Những vấn đề liên quan đến tiền bạc luôn là vấn đề nhạy cảm, đặc biệt là tình huống vay mượn tiền. Nếu không may rơi vào trường hợp bị vay tiền nhưng bạn không muốn hoặc không thể đáp ứng thì phải làm sao? Đừng quá lo lắng, hãy tham khảo 8 cách từ chối cho mượn tiền vừa khéo léo vừa không làm mất lòng người khác mà chúng tôi mang đến dưới đây!
Bạn đang đọc: Cách từ chối cho mượn tiền khéo léo và không làm mất lòng người khác
1. Bật mí 8 cách từ chối cho mượn tiền khôn ngoan
Cách từ chối cho mượn tiền được xem là một nghệ thuật. Vì bạn – người từ chối cho mượn tiền là người nghệ nhận phải thể hiện được sự khéo léo, khôn ngoan cũng như không khiến cho đối phương cảm thấy khó chịu. Đặc biệt, loại hình “nghệ thuật” này không dễ tôi luyện nên nếu bạn là tay mơ, không có kinh nghiệm thì có thể tham khảo 8 cách từ chối cho mượn tiền dưới đây:
1.1. Từ chối một cách khéo léo
Trong trường hợp bạn không muốn cho đối phương mượn tiền, hãy từ chối một cách khéo léo và thể hiện sự đồng cảm của bản thân. Không nên nói thẳng ngay từ đầu hay từ chối một cách quá lạnh lùng, quá thẳng thắn sẽ khiến đối phương cảm thấy xấu hổ. Bạn có thể lấy các lý do từ chéo khéo như đang kẹt tiền, đang đầu tư lớn nên không dư tiền,…
Nếu người mượn tiền là người thân hoặc bạn bè thân thiết thì bạn càng phải khéo léo và thể hiện sự đồng cảm khó khăn với họ nhiều hơn. Bạn có thể hỏi thăm về các thành viên trong gia đình hoặc những người liên quan đến vấn đề, nói các câu thể hiện sự nuối tiếc để cuộc trò chuyện bớt căng thẳng.
1.2. Than khổ
Một trong những cách từ chối cho mượn tiền hiệu quả nhất chính là than khổ với đối phương. Nếu bạn cảm thấy đối phương đang có định mượn tiền, bạn hãy thể hiện sự khổ sở hoặc thậm chí là mượn ngược lại đối với đối tượng muốn mượn tiền bạn. Không ai có thể “mặt dày” để tiếp tục mượn tiền những người đang khó khăn hơn mình.
Khi bạn nhận được những cuộc gọi từ những người đã lâu không liên lạc chính là dấu hiệu họ muốn mượn tiền bạn. Do đó, cách than khổ không hiệu quả với những ai đã quá thân quen về cuộc sống và tài chính của bạn.
1.3. Mới cho người khác mượn
Cách từ chối cho mượn tiền này rất hiệu quả, bạn sẽ thể hiện rằng bạn rất muốn cho họ vay nhưng không may, bạn đã cho người khác vay trước đó rồi. Phương pháp này sẽ hiệu quả hơn khi đối tượng thứ 3 là người mà cả hai cùng cho biết. Lúc này, người vay sẽ biết ngại và không tiếp tục hỏi vay bạn nữa.
1.4. Giúp bằng cách khác thay vì cho mượn
Để giúp đỡ người đang gặp khó khăn không nhất thiết là phải cho họ mượn tiền. Nếu đối tượng vay là người thân hoặc bạn bè thân thiết, bạn có thể giúp họ bằng nhiều cách khác nhau. Bạn có thể hỏi han, động viên, an ủi và cho họ gợi ý, lời khuyên về các vấn đề đang diễn ra. Đồng thời, bạn cũng có thể hỗ trợ bằng cách chia sẻ cơ hội kiếm tiền, cho ăn ngủ nghỉ nhờ, cho mượn máy tính, xe cộ để làm việc kiếm tiền,…
Khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn, con người không chỉ cần tiền bạc mà cũng cần được hỗ trợ về nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống. Nếu bạn có thể giúp cuộc sống của họ tốt lên và có thể vượt qua được khó khăn thì sự giúp đỡ này còn tốt hơn nhiều lần so với cho mượn tiền.
1.5. Nói rằng bạn có ý định mua đồ giá trị
Cách từ chối cho mượn tiền bằng việc mình đang có ý định mua muốn đồ giá trị, quan trọng và phục vụ cho cuộc sống hoặc kinh doanh lớn thì không ai có thể trách bạn được. Bạn không cần nói rõ chi tiết về đồ vật bạn muốn mua, chỉ cần cho họ biết món đồ đó rất giá trị và bạn cần phải tích lũy trong thời gian dài. Đặc biệt là nhấn mạnh vào tầm quan trọng của đồ vật đối với cuộc sống của bạn, nó cần thiết và cấp bách như thế nào.
1.6. Nói bản thân cũng đang mắc nợ
Khi nhắc đến các cách từ chối cho mượn tiền khéo léo không thể nào thiếu việc nói bản thân cũng đang mắc nợ. Tương tự như than khổ, bạn cũng cần cho họ biết rằng mình đang rất khổ sợ và thậm chí là đang túng thiếu hơn cả đối phương. Cách làm này hiệu quả với những người bạn ít thân quen và cũng không quan trọng trong cuộc sống của bạn.
1.7. Trực tiếp nói “KHÔNG”
Với những người đã mượn rất nhiều lần, mượn lâu nhưng không trả hoặc các đối tượng mặt dày làm phiền dù bạn đã từ chối thì cách từ chối cho mượn tiền nhanh nhất chính là nói “KHÔNG”. Cách làm này tuy sẽ khiến mối quan hệ giữa đôi bên khó xử nhưng lại rất hiệu quả. Nếu họ vẫn tiếp tục làm phiền bạn thì có thể cắt đứt quan hệ, xóa bạn bè, chặn số điện thoại và không liên lạc nữa.
Tìm hiểu thêm: Nhân tướng học khuôn mặt: Nhìn khuôn mặt nói lên tính cách
1.8. Gợi ý người cho vay khác
Trong trường hợp không thể cho đối phương mượn tiền, bạn có thể giới thiệu một người có khả năng cho mượn hoặc một dịch vay tiền nhanh chóng. Hiện nay, các dịch vụ vay tiền rất phát triển với thủ tục được đơn giản hóa, lãi suất thấp và nhiều mức hạn trả tiền. Bạn và bạn bè, người thân cần tìm hiểu kỹ càng trước, tuyệt đối không giới thiệu cho đối phương một địa chỉ cụ thể mà bản thân không biết rõ.
2. Nguyên tắc từ chối cho mượn tiền
Bên cạnh việc tìm hiểu cách từ chối cho mượn tiền thì bạn cũng nên lưu ý các nguyên tắc từ chối dưới đây:
2.1. Từ chối khéo léo nhưng dứt khoát
Nếu đối tượng là người nằm trong danh sách bạn không muốn cho họ vay tiền thì hãy từ chối dứt khoát. Từ chối khéo nhưng không cần nêu ra nhiều lý do quá chi tiết, vì đây sẽ là cơ hội để đối phương nắm bắt và thuyết phục bạn.
2.2. Ý chí kiên định
Sẽ có một số người tiếp tục thuyết phục bạn cho vay mặc dù bạn đã từ chối thì bạn cần phải kiên định và không được thay đổi quyết định. Cách tốt nhất là giữ nguyên lập trường, cho đối phương thấy là “Bạn không muốn cho vay” hoặc “Bạn không có khả năng cho vay”. Nếu ý chí của bạn lung lay, đối phương sẽ nhân cơ hội tìm lý do, lời lẽ để mượn tiền bạn thành công.
2.3. Thể hiện đồng cảm với người đi mượn
Khi không thể cho đối phương mượn tiền, bạn nên thể hiện sự đồng cảm với họ, đặc biệt là người thân hoặc bạn bè thân thiết. Bạn có thể nói những câu như “Tôi xin lỗi vì không thể giúp bạn”.
>>>>>Xem thêm: Sao Mộc Đức là gì? Năm 2024 sao Mộc Đức chiếu mệnh tuổi nào?
2.4. Không cho mượn tiền khi họ chưa trả xong nợ cũ
Đối với những người đã mượn tiền bạn rất nhiều lần hoặc những ai mượn mà chưa trả hết thì bạn tuyệt nhiên không cho họ mượn nữa. Bạn có thể đưa ra lý do thực tế như vậy hoặc đây là nguyên tắc về tài chính của bạn. Từ chối dứt khoát và tỏ thái độ kiên định để đối phương hoàn lại số tiền đã vay trước khi đề cập đến khoản vay mới.
2.5. Không cho mượn những khoản lớn
Rủi ro là “tệp đính kèm” với việc cho vay, do đó mà bạn có thể học cách từ chối cho mượn tiền khi không muốn và hạn chế các khoản vay có giá trị lớn, sau đó đưa ra gợi ý khoản vay nhỏ hơn. Điều này vừa giúp bạn giảm bớt rủi ro vừa giữ được mối quan hệ cho đôi bên.
- 6 cách tiết kiệm tiền và quản lý chi tiêu ai cũng nên biết
- 5 mẹo quản lý tiền bạc hiệu quả cho vợ chồng
Mượn tiền là tình huống diễn ra rất nhiều trong cuộc sống hiện nay, đặc biệt là khi kinh tế có nhiều biến động. Vì vậy, chúng tôi đã mang đến 8 cách từ chối cho mượn tiền khéo léo mà không làm mất lòng đôi bên để mọi người có thể tham khao·.