Ngáy là một hiện tượng phổ biến thường xảy ra do không khí giữa thanh quản và mũi không lưu thông được qua cổ họng khi ngủ. Thay vào đó, nó va vào các mô xung quanh cổ họng gây ra âm thanh khi bạn thở, được gọi là tiếng ngáy. Thỉnh thoảng ai cũng ngủ ngáy nhưng nếu bạn là người thường xuyên bị phàn nàn vì vấn đề này, có lẽ đã đến lúc bạn nên tìm ra nguyên nhân gây ra chứng ngáy ngủ của mình và tìm cách trị ngủ ngáy ngay tại nhà hiệu quả nhất.
Bạn đang đọc: Cẩm nang về chứng ngủ ngáy: Nguyên nhân & cách khắc phục hiệu quả tại nhà
Tất cả các câu hỏi xung quanh chứng ngủ ngáy sẽ được giải đáp trong bài viết. Cùng bắt đầu nhé!
Contents
1. Ngủ ngáy có nguy hiểm không?
Trong hầu hết trường hợp, ngủ ngáy không gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe. Tuy vậy, ngủ ngáy cũng có thể tiềm tàng một số rủi ro tiềm ẩn, về lâu về dài, ngáy có thể là nguyên nhân gây nên một số căn bệnh khác.
Ngủ ngáy khiến cho phần khí quản bị nghẹt, dẫn đến phổi bị thiếu dưỡng khí. Theo cơ chế phản xạ tự nhiên của cơ thể, não sẽ phát ra tín hiệu làm các cơ trong cuống họng giãn ra giúp không khí dễ dàng lưu thông vào bên trong phổi và cũng đồng thời gây ra cơn ngáy hoặc tệ hơn là gây ra chứng ngưng thở khi ngủ. Chính vì thế, những người mắc chứng ngủ ngáy mãn tính cũng đồng thời có nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ cao hơn người bình thường.
Đặc trưng của chứng ngưng thở khi ngủ là người ngủ sẽ có vài giây hoàn toàn ngưng thở. Lúc này, cơ thể phản vệ bằng cách đánh thức người ngủ dậy khiến giấc ngủ của người mắc bệnh không được duy trì nhất quán. Bên cạnh đó, chứng ngưng thở khi ngủ còn ngăn chặn chúng ta dành nhiều thời gian trong giai đoạn ngủ sâu và giai đoạn REM của chu kỳ giấc ngủ – giai đoạn não bộ xử lý thông tin và đưa các ký ức quan trọng vào bộ nhớ dài hạn.
Lâu dần, người bệnh trở nên mệt mỏi, mất ngủ do não bộ không được nghỉ ngơi hoàn toàn. Ở mức độ nặng hơn, người ngủ ngáy có thể bị suy giảm trí nhớ, mất khả năng tập trung. Nhiều nguyên cứu còn phát hiện mối liên hệ giữa ngủ ngáy và chứng đãng trí Alzheimer.
Một điều khác khiến người ta không thích về ngáy chính là nó còn gây rạn nứt các mối quan hệ trong gia đình. Có thể bạn chưa biết, theo báo cáo từ khắp các nơi trên thế giới, ngáy là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến rạn nứt hôn nhân. Cứ trong 3 cặp vợ chồng thì có 1 cặp chọn ngủ riêng vì người bạn đời của họ ngủ ngáy.
2. Nguyên nhân của chứng ngủ ngáy
2.1. Các vấn đề bẩm sinh về đường hô hấp trên
Một số người sinh ra với các dị tật bẩm sinh về đường hô hấp trên chẳng hạn amidan quá lớn, lưỡi gà quá dài, hẹp cổ họng, cuống lưỡi lớn,.. đều có nguy cơ ngủ ngáy cao hơn so với người bình thường.
2.2. Đường hô hấp bị tắc
Những người đang mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, cảm cúm, nghẹt mũi,… khiến việc thở bị tắc nghẽn cũng sẽ dễ dàng ngủ ngáy hơn.
2.3. Sử dụng chất cồn
Không chỉ giúp hệ thần kinh thư giãn, chất cồn còn có thể làm các cơ xung quanh cổ họng thả lỏng khiến không khí hít vào va đập với các mô xung quanh họng gây ra hiện tượng ngáy to. Nếu bạn không tiền sử ngủ ngáy nhưng bỗng dưng một ngày lại bị phàn nàn về việc ngáy quá to sau một đêm “không say không về”, bạn đã biết nguyên nhân đến từ đâu rồi đấy.
2.4. Tác dụng phụ của thuốc
Một số đơn thuốc chữa bệnh thường được kê toa đi kèm các kèm các dụng phụ như an thần, gây buồn ngủ,…khiến cơ thể bạn thư giãn và dễ dàng ngáy to hơn. Một số người sử dụng thuốc ngủ cũng sẽ thường dễ ngáy hơn. Hầu hết những người này sẽ không thể nghe hay cảm nhận được tiếng ồn mình gây ra.
2.5. Sự lão hóa
Khi bạn già đi, da và các mô trong cơ thể bạn sẽ dần mất đi độ đàn hồi và độ ẩm. Đồng thời, các cơ quanh vòm họng của bạn cũng sẽ thường xuyên rơi vào trạng thái thả lỏng khi ngủ. Khi này, niêm mạc mô xung quanh dễ dàng rung lên, tạo ra tiếng ngáy.
1.6. Tư thế ngủ
Tư thế ngủ cũng sẽ quyết định đến việc tối hôm nay bạn có ngủ ngáy hay không. Theo đó, nằm ngửa sẽ có nguy ngáy cao hơn so với các tư thế khác vì lúc này, lưỡi cùng vòm miệng có xu hướng đổ xuống họng và chặn đường thở. Để giúp không khí lưu thông dễ dàng, não sẽ truyền đạt tín hiệu khiến các cơ xung quanh vòm giãn ra, giúp dưỡng khí thuận tiện đưa vào phổi và gây ra tiếng ngáy.
1.7. Tăng cân
Những người có cân quá khổ thông thường sẽ có mô mỡ bám dày vào cổ họng hơn so với người bình thường. Lớp mỡ này sẽ khiến vòm miệng co hẹp lại cản trở không khí lưu thông qua họng. Khi nằm xuống, do tác động của trọng lực, lưỡi của họ còn chăn lên các cơ, khiến đường thở càng bị hạn chế và gây ra hiện tượng ngáy
1.8. Cơ thể bị kiệt sức
Cũng giống với sử dụng thuốc có tác dụng phục là an thần, khi cơ thể bị kiệt sức, bạn sẽ có nguy cơ ngáy cao hơn vì lúc này cơ thể của bạn hoàn toàn thả lỏng, kể cả các cơ trong vòm miệng. Lúc này, bạn sẽ ngủ say hơn bình thường và cơ thể không dễ bị đánh thức bởi tiếng ngáy của mình.
2. Đoán nguyên nhân qua các kiểu ngủ ngáy
Nếu bạn vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính khiến bản thân ngủ ngáy, Bloggiamgia.edu.vn sẽ bày cho bạn cách đoán nguyên nhân qua kiểu ngủ ngáy. Để có được hiệu quả, bạn nên nhờ người thân quan sát và mô tả lại kiểu ngủ ngáy của bạn và đối chiếu với các kiểu ngủ ngáy dưới đây:
2.1. Ngáy trong khi miệng vẫn đóng
Tìm hiểu thêm: Giấc ngủ của các game thủ như thế nào? Cách giúp game thủ ngủ ngon hơn
Trong trường hợp ngáy trong khi miệng đóng, nguyên nhân của ngủ ngáy không nằm ở mũi hay cổ họng của bạn. Thủ phạm chính là chiếc lưỡi. Khi này, lưỡi của bạn đang chắn đường thở. Một số lý do là lưỡi bạn quá to hoặc lưỡi bạn có xu hướng trượt sâu vào vòm họng khi bạn ngủ. Đối với những ai muốn khắc phục việc ngủ ngáy mãn tính do nguyên nhân từ lưỡi, có thể tham khảo dụng cụ giữ lưỡi. Vật dụng này sẽ giúp ngăn lưỡi của bạn chặn đường thở.
2.2. Ngáy trong khi miệng mở
Ngáy trong khi miệng mở có thể là do trương lực cơ trong cổ họng của bạn bị giảm, ngăn chặn oxy di chuyển vào phổi, thay vào đó, chúng bị tắc nghẽn lại. Đối với những ai muốn khắc ngủ ngáy mãn tính do nguyên nhân từ trương lực cơ, chứng ngáy ngủ của bạn cần được can thiệp bằng một thiết bị y tế gọi là tấm nâng cao xương hàm. Nó có tác dụng đẩy hàm của bạn về phía trước, ngăn chặn các cơ cổ họng gây ra tiếng ngáy.
2.3. Ngáy khi nằm ngửa
Như đã nói ở phía trên, trong tất cả các tư thế ngủ, nằm ngửa là tư thế dễ gây ra cơn ngủ ngáy nhất. Cách khắc phục nhanh chóng nhất đối với ai gặp trường hợp này là thay đổi tư thế ngủ, bạn nên nằm nghiêng sang một bên. Bên cạnh đó, tần suất của ngủ ngáy có thể giảm xuống bằng việc thực hiện lối sống lành mạnh và thường xuyên thể thao.
3. Cách khắc phục và điều trị ngáy
3.1. Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ
Không khí khô sẽ khiến đường hô hấp bị tắc nghẽn tạo cơ hội cho cơn ngủ ngáy của bạn trầm trọng hơn, không có cách nào dừng lại. Sử dụng máy tạo độ ẩm sẽ giúp các mô xung quanh cổ họng hạn chế rung và ngăn việc tạo ra tiếng ngáy.
3.2. Không uống rượu bia trước giờ đi ngủ
Ngoài ra cũng không nên dùng thuốc kháng sinh có chứa histamine, thuốc an thần, thuốc ngủ thường xuyên và trước giờ đi ngủ, trừ trường hợp dùng theo chỉ định của bác sĩ.
3.3.Thường xuyên luyện tập thể thao
Ngáy cũng có thể được cải thiện nhờ vào một lối sống lành mạnh và thường xuyên luyện tập thể thao. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài tập cho miệng và lưỡi giúp ngăn chặn cơn ngáy chẳng hạn như bài tập hổ rống, bài tập trượt lưỡi, bài tập đẩy má,… Những bài tập này đòi hỏi sự kiên trì của người tập, thông thường sẽ mất khoảng 3 -4 tháng để thấy được hiệu quả.
3.4. Giảm cân
Việc tăng thêm vài cân cũng đã có thể khiến bạn bắt đầu ngủ ngáy. Chính vì thế, cách khắc phục chứng ngáy hiệu quả nhất trong trường hợp này là giảm cân.
3.4. Sử dụng các thiết bị y tế
Bạn có thể tham khảo một số thiết bị y tế giúp khắc phục tình trạng như miếng dán chống ngáy, thiết bị nâng hàm dưới,.. Các vật dụng này giúp nâng và mở đường thở, cho phép không khí dễ dàng di chuyển trong đường thở và giảm nguy cơ ngáy.
3.5. Sử dụng gối chống ngáy
Gối chống ngáy là loại gối được thiết kế với dạng gợn sóng, có tác dụng nâng đỡ vùng cổ và giúp bạn hạn chế chứng ngủ ngáy. Tham khảo một số sản phẩm gối chống ngáy:
- Gối cao su Contour Liên Á
- Gối Cao su Kim Cương Siny B
3.6. Thay đổi tư thế ngủ
Nằm nghiêng là tư thế ngủ tốt nhất cho người ngủ ngáy. Để tăng thêm cảm giác thoải mái khi nằm nghiêng, bạn có thể sử dụng gối ôm hoặc gối dành cho người bầu để giảm áp lực cho các phần cơ thể bị đè.
3.7.Thuốc chữa ngủ ngáy
Có rất nhiều loại thuốc được kê đơn để hỗ trợ người ngủ không bị ngáy. Tuy vậy, các biện pháp chữa ngáy tự nhiên vẫn luôn được nhiều người yêu thích.
3.8. Can thiệp phẫu thuật
Trong trường hợp nghiêm trọng hơn và không thể sử dụng các biện điều trị ngáy tại nhà trên, bạn nên đến bệnh viện để được khám và điều trị chuyên sâu. Ở một số bệnh nhân, có thể bác sĩ sẽ khuyến nghĩ bạn nên can thiệp phẫu thuật để mở đường thở, phổ biến nhất cắt amidan.
>>>>>Xem thêm: Canxi là gì? Những vai trò của Canxi đối với cơ thể con người
4. Lợi ích của việc điều trị ngáy
Giảm huyết áp: Huyết áp cao và chứng nguy ngáy ngủ có mối liên hệ mật thiết với nhau. Tức là, một người mắc chứng huyết áp cao thường ngáy ngủ. Do đó, nếu bạn khắc phục được chứng ngáy ngủ, theo lý thuyết, bạn sẽ có thể giảm chỉ số huyết áp.
Tinh thần sảng khoái: Ngáy có thể gây một số rối loạn giấc ngủ khác như ngưng thở khi ngủ, khó ngủ và một số bất tiện đi kèm khác như quên trước quên sau, mất tập trung, đau đầu kinh niên,… Nếu giảm bớt được chứng ngủ ngáy, bạn sẽ thấy rằng mỗi sáng thức dậy, cơ thể sảng khoái hơn và ít đau đầu hơn.
Giữ lửa hôn nhân: Đừng để yêu thương biến thành đau thương. Nhiều nguyên cứu cho thấy các cặp vợ chồng có một người ngủ mắc chứng ngủ ngáy thường kết thúc bằng việc ngủ riêng. Qủa thực, ngáy đôi khi chẳng gây hại gì cho người mắc chứng bệnh này, nhân vật đau khổ nhất chính người bạn đời của chúng ta.
——-
Hầu hết những người ngủ ngáy đều muốn khắc phục tình trạng này một cách nhanh chóng và không tốn nhiều chi phí, Bloggiamgia.edu.vn tin rằng thông tin bài viết chia sẻ sẽ giúp ích cho trong bạn trong việc điều trị ngáy tại nhà. Nếu bạn vẫn ngáy sau khi sử dụng các biện pháp tự nhiên này, hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ để có biện pháp can thiệp chuyên sâu hơn.
Nguồn tham khảo: Wikipedia