Cây móng bò chắc hẳn không còn quá xa lạ với nhiều người. Loại cây này không chỉ đẹp mà còn tỏa bóng mát nên thường được trồng tại các công trình cảnh quan đô thị. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về cây móng bò thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé, Bloggiamgia.edu.vn sẽ đem đến những thông tin thú vị và cơ bản nhất của loại cây này.
Bạn đang đọc: Cây móng bò: Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc tại nhà
Contents
1. Cây móng bò là cây gì?
Trong khoa học, cây móng bò có tên là Bauhinia Variegata L. Loại cây này thuộc chi Bauhinia, phân họ Vang (hay Caesalpinioideae), và họ đậu (Fabaceae). Ở nhiều nơi, móng bò còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như hoa ban, móng bò đỏ hoặc là cây hoàng hậu.
Cây móng bò là cây thân gỗ, vỏ không sần sùi. Chiều cao của cây có thể phát triển tối đa đến 15m. Lá có màu xanh nhạt, bề mặt nhẵn mịn, phía dưới có một lớp lông tơ phủ kín. Nhìn chung lá của cây móng bò mang nhiều đường gân, cuống dài khoảng 2cm và có đường xẻ thùy ngang ở phần cuống.
Loại cây này đơm hoa thành từng chùm, rủ xuống phía dưới khoác lên mình một vẻ đẹp đầy thu hút. Thường thì mỗi hoa có từ 5 – 6 nhị và 5 đài hoa. Mỗi cánh hoa có hình dạng giống cái thìa, nổi bật với đường kẻ sọc dài khoảng 5cm. Ban đầu bông sẽ có màu trắng, về sau chuyển dần màu hồng rồi cuối cùng là màu tím. Còn quả của cây móng bò hình dẹt, khá to, dài khoảng 20cm, rộng khoảng 2.5cm, đằng trong mỗi quả có chứa khoảng 10 hạt.
2. Công dụng bất ngờ của cây móng bò
Với phần tán lá dài, lá rất to nên cây móng bò thường được người ta trồng để tạo bóng mát ở các con đường hoặc là cảnh quan công cộng, vừa giúp làm bóng mát, đồng thời làm cảnh quan đô thị xanh tươi hơn. Bên cạnh đó, cây móng bò còn giúp thanh lọc không khí, đem đến một bầu không khí trong lành, đồng thời toả hương thơm mát, sạch sẽ vô cùng dễ chịu.
Không chỉ được trồng nơi cảnh quan đô thị, cây móng bò còn được sử dụng để chế biến thực phẩm và dược phẩm. Đối với dược phẩm, loại cây này thường được dùng làm chất tạo màu, hoặc là tạo vị cho món ăn. Trong dược phẩm, các bộ phận của cây móng bò có thể dùng để chế biến thành nhiều loại thuốc, như thuốc chữa kiết lỵ, tẩy giun, hạ nhiệt,… cụ thể như sau:
Hoa móng bò đem phơi khô, có thể pha với nước sôi uống để điều trị những bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa. Hoặc chúng ta có thể sắc hoa móng bò để uống, giúp trị các bệnh liên quan đến gan, phổi, đường hô hấp như là bệnh viêm phế nhiệt, viêm phế quản…
Vỏ cây móng bò ép thành nước có thể điều trị giun sán hiệu quả. Cụ thể, bột của vỏ cây móng bò có thể điều trị tình trạng giun sán. Chúng ta cũng có thể dùng bột móng bò để hạn chế lở loét ở vết thương hở, đồng thời giúp vết thương nhanh lành hơn.
Trong phần lõi của thân cây chứa một lượng lớn tanin, có thể trị bệnh lỵ amip và cầm máu, đặc biệt là có thể giảm độc tố của rắn độc. Hơn thế nữa, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chiết xuất cồn 50 độ từ vỏ của loại cây này đã được thử nghiệm thành công trên loài chuột, đồng thời có tác dụng an thần, giảm đau, hạ nhiệt.
Rễ cây móng bò có dịch chiết khô thyrocap có thể giảm tình trạng bệnh của người mắc bệnh bướu cổ. Nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, trong cây móng bò có chứa các hợp chất như Astragalin, isoquercitrin, lutein, hỗn hợp phytol fatty ester, bibenzyl,… tại nhiều quốc gia, người ta thường dùng cây móng bò để trị bệnh tim bằng cách nấu lá, hoa, cành móng bò với nước để làm nước uống hàng ngày.
Trong Đông y, lá của cây móng bò có tính bình, vị nhạt, có thể điều trị tiêu chảy, chữa ho, nhuận tràng. Người ta thường phơi khô lá cây móng bò rồi sắc làm nước uống hàng ngày, mỗi ngày 2 lần trước mỗi bữa ăn.
Tìm hiểu thêm: Bí kíp phối đồ nam đơn giản mà đẹp ai cũng nên biết
Ngoài ra, có một loại cây móng bò khác gọi là móng bò champion hoặc là dây móng bò. Đây là cây dây leo, có thể dài đến vài mét. Trong đông y, móng bò leo là một loại thảo dược tốt dành cho người bị trĩ, có vị đắng nhẹ, tính bình, giúp chỉ thống, trấn tĩnh, tán ứ, hoạt huyết, chữa đau dạ dày, liệt nhẹ nửa người, đau lưng, thấp khớp. Tuy nhiên để sử dụng thảo dược này, chúng ta cần tham khảo ý kiến của chuyên gia.
3. Cách trồng và chăm sóc cây móng bò tươi tốt
Cách trồng cây móng bò
Chúng ta nên trồng cây móng bò ở đất có sự pha trộn giữa xơ dừa và phân chuồng để đảm bảo chất dinh dưỡng cũng như độ ẩm của đất. Loại cây này thường được trồng bằng cách gieo hạt. Khi đã có hạt giống tốt thì chúng ta đem ngâm trong 2 tiếng, sau đó trồng trong hố đã chuẩn bị.
Khi trồng cây, bạn nên chọn những nơi có thể thoát nước tốt, đồng thời lưu ý rằng không nên trồng cây quá sâu hay dày đặc. Để tránh bị gió quật làm cây gãy ngã, bạn có thể sử dụng cọc để chống đỡ sau khi trồng.
Cách chăm sóc cây móng bò
Cây móng bò tím ưa ẩm, vậy nên chúng ta cần thường xuyên tưới nước để cây được xanh và tươi tốt. Tốt nhất, bạn nên tưới cây vào sáng sớm hoặc chiều tối lúc nắng không quá gắt. Vào mùa mưa bạn có thể giảm tưới để tránh cây bị ngập úng, còn vào mùa khô thì nên tăng lượng nước tưới cây.
Như đã nói ở phần trước đó, cây móng bò ra hoa quanh năm nên cần rất nhiều chất dinh dưỡng. Vậy nên khi chăm sóc cây, chúng ta cần theo dõi thường xuyên và bổ sung chất dinh dưỡng kịp thời cho cây. Mỗi tháng, chúng ta nên bón phân hữu cơ khoảng 1 lần và tưới nước sau khi bón phân. Bên cạnh đó, chúng ta cần thường xuyên cắt tỉa cây khô, mục hoặc là mọc xấu khiến mất tầm nhìn, có thể gãy đổ gây ra tai nạn.
Thông thường, cây móng bò thường bị sâu hại ở phần ngọn non và phần lá. Vậy nên bạn cần kiểm tra cây thường xuyên, đồng thời dùng loại thuốc trừ sâu gây bệnh để diệt trừ tác nhân gây hại ngay lập tức. Nếu để lâu dài, có thể khiến cây bị xấu hoặc là mất đi sức sống ban đầu.
4. Ý nghĩa phong thủy của cây móng bò
Theo phong thủy, cây móng bò tượng trưng cho sức mạnh, sự vươn lên trước khó khăn và cố gắng hết mình để hoàn thiện bản thân. Khi dùng cây móng bò để làm cây cảnh phong thủy, nó tượng trưng cho một lời chúc, lời mong cầu về một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc và mạnh khỏe trong cuộc sống.
>>>>>Xem thêm: Rau bầu đất: Đặc điểm, công dụng và 6 bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời
Còn trong ngũ hành, móng bò có màu xanh, đây là màu mang lại sự may mắn cho những người mệnh Thủy. Vậy nên loại cây này rất hợp với những người mệnh Thủy. Ngoài ra, vì không kén tuổi nên ai cũng có thể trồng loại cây này.
>>>Đọc thêm:
- Cây Nguyệt Quế là loài cây gì? Tìm hiểu về cách trồng cây Nguyệt Quế
- Cây hạnh phúc: Ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc
- Ý nghĩa cây Giữ Tiền là gì? Cách trồng, chăm sóc cây Giữ Tiền
- Cây Tùng Thơm: đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc như thế nào?
Bài viết trên đây của Bloggiamgia.edu.vn vừa đem đến bạn đọc những thông tin cơ bản và thú vị nhất về cây móng bò. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu thêm về đặc điểm, công dụng, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây móng bò.