những cây khắc với bản thân mình sẽ gặp phải những điều không thuận lợi. Vậy với cây Ngọc Ngân nó sẽ phù hợp với người thuộc mệnh và tuổi gì?
Lá cây Ngọc Ngân có màu trắng, hình bầu dục, phần mũi nhọn như những mũi giáo nên sẽ hợp với người mệnh Kim. Theo ngũ hành, Thổ sinh Kim và Kim sinh Thủy nên những người mệnh Thủy và Thổ cũng sẽ được bổ trợ rất nhiều khi trồng Ngọc Ngân trong nhà.
Ngược lại, những người mệnh Mộc, Hỏa nên cẩn trọng khi trồng. Người thuộc 2 mệnh này muốn trồng Ngọc Ngân nên lưu ý những điều sau:
- Người mệnh Mộc nên trồng cây trong chậu có màu đen, xanh nước biển, ngụ ý Thủy sinh Mộc nên sẽ hóa giải xung khắc giữa Kim (cây Ngọc Ngân) và người mệnh Mộc.
- Người mệnh Hỏa nên trồng cây trong chậu có màu nâu đất hoặc xanh, ngụ ý Thổ sinh Kim sẽ hóa giải xung khắc giữa Kim và Hỏa.
5. Một số lưu ý khi trồng cây Ngọc Ngân
Một lưu ý mà bạn cần ghi nhớ và cẩn thận đó chính là cây Ngọc Ngân có chứa độc trong thân. Khi tiếp xúc vật lý với cây một cách bình thường sẽ không gây nguy hiểm gì với người. Tuy nhiên, trong giai đoạn cắt tỉa, chăm sóc, bạn có thể bị nhựa, mủ của cây Ngọc Ngân dính vào tay, xâm nhập cơ thể.
Độc của cây Ngọc Ngân không quá nguy hiểm, tuy nhiên nó có thể gây ra những triệu chứng khó chịu đến bạn như nóng, rát miệng, lưỡi và cổ họng. Một số triệu chứng nặng hơn như nôn mửa, khó thở… Nếu chẳng may tiếp mắc phải những triệu chứng kể trên khi tiếp xúc với cây Ngọc Ngân, bạn nên súc miệng nhiều lần bằng nước sạch, sau đó đến các cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc, điều trị.
Để phòng trường hợp nhiễm phải độc của cây, bạn nên đeo găng tay, sử dụng dụng cụ làm vườn kỹ càng khi chăm sóc cây. Đồng thời không đặt cây ở những vị trí trong tầm với của trẻ, thú cưng, tránh tình trạng trẻ hiếu động, ngắt lá cho vào miệng sẽ rất nguy hiểm.
6. Cách trồng, chăm sóc cây
Cây Ngọc Ngân rất dễ chăm sóc, không cần bạn phải có nhiều kinh nghiệm làm vườn mới có thể trồng được. Cùng điểm qua một số lưu ý dưới đây.
6.1 Cách trồng cây Ngọc Ngân
Trồng trong đất
Cần đảm bảo đất trồng Ngọc Ngân là loại đất tơi xốp, khả năng thoát nước tốt để cây không bị úng. Sau khi đã chọn được vị trí trồng hoặc đã chuẩn bị sẵn chậu, bạn chỉ cần đào hố và đặt cây giống vào, lấp đất và tưới sau khi trồng.
Trồng thủy sinh
Cây Ngọc Ngân thủy sinh càng dễ trồng hơn khi bạn không cần phải chú ý đất đai hay tưới nước. Chỉ cần chuẩn bị một chậu thủy tinh, cho cây vào, dùng sỏi cố định gốc, sau đó cho nước vào là đã hoàn thành.
6.2 Cách chăm sóc cây Ngọc Ngân
Ngọc Ngân là loại cây ưa bóng mát vì vậy không đặt cây ở những nơi phải hứng ánh sáng gay gắt. Cùng với đó cần đảm bảo duy trì độ ẩm cho cây, tưới cây 2 lần/ngày, cũng không nên tưới quá nhiều sẽ khiến rễ cây bị úng, thối.
Với các lá bị hư, sâu hại, vàng lá cần cắt tỉa để tránh ảnh hưởng đến các lá khác, đồng thời tập trung được dinh dưỡng cho các lá khỏe mạnh, xanh tốt. Thời gian đầu mới trồng bạn nên bổ sung thêm phân hữu cơ để cung cấp dinh dưỡng cho cây hấp thụ, phát triển nhanh chóng.
>>>>>Xem thêm: Top 11 phần mềm check mã vạch hàng thật giả chính xác, đáng tin cậy
Trên đây là những thông tin về cây Ngọc Ngân. Bàn làm việc hay không gian nhà bạn đã có cây này chưa? Hãy thử tậu ngay một cây để chăm sóc và xem nó có thực sự mang đến những điều tích cực không nhé. Theo dõi Bloggiamgia.edu.vn để đón đọc thêm những nội dung bổ ích về các loại cây khác.
>>>Đọc thêm:
- Cây kim ngân hợp mệnh gì? Ý nghĩa, tác dụng trong phong thủy
- Cây Vạn Tuế là cây gì? Cây Vạn Tuế có ý nghĩa thế nào trong phong thuỷ?
- Cây Nguyệt Quế là loài cây gì? Tìm hiểu về cách trồng cây Nguyệt Quế