Theo Nghị quyết 116/NQ-CP thì người lao động sẽ nhận được hỗ trợ Covid-19 từ quỹ Bảo hiểm thất nghiệp. Đây là một hình thức nhà nước hỗ trợ để người lao động vượt qua khó khăn do dịch Covid-19 gây ra. Tuy nhiên, không phải người lao động nào cũng biết cách tra cứu hỗ trợ thất nghiệp theo Nghị quyết 116/NQ-CP. Nếu bạn cũng vậy thì có thể theo dõi bài viết hướng dẫn dưới đây của chúng tôi!
Bạn đang đọc: Cách tra cứu hỗ trợ thất nghiệp theo Nghị quyết 116/NQ-CP
Contents
- 1 1. Các đối tượng thuộc diện nhận hỗ trợ thất nghiệp theo Nghị quyết 116/NQ-CP
- 2 2. Hướng dẫn chi tiết cách tra cứu hỗ trợ thất nghiệp theo nghị quyết 116/NQ-CP
- 3 3. Một số lưu ý quan trọng mà người lao động chưa nhận được tiền hỗ trợ thất nghiệp theo Nghị quyết 116/NQ-CP
- 4 4. Cảnh giác trước tình trạng lợi dụng Nghị quyết 116/NQ-CP để lừa đảo, trục lợi
1. Các đối tượng thuộc diện nhận hỗ trợ thất nghiệp theo Nghị quyết 116/NQ-CP
Trước hết bạn cần phải biết rằng không phải người lao động nào cũng sẽ nhận được nhận hỗ trợ thất nghiệp theo Nghị quyết 116/NQ-CP ban hành ngày 24/09/2021. Chỉ có những đối tượng theo quy định trong mục II – Nội dung chính sách, người lao động mới được nhận hỗ trợ, gồm:
- Những lao động hiện đang tham gia vào bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm ngày 30/09/2021 (ngoại trừ người lao động đang làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân, các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội và tổ chức chính trị do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên)
- Những lao động đã dừng tham gia vào bảo hiểm thất nghiệp vì nguyên nhân chấm dứt hợp đồng làm việc/hợp đồng lao động trong khoảng thời gian bắt đầu từ ngày 01/01/2020 cho tới hết ngày 30/09/2021 và có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu theo quy định pháp luật về việc làm (ngoại trừ những người được hưởng lương hưu hằng tháng)
Ngoài ra, theo như Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 thì người lao động khi tham gia vào bảo hiểm thất nghiệp tính tới ngày 30/09/2021 vẫn chưa chấm dứt hợp đồng lao động cũng được nhận hỗ trợ thất nghiệp:
- Người lao động nghỉ thai sản hoặc ốm đau thời gian từ 14 ngày trở lên
- Người lao động đang tạm hoãn hợp đồng làm việc/hợp đồng lao động
- Người lao động ngừng việc
- Người lao động nghỉ việc không lương
2. Hướng dẫn chi tiết cách tra cứu hỗ trợ thất nghiệp theo nghị quyết 116/NQ-CP
Cách tra cứu hỗ trợ thất nghiệp theo nghị quyết 116/NQ-CP rất đơn giản. Người lao động hoàn toàn có thể tự mình tra cứu trực tiếp tại Cổng thông tin điện tử của Cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo 3 bước sau đây:
Bước 1: Truy cập website Cổng thông tin điện tử của Cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam và đăng nhập
Trước hết bạn cần sử dụng máy tính hoặc điện thoại kết nối internet để truy cập vào website Cổng thông tin điện tử của Cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo đường link https://baohiemxahoi.gov.vn/Pages/default.aspx -> Chọn mục “Tra cứu trực tuyến”.
Bước 2: Điền thông tin theo yêu cầu để tra cứu
Tại giao diện “Tra cứu trực tuyến” bạn chọn “Công khai thông tin hưởng hỗ trợ theo Nghị quyết số 116/NQ-CP” -> Hệ thống sẽ yêu cầu bạn cung cấp một số thông tin cần thiết gồm “Mã số BHXH” và “Họ tên”, bạn cần điền đầy đủ, chính xác các thông tin này -> Nhấn tích vào ô “Tôi không phải là người máy” -> Bấm vào nút “Tra cứu”.
Bước 3: Nhận kết quả tra cứu
Trường hợp các thông tin bạn cung cấp là chính xác thì hệ thống sẽ hiển thị đầy đủ các thông tin tra cứu.Trong kết quả tra cứu sẽ có họ và tên người tra cứu, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp tính tới hết tháng 09/2021 và mức hưởng cũng như trạng thái nhận tiền trợ cấp.
Tìm hiểu thêm: Tử vi tuổi Thìn và những điều bạn nên biết
3. Một số lưu ý quan trọng mà người lao động chưa nhận được tiền hỗ trợ thất nghiệp theo Nghị quyết 116/NQ-CP
Trong trường hợp tra cứu mà người lao động chưa nhận được tiền hỗ trợ thất nghiệp theo Nghị quyết 116/NQ-CP thì cần lưu ý tới những mốc thời gian dưới đây:
3.1. Người lao động đang công tác, làm việc tại các đơn vị doanh nghiệp
- Người lao động điều chỉnh các thông tin, chi trả tiền hỗ trợ trong thời hạn 20 ngày, tính từ ngày nhận được danh sách người lao động điều chỉnh thông tin được gửi tới bởi người sử dụng lao động
- Hạn cuối người lao động sẽ nhận được tiền hỗ trợ là ngày 30/11/2021
Nếu như hết ngày 30/11/2021 mà người lao động vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ thì cần phải làm thủ tục như đối với trường hợp người lao động đã nghỉ việc. Ngày 20/12/2021 sẽ là thời hạn cuối tiếp nhận đề nghị hưởng hỗ trợ theo Nghị quyết 116/NQ-CP của người lao động.
3.2. Người lao động đã nghỉ việc
- Sau 10 ngày, tính từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ nhưng người lao động vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ thất nghiệp theo Nghị quyết 116/NQ-CP thì cần liên hệ với cơ quan BHXH gần nhất để được tư vấn, hỗ trợ
- 31/12/2021 sẽ là thời hạn cuối người lao động nhận tiền hỗ trợ
Mỗi người lao động đều nên nắm rõ cách tra cứu hỗ trợ thất nghiệp theo Nghị quyết 116/NQ-CP để tránh bỏ lỡ quyền lợi của mình. Chỉ cần thực hiện theo các bước hướng dẫn trên chắc chắn sẽ tra cứu chính xác thông tin. Ngoài ra, cũng cần lưu ý tới cả thời hạn cuối cùng nhận tiền hỗ trợ để tránh bỏ lỡ tiền hỗ trợ của Nhà nước.
Với những lao động vẫn chưa làm thủ tục nhận tiền hỗ trợ thất nghiệp theo Nghị quyết 116/NQ-CP thì cần chú ý tới hạn chót làm thủ tục. Tốt nhất nên làm thủ tục càng nhanh càng tốt và gửi tới cơ quan chức năng để tránh quá hạn không được hưởng hỗ trợ.
4. Cảnh giác trước tình trạng lợi dụng Nghị quyết 116/NQ-CP để lừa đảo, trục lợi
Covid-19 là đại dịch toàn cầu và Việt Nam cũng giống như nhiều quốc gia khác đều chịu ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Vì vậy, Nhà nước đã ban hành Nghị quyết 116/NQ-CP nhằm mục đích trích ngân sách trong quỹ bảo hiểm thất nghiệp để hỗ trợ cho người lao động và doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Cũng bởi thế nên đối tượng được thụ hưởng hỗ trợ rất đông đảo, ngân sách chi ra cũng cực kỳ lớn.
>>>>>Xem thêm: Định luật Murphy là gì? Một số điều thú vị về định luật Murphy
Nghị định 116 trên thực tế đã hỗ trợ rất nhiều cho người lao động lẫn doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng có nhiều đối tượng xấu đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người lao động nhằm mục đích trục lợi. Các hình thức trục lợi rất đa dạng và tinh vi.
Trong đó, phổ biến nhất là thông qua gửi tin nhắn hoặc cuộc gọi cho người lao động thông qua các số điện thoại lạ, giả mạo thông báo về việc nhận tiền hỗ trợ thất nghiệp. Đã có rất nhiều người lao động vô tình sa vào bẫy lừa đảo nào.
Vì vậy, Nhà nước khuyến cáo người lao động tuyệt đối không truy cập vào các đường link có chứa mã độc được gửi từ tin nhắn SMS hoặc tài khoản Zalo. Kẻ xấu thường thông qua đây để lấy các thông tin cá nhân của người lao động, từ đó bán thông tin cá nhân hoặc rút tiền trong thẻ ngân hàng.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết về cách tra cứu hỗ trợ thất nghiệp theo Nghị quyết 116/NQ-CP mà bạn có thể tham khảo. Hãy nắm vững cách tra cứu này để có thể kịp thời nắm bắt các thông tin hỗ trợ từ Nhà nước, tránh bỏ lỡ các quyền lợi chính đáng mà bạn đáng được hưởng.