Cách trồng nấm rơm đơn giản, hiệu quả và năng suất cao

Rate this post

Nấm rơm không chỉ mang lại giá trị về dinh dưỡng mà còn mang lại giá trị về kinh tế. Trong những năm gần đây, nghề trồng nấm đã rất phát triển và tạo ra nguồn thu nhập chính cho các hộ gia đình. Vì thế, cách trồng nấm rơm như thế nào để đạt hiệu quả cao? Cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu vấn đề này trong bài viết sau đây nhé!

Bạn đang đọc: Cách trồng nấm rơm đơn giản, hiệu quả và năng suất cao

Cách trồng nấm rơm đơn giản, hiệu quả và năng suất cao

Nghề trồng nấm rơm trở thành nguồn thu nhập chính cho các hộ gia đình

1. Cách trồng nấm rơm đạt hiệu quả cao

Để trồng nấm rơm đúng cách và đạt hiệu quả cao, bạn phải lưu tâm đến nhiều yếu tố như thời vụ trồng nấm, nguyên liệu cần thiết, các kỹ thuật cơ bản, cách chọn giống… Dưới đây là một số kiến thức cần thiết cho bạn nếu muốn nấm rơm phát triển tốt, cho năng suất cao.

1.1. Thời vụ trồng nấm rơm

Tuỳ vào từng vùng miền, nấm rơm sẽ được trồng vào các thời vụ khác nhau:

  • Ở các tỉnh miền Nam, nấm rơm có thể được trồng quanh năm do có thời tiết nóng ấm.
  • Ở miền Trung, nấm rơm được trồng từ tháng 3 đến tháng 8.
  • Đối với các tỉnh phía Bắc, thời gian thích hợp nhất để bắt đầu trồng nấm là từ 15/04 đến 15/10 (dương lịch).

1.2. Chọn địa điểm trồng nấm rơm

Bạn cần chọn những địa điểm tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời, cũng như nơi trồng nấm phải sạch sẽ, thoáng mát để tránh mầm bệnh. Tuy nhiên, nấm rơm sẽ không hình thành và phát triển nếu trồng trong môi trường quá tối.

Địa điểm đặt rơm để trồng nấm có thể ở vườn cây, xung quanh nhà, trong bọc nilon… Lưu ý, địa điểm phải bằng phẳng, khô ráo tránh bị ngập úng vào mùa mưa. Việc chọn những địa điểm thuận tiện cho việc tưới tiêu, chăm sóc và thu hoạch, cũng giúp cho nấm rơm đạt năng suất cao.

1.3. Nguyên liệu trồng nấm rơm

Người ta thường hay dùng rơm rạ để trồng nấm rơm. Có thể dùng rơm còn tươi hoặc đã được phơi khô, tuyệt đối không dùng rơm rạ đã mục nát (có màu nâu đen), sẽ cho năng suất không cao. Ngoài ra, cũng có thể dùng nhiều vật liệu khác nhau như bã mía, lục bình, bông vải, mùn cưa,… 

1.4. Kỹ thuật ủ rơm trong cách trồng nấm rơm hiệu quả cao

  • Cách xử lý rơm trước khi ủ (áp dụng đối với rơm đã khô) 

cách trồng nấm rơm đúng quy chuẩn, rơm cần được xử lý trước khi ủ, bằng cách ngâm rơm vào nước vôi. Mục đích ở bước này để diệt nấm mốc, xử lý chất mặn, chất phèn trong rơm. Tỷ lệ vôi và nước tương ứng như sau, cứ 3kg vôi sẽ pha với 1.000 lít nước. 

Cách trồng nấm rơm đơn giản, hiệu quả và năng suất cao

Trước khi ủ, rơm cần phải được xử lý để diệt nấm mốc

Thời gian ngâm rơm trong nước vôi từ 20-30 phút, sau đó, vớt ra, để ráo nước. Rơm được chất thành từng đống, mỗi đống có chiều rộng từ 1,5-2m, chiều dài 4-8m. Cần dậm nhẹ để đống rơm được đều, sau đó, dùng rơm khô, lá chuối hoặc nilon phủ lên để giữ nhiệt và độ ẩm.

Ở cách này, thời gian ủ từ 5-6 ngày. Sau 2-3 ngày đầu, phải trở rơm để rơm mềm đều. Nếu rơm quá ướt, cần giảm bớt mức độ che đậy bên ngoài. Nếu rơm bị khô, cần bổ sung thêm nước vôi để tưới vừa đủ.

Đến ngày thứ 5-6, kiểm tra lại đống rơm. Rơm đạt chất lượng tốt nhất khi rơm vừa đủ ướt, dùng tay vắt vài cọng chỉ thấy nước nhỏ vài giọt.

Rơm sau khi ủ phải đạt những tiêu chí sau để chất thành mô nấm:

  • Rơm mềm hẳn.
  • Rơm có màu vàng tươi.
  • Có mùi thơm đặc trưng của rơm khi lên men.
  • Cách chất rơm thành đống (áp dụng đối với rơm rạ còn tươi hoặc khô)

Rơm cũng được chất thành từng đống, mỗi đống có chiều rộng từ 1,5-2m, chiều dài 4-8m. Cứ mỗi lớp rơm cao 20-30cm, tưới nước cho rơm thấm đều và dùng chân dẫm lên để nén đều phần rơm xung quanh, cứ chất cho đến khi đống rơm cao 1,3-1,5m.

Sau đó, dùng rơm khô, lá chuối hoặc nilon phủ lên để giữ nhiệt và độ ẩm. Nhiệt độ của đống rơm sẽ tăng lên 60-70oC sau khi ủ được vài ngày. Ở mức nhiệt độ này, sẽ làm chết các mầm nấm gây hại, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm rơm phát triển.

Ta có thể đem rơm chất ra luống sau 10-12 ngày, khi đống rơm đã xẹp xuống, chỉ còn cao khoảng 0,8-1m. 

1.5. Chọn meo nấm rất quan trọng trong cách trồng nấm rơm

Chọn meo là bước không thể thiếu trong quy trình trồng nấm rơm hiệu quả cao. Nấm rơm có đạt chất lượng tốt hay không cũng sẽ phụ thuộc vào chất lượng của meo.

Tìm hiểu thêm: Top 20 khách sạn tình yêu Hà Nội giúp cặp đôi hâm nóng tình cảm

Cách trồng nấm rơm đơn giản, hiệu quả và năng suất cao
Meo nấm sẽ quyết định chất lượng thành phẩm của nấm rơm

Người trồng nấm nên lưu ý một số tiêu chí dưới đây để chọn meo nấm đạt chất lượng:

  • Tơ nấm mọc đều từ trên xuống dưới bọc meo, có màu trắng trong hoặc trắng đục.
  • Bao bì không bị rách, còn nguyên vẹn.
  • Không sử dụng các bịch meo bị nhão, phần đáy bị ẩm ướt và có mùi hôi chua. Meo không bị nhiễm nấm dại hay xuất hiện các đốm màu đen, xanh hoặc cam.

1.6. Cách trồng nấm rơm – xếp mô và rắc meo nấm

cách trồng nấm rơm theo tiêu chuẩn, người trồng nấm cần bỏ lớp rơm ở mặt ngoài, chỉ lấy lớp rơm ở bên trong để xếp mô trồng nấm. Nên xếp hết trong ngày phần rơm đã bỏ đi phần lớp đậy khi ủ. Có hai cách để xếp mô nấm: 

  • Cách thứ nhất

Rải một lớp rơm lên trên mặt của tấm liếp, tưới nước đều lên trên.

Dùng tay đè nhẹ lên lớp rơm sao cho có chiều rộng theo mặt liếp khoảng 50cm, cao 20cm. Rắc meo giống dọc theo hai bên luống, cách 5-7cm so với mép luống. Cứ tiếp tục như thế cho đến lớp rơm thứ 2, thứ 3…

Nếu chỉ ủ 3 lớp, thì phía trên không rắc men giống, chỉ rải một lớp rơm khô dày 4-5cm. Tưới nước và nén đều lớp rơm, vuốt cho mô láng, gọn. Nếu vuốt mô không láng gọn, năng suất sẽ giảm bởi khi thu hoạch nấm, sẽ làm hư các nụ nấm nhỏ.

  • Cách thứ hai

Cuốn rơm thành từng cuộn giống như động tác vắt khăn, có đường kính 15-20cm, dài 45-50cm.

Rải meo cũng sẽ tương tự như cách trên, rải meo dọc hai bên luống sau mỗi lớp rơm.

1.7. Cách chăm sóc mô nấm

Rơm rạ khi phân huỷ đã cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho nấm, vì vậy không cần phải dùng thêm phân bón.

Cần kiểm tra thường xuyên nhiệt độ và độ ẩm trong quá trình trồng nấm: 

  •  Về độ ẩm

Người trồng nấm có thể rút thử một nắm rơm (ở giữa luống) để kiểm tra, bóp chặt trong lòng bàn tay, nước hơi rịn qua kẽ tay là đạt độ ẩm thích hợp. Nếu nước chảy thành giọt là dư nước, cần ngừng việc tưới nước và dỡ lớp áo mô cho nước bốc hơi.

  • Về nhiệt độ 

Nhiệt độ từ 35-38oC sẽ là điều kiện cho nấm phát triển tốt nhất ở cách trồng nấm rơm hiệu quả cao.

Khi nhiệt độ của mô nấm tăng, rơm ủ thiếu nước, nên dùng thùng có vòi sen tưới cho mô nấm. Nếu nhiệt độ tăng mà không thiếu nước, giảm bớt lớp áo rơm bị ướt, thay bằng rơm khô để hạ nhiệt.

Cách trồng nấm rơm đơn giản, hiệu quả và năng suất cao

Cần thường xuyên kiểm tra độ ẩm và nhiệt độ của các mô nấm

Ngược lại, nếu nhiệt độ của mô bị giảm, hãy ngưng tưới nước, dỡ bớt lớp áo mô hay mái che nắng.

Sau khoảng 1 tuần, dỡ lớp rơm áo ra, đảo lớp rơm cho tơi đều và đậy mô nấm trở lại.

2. Những lưu ý khi trồng nấm rơm cần

Khi trồng và thu hoạch nấm rơm, bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề dưới đây để đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng thành phẩm.

2.1. Lưu ý khi trồng nấm rơm

Bên cạnh việc tìm hiểu về cách trồng nấm rơm, cũng cần phải lưu ý những điều sau để nấm đạt năng suất cao nhất:

  • Tránh sử dụng các nguyên liệu bị nấm mốc.
  • Xử lý sạch các dụng cụ trước khi sử dụng.
  • Trời lạnh cần che phủ thêm lớp áo mô, trời nắng thì giảm bớt lại.
  • Theo dõi thường xuyên để phát hiện và diệt ngay mầm bệnh để tránh lây lan.

2.2. Cách trồng nấm rơm hiệu quả cao – lưu ý khi thu hoạch nấm rơm

  • Thời gian có thể thu hoạch nấm rơi vào độ khoảng 10-14 ngày (sau khi ủ rơm), thời gian thu hoạch sẽ phụ thuộc vào từng loại meo nấm và cách ủ.
  • Nấm sẽ ra rộ vào ngày thứ 12-15, sau 7-8 ngày tiếp theo, sẽ ra tiếp đợt 2 và thu hoạch trong 3-4 ngày. Như vậy sẽ kết thúc vụ trồng nấm từ 25-30 ngày.
  • Thu hái nấm mỗi ngày 2 lần: Lần 1 là trước 6 giờ sáng, lần 2 sẽ thu hái từ khoảng 14-15 giờ chiều.
  • Khi thu hái nấm, nên chọn những cây nấm còn búp, phần đầu hơi nhọn. Về cách hái, chỉ cần xoay nhẹ cây nấm, lưu ý không để sót phần chân nấm ở trên mô, vì phần chân nấm sót lại sẽ thối rữa, làm hư lây các nụ nấm còn lại. Sau khi thu hái xong, cần đậy kỹ phần áo mô lại.
  • Cần tiêu thụ nấm trong 2-3 giờ sau khi thu hái, và cần bảo quản ở nhiệt độ 10-150C nếu muốn để sang ngày hôm sau.

Cách trồng nấm rơm đơn giản, hiệu quả và năng suất cao

>>>>>Xem thêm: Top 10 khách sạn Mũi Né được khách du lịch đánh giá cao nhất

Nên chọn những cây nấm còn búp, phần đầu hơi nhọn để thu hoạch

>> Đọc thêm: Mách bạn cách trồng rau sạch tại nhà

Qua bài viết trên, hy vọng có thể giúp bạn đọc đã hiểu hơn về cách trồng nấm rơm để mang lại năng suất cao. Chúc các bạn có thể áp dụng thành công và tạo nên nguồn thu nhập với nấm rơm nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *