Ý nghĩa phong thủy của cây Bạch mã hoàng tử là gì? Cách trồng và chăm sóc loài cây này có khó không? Để tìm hiểu về những đặc điểm, tác dụng, cũng như cây cây Bạch mã hoàng tử hợp với mệnh nào thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Bloggiamgia.edu.vn nhé!
Bạn đang đọc: Cách trồng và ý nghĩa của cây Bạch mã hoàng tử trong phong thủy
Contents
- 1 1. Một số đặc điểm của cây Bạch mã hoàng tử
- 2 2. Ý nghĩa của cây Bạch mã hoàng tử trong phong thủy
- 3 3. Một số tác dụng của cây Bạch mã hoàng tử
- 4 4. Cây Bạch mã hoàng tử có độc hay không?
- 5 5. Cây Bạch mã hoàng tử hợp với tuổi nào?
- 6 6. Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cho cây Bạch mã hoàng tử
- 7 7. Mua cây cây Bạch mã hoàng tử ở đâu?
1. Một số đặc điểm của cây Bạch mã hoàng tử
Cây Bạch mã hoàng tử thuộc họ thân thảo, tên khoa học là Aglaonema Pseudobracteatum, và có nguồn gốc từ các nước châu Á. Ở Việt Nam, bạn có thể tìm thấy cây Bạch mã hoàng tử ở khắp nơi, bởi loài cây này khá dễ sống và dễ trồng ở mọi môi trường sống.
Bạch mã hoàng tử có chiều cao từ 40 – 80cm, dáng thân thẳng đứng, tán lá rộng trung bình 35cm. Thân cây có màu trắng, lá màu xanh, hình bầu dục, nhọn ở phía đầu, và thường xuất hiện gân trắng trên lá. Hoa của cây Bạch mã hoàng tử có cả màu trắng lẫn màu vàng, mọc chụm lại với nhau.
Rễ của cây Bạch mã hoàng tử là dạng rễ chùm, có màu trắng và thường lan rộng thành bụi lớn. Loài cây này là cây ưa bóng mát, nên sẽ được trồng trong nhà, văn phòng, để lọc không khí và tạo điểm nhấn cho không gian.
2. Ý nghĩa của cây Bạch mã hoàng tử trong phong thủy
Dáng thẳng đứng, cùng với vẻ ngoài sang trọng, lịch lãm đã giúp cây cây Bạch mã hoàng tử trở thành biểu tượng của sự vươn lên, tiến tới và gặp nhiều thuận lợi trong công việc và cuộc sống. Đồng thời, với tên gọi Bạch mã hoàng tử, loài cây này còn mang ý nghĩa là sự tiến nhanh, thuận buồm xuôi gió và thông hanh trong mọi việc.
Không chỉ vậy, trong phong thủy cây Bạch mã hoàng tử còn là đại diện cho sự thư thái, may mắn và quyết đoán trong mọi việc. Chính những ý nghĩa tốt đẹp đó nên cây Bạch mã hoàng tử thường được sử dụng để làm cây cảnh trong nhà hoặc ở văn phòng làm việc.
3. Một số tác dụng của cây Bạch mã hoàng tử
Bạch mã hoàng tử là loài cây ưa bóng râm, nên thường được trồng trong nhà và văn phòng để mang đến năng lực tích cực cho gia chủ. Thế nhưng, đôi khi việc trang trí phải đi chung với vấn đề phong thủy. Do đó, bạn cần phải đặt cây dưới nền đất. Ngoài ra, bạn cũng nên đặt 2 chậu cây Bạch mã hoàng tử ngay lối cửa ra vào, 2 chậu trước hiên nhà hoặc vài chậu ở góc phòng hoặc sảnh văn phòng.
Thêm vào đó, bạn cần đặt cây Bạch mã hoàng tử ở hướng Đông để cây có thể hấp thụ đầy đủ được ánh sáng tự nhiên. Điều này không chỉ giúp cây dễ dàng quang hợp, mà còn mang đến nguồn năng lượng tích cực, may mắn cho gia chủ.
4. Cây Bạch mã hoàng tử có độc hay không?
Theo công bố của Đại học Riverside thì bên trong loài cây này có chứa tinh thể canxi oxalat, gây ra những kích ứng với lưỡi, họng và da của con người. Do đó, nếu nhà bạn có con nhỏ, thì bạn nên cẩn thận khi trồng loài cây này. Nếu trẻ nhỏ ăn nhầm cây Bạch mã hoàng tử thì bạn cần ngay lập tức đưa trẻ đến trạm xá hoặc cơ sở y tế gần nhất để hạn chế tình trạng dị ứng.
Không chỉ vậy, nhựa tiết ra từ cây Bạch mã hoàng tử cũng có độc. Vì vậy, khi tỉa cành hay thân loài cây này, bạn nên đeo bao tay để tránh trúng độc.
Nhìn chung, cây Bạch mã hoàng tử có độc, nhưng độc tố của chúng khá nhẹ, nên bạn chỉ cần để ý một chút trong khi trồng và chăm sóc thì sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mình.
5. Cây Bạch mã hoàng tử hợp với tuổi nào?
Theo phương diện phong thủy thì cây Bạch mã hoàng tử sẽ mang đến may mắn và tài lộc cho những gia chủ mệnh Hỏa và mệnh Mộc. Tuy nhiên, loài cây này cũng không xung khắc với những mệnh còn lại. Do đó, bạn có thể thoải mái lựa chọn chúng để trồng trong nhà, để tạo ra nguồn năng lực tích cực, mà không lo gặp hạn hay xui xẻo.
Tìm hiểu thêm: Top 15 trung tâm vui chơi giải trí tại Sài Gòn cực chất!
6. Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cho cây Bạch mã hoàng tử
Thông thường, người ta sẽ trồng cây Bạch mã hoàng tử theo 1 trong 2 phương pháp đó là trồng bằng đất hoặc trồng thủy canh.
6.1. Phương pháp trồng thủy canh
Với phương pháp trồng thủy canh, bạn cần tuân thủ cách trồng và chăm sóc cây Bạch mã hoàng tử như sau:
6.1.1. Kỹ thuật trồng
Nếu muốn trồng thủy canh cây Bạch mã hoàng tử thì tốt hơn hết là bạn nên chọn những cây giống khỏe, không bị sâu bệnh. Tiếp theo, bạn cần tách bầu rễ cây ra khỏi chậu đất cũ, và rửa sạch rễ bằng nước sạch. Kế đến, bạn đổ nước sạch vào chậu trồng, rồi cho cây vào chậu.
Lưu ý, bạn cần đổ nước ngập rễ cây, không ngập lá và cần cố định cây vững chắc để cây không ngã trong quá trình trồng.
6.1.2. Kỹ thuật chăm sóc
Bạn nên chọn nguồn nước sạch, không nhiễm phèn hay nhiễm mặn để thay nước cho cây 1 lần/tuần. Ngoài ra, nếu bạn muốn cây được phát triển tốt nhất thì có thể nhỏ vào nước dung dịch dinh dưỡng Trimix-DT 100ml. Đặc biệt, bạn cần cho cây phơi nắng khoảng 1 lần/tuần, để cây quang hợp tốt hơn.
6.2. Phương pháp trồng trong chậu đất
Trên thực tế, phương pháp trồng cây Bạch mã hoàng tử được nhiều người yêu thích và lựa chọn nhiều hơn so với trồng thủy canh.
6.2.1. Kỹ thuật trồng
Về đất trồng, bạn cần ưu tiên lựa chọn những loại đất tơi xốp, có độ thoát nước cao và giàu dinh dưỡng. Ngoài ra, bạn cũng cần trộn thêm trấu, phân chuồng hay xơ dừa vào đất để tăng thêm độ dinh dưỡng. Tiếp đến, bạn nên chọn những loại cây khỏe, không sâu bệnh để trồng.
>>>>>Xem thêm: Tập golf 3D là gì? Hướng dẫn tập golf 3D cho người mới bắt đầu
6.2.2. Kỹ thuật chăm sóc
Cây Bạch mã hoàng tử là cây ưa bóng râm, nhưng bạn cũng cần thường xuyên cho cây ra nắng để chúng quang hợp tốt hơn. Chỉ nên tưới nước khoảng 2 – 3 lần/tuần cho cây, và khi tưới không nên tưới trên lá để tránh làm ngập úng lá.
Về nhiệt độ, cây Bạch mã hoàng tử sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở nền nhiệt từ 18 – 24 độ C. Bạn không nên để cây ở những nơi có nhiệt độ quá cao để tránh làm héo cây,
Ngoài ra, bạn cũng cần bón phân cho cây khoảng 1 lần/tháng. Đồng thời lau sạch bụi trên lá để giúp cây lọc không khí và phát triển tốt hơn.
7. Mua cây cây Bạch mã hoàng tử ở đâu?
Hiện nay, bạn có thể dễ dàng mua được cây Bạch mã hoàng tử ở chợ canh cảnh, vườn ươm, hay các cửa hàng bán cây kiểng. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua trên các sàn thương mại điện tử để tiết kiệm thời gian di chuyển cho bản thân. Giá của cây Bạch mã hoàng tử sẽ dao động từ 200.000 – 300.000 đồng, tùy vào kích thước cây.
- Ý nghĩa của cây Sen đá trong phong thủy là gì?
- Cách trồng cây Trúc Mây và ý nghĩa phong thủy trong đời sống
Trên đây là ý nghĩa cũng như cách trồng và chăm sóc cây Bạch mã hoàng tử. Hy vọng sau bài viết của Bloggiamgia.edu.vn, bạn đã biết thêm nhiều thông tin hữu ích về loài cây này.