Cách ngủ không mơ, thẳng giấc tới sáng 

Rate this post

Ngủ không sâu giấc hay mộng mị là tình trạng mà nhiều người mắc phải. Dù đã ngủ đủ giấc nhưng vẫn không có cảm giác dễ chịu, sảng khoái. Dưới đây, Bloggiamgia.edu.vn sẽ chỉ cho bạn cách ngủ không mơ và mộng mị nữa.  

Bạn đang đọc: Cách ngủ không mơ, thẳng giấc tới sáng 

1. Vì sao chúng ta mơ? 

Các nghiên cứu cho thấy giấc mơ là sự tái lập của trí nhớ, xuất hiện do thùy trước của não đang trong tình trạng “nghỉ ngơi” khi chúng ta ngủ mà đây là khu vực lưu trữ trí nhớ. Chính vì thế, những hình ảnh trong giấc ngủ chính là sản phẩm của khu vực thùy trước mà có. 

Cách ngủ không mơ, thẳng giấc tới sáng 

Nội dung của những giấc mơ vô cùng phong phú

Nội dung của những giấc mơ vô cùng phong phú, có thể liên tới những người đã lâu chưa gặp gỡ, công việc, những kỷ niệm,… Có thể nói rằng, giấc mơ là một điều mà gần như ai cũng từng trải qua, chúng phản ánh những trải nghiệm, suy nghĩ của một người. 

Tuy vậy, cũng có những giấc mơ mang hình ảnh, nội dung đáng sợ khiến bạn không tài nào ngủ lại được. Nếu chỉ là thoáng qua, thi thoảng mơ thấy thì đây là hiện tượng bình thường.

Nhưng nếu các giấc mơ như vậy tái diễn nhiều, gây khủng hoảng tâm lý và giảm chất lượng giấc ngủ thì bạn cần quan sát thêm. Dưới đây là dấu hiệu cho thấy cơn ác mộng ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bạn:

  • Ác mộng thường diễn ra sau khi bạn đã vào giấc một lúc, giấc mơ đáng sợ khiến bạn không thể ngủ thêm được
  • Khi giấc mơ diễn ra, bạn cảm thấy lo lắng, bồn chồn và sợ hãi khuôn nguôi. Đi kèm với đó là nhịp tim đập nhanh và đổ mồ hôi. 
  • Bạn khóc lóc, gào thét, đánh đập trong giấc mơ cho đến khi thức dậy 
  • Giấc mơ tái diễn trong thời gian dài

Cách ngủ không mơ, thẳng giấc tới sáng 

Giấc ngủ không sâu cũng là nguyên nhân gây ra những giấc mơ

Nhiều công trình nghiên cứu về giấc ngủ đã cho thấy người thường mộng mị, ngủ mơ có giấc ngủ không sâu. Và giấc ngủ không sâu cũng là nguyên nhân gây ra những giấc mơ như vậy. Nguyên nhân đến từ nhiều yếu tố khác nhau: 

  • Do vấn đề tâm lý: Những cảm xúc tiêu cực như nóng giận, căng thẳng, sợ hãi,.. nếu không giải quyết được thì sẽ dẫn tới mộng mị vì lúc này tâm trí chúng ta mất đi sự cân bằng.
  • Do mắc các bệnh lý: Đặc biệt là các bệnh quan tới xương khớp và đau đầu rất dễ khiến bạn ngủ mơ nhiều, mơ ác mộng 
  • Chế độ sinh hoạt, ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán và sử dụng các chất kích thích 
  • Do không gian phòng ngủ: Các nghiên cứu cho thấy phòng ngủ quá chật sẽ dân tới thiếu oxy, ngột ngạt, có thể dẫn tới việc ngủ mơ. Ngoài ra, phòng ngủ quá ẩm thấp, trang trí bằng nhiều chi tiết sắc nhọn cũng gây ra tình tràn ngủ mơ. 
  • Do yếu tố phong thủy: Chẳng hạn treo tranh ở phần đầu giường được các chuyên gia phong thủy tin rằng gây bất an cho người nằm dưới và khiến người ngủ dễ gặp ác mộng hơn. 
  • Bên cạnh đó, ngủ mơ nhiều, hay gặp ác mộng còn có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý như thần kinh, tim mạch.

Do đó, điều trước tiên bạn cần làm là thay đổi thói quen sinh hoạt, giảm stress và tập thể dục thể thao. Nếu tình trạng này không có cải thiện thì bạn nên sớm thăm khám bác sĩ để có phương án điều trị kịp thời. 

Cách ngủ không mơ, thẳng giấc tới sáng 

Các nghiên cứu cho thấy phòng ngủ quá chật sẽ dân tới thiếu oxy, ngột ngạt

2. Cách ngủ không mơ thấy ác mộng

Dưới đây Bloggiamgia.edu.vn sẽ mạch cho bạn các mẹo để ngủ không mơ thấy ác mộng vô cùng hiệu quả: 

2.1 Ngủ không mơ thấy ác mộng bằng việc loại bỏ căng thẳng 

Hầu hết những cơn ác mộng bắt nguồn từ tình trạng căng thẳng vào ban ngày. Nó phản ánh rằng những áp lực đó đang khiến cơ thể bạn mất ổn định. Có rất nhiều cách bạn có thể làm để loại bỏ trạng thái này, chẳng hạn như bắt đầu tập yoga, thiền, chạy bộ.

Các nghiên cứu còn cho thấy thói quen tập thể dục ít nhất 3 lần 1 tuần có khả năng chữa mất ngủ. Nếu tình trạng vẫn không cải thiện thì bạn nên thăm khám bác sĩ để có được phương hướng điều trị phù hợp. 

Ngồi thiền giúp thư giãn tâm trí và suy nghĩ tích cực từ đó giảm tình trạng gặp ác mộng khi ngủ.

Cách ngủ không mơ, thẳng giấc tới sáng 

Hầu hết những con ác mộng bắt nguồn từ tình trạng căng thẳng vào ban ngày.

2.2 Ngủ không mơ bằng cách tránh dùng rượu, chất kích thích 

Rượu, bia, thuốc, lá là những kẻ thù của giấc ngủ. Chúng thúc đẩy sự lặp đi lặp lại của các cơn ác mộng, đặc biệt là khi bạn dùng quá gần giờ đi ngủ. Chẳng hạn như caffeine kích thích tâm trí và gây khó vào giấc.

Tốt hơn hết, bạn nên tránh dùng rượu và cà phê trước 7 giờ tối. Ngoài ra, cũng cần lưu ý là các loại thuốc điều trị cũng có thể là nguyên nhân gây ác mộng, bao gồm thuốc an thần, thuốc amphetamin. 

2.3 Nghỉ ngơi hợp lý để ngủ không mơ

Một lối sống cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi sẽ giúp bạn bớt căng thẳng và giảm tải áp lực hơn. Những hoạt động giúp tái tạo nguồn năng lượng tích cực là thiền, thể dục thể thao, mua sắm cà phê cùng bạn bè,… Khi căng thẳng không còn nữa thì các giấc mộng cũng chấm dứt. 

Tìm hiểu thêm: Bệnh mất ngủ giả Parasomnias là gì và cách điều trị

Cách ngủ không mơ, thẳng giấc tới sáng 
Một lối sống cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi sẽ giúp bạn bớt căng thẳng

2.4 Vệ sinh giấc ngủ

Vệ sinh giấc ngủ là các thói quen lành mạnh giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn mỗi đêm. Hãy giảm thiểu tối đa thời gian sử dụng những thiết bị điện tử trước khi đi ngủ. Những thiết bị này sẽ tăng hoạt động của não, khiến bạn khó đi vào giấc. Bên cạnh đó, ánh sáng xanh phát ra từ màn hình cũng ức chế quá trình sản xuất hormone Melatonin, khiến bạn không cảm thấy buồn ngủ.

Bên cạnh đó, việc tạo ra một môi trường thoải mái cho giấc ngủ như không gian yên tĩnh, nhiệt độ phòng mát mẻ, ánh sáng dịu nhẹ, chăn ga gối êm ái cũng hỗ trợ rất nhiều cho giấc ngủ.

2.5 Nói hoặc viết ra tâm trạng

Viết nhật ký hoặc viết lại những giấc mơ cũng là liệu pháp tâm lý hiệu quả để giúp ngủ không mơ thấy ác mộng. Bởi khi đó, bạn sẽ có được hình dung về giấc mơ của mình rõ ràng hơn và tìm được cách thảo luận về giấc mơ này với bạn bè hoặc chuyên gia tâm lý.

Cách ngủ không mơ, thẳng giấc tới sáng 

Viết nhật ký hoặc viết lại những giấc mơ cũng là liệu pháp tâm lý hiệu quả

Bên cạnh đó, nếu bạn không thể ngủ lại được sau cơn ác mộng, bạn có thể viết lại. Viết cũng là một cách để giải tỏa căng thẳng và khiến bản thân buồn ngủ hơn. 

2.6 Tư thế ngủ ngon giấc

Tư thế ngủ thoải mái cũng sẽ giúp bạn có giấc ngủ không mơ và ngon nhất có thể. Các nghiên cứu cho thấy nằm nghiêng bên trái rất dễ ngủ mơ thấy ác mộng do máu không được lưu thông tốt. Chính vì vậy, việc thay đổi tư thế ngủ có thể là giải pháp hiệu quả giúp bạn ngủ không mơ nữa.

Khi ngủ, bạn nên giữ cho lưng thẳng và phần chân không bị kê lên quá cao hay quá thấp. Tư thế không được các bác sĩ khuyến khích là tư thế nằm sấp, do nó sẽ gây các vấn đề về xương khớp, hô hấp, trào ngược axit đồng thời tạo sự chèn ép nhiều cơ quan nội tạng nhưng nếu bạn vẫn thích ngủ ở tư thế này thì có thể đặt thêm một chiếc gối giữa phần thắt lưng để giảm áp lực tác động lên cơ thể.

Cách ngủ không mơ, thẳng giấc tới sáng 

Tư thế ngủ thoải mái cũng sẽ giúp bạn có giấc ngủ không mơ

2.7 Bài tập thể dục trước khi ngủ

Trước giờ đi ngủ, hãy dành khoảng 10 -15 phút để tập thể dục hoặc ngồi thiền. Thiền được là liệu pháp thư giãn hiệu quả, giúp giải tỏa căng thẳng, xoa dịu tâm trí và buông bỏ những lô âu trong ngày được nhiều người áp dụng. 

Trước khi chuẩn bị đi ngủ, bạn hãy dành thời gian khoảng 10-15 phút để áp dụng bài tập thể dục ngồi thiền nhé. Ngồi thiền được xem là bài tập giúp thư giãn đầu óc xua. Tuy nhiên, để  ngồi thiền đúng cách mang lại một giấc ngủ ngon thì bạn cần phải thực hiện đúng theo hướng dẫn sau đây:

Ngồi trên giường hoặc sàn nhà, cả 2 chân xếp chéo nhau, tay đặt lên đầu gối chân. Bạn nhắm mắt lại, giữ cho tâm trí ổn định. Hít sâu bằng bụng rồi thở ra từ từ. Lặp đi lặp lại cho đến khi nào bạn cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ.

Cách ngủ không mơ, thẳng giấc tới sáng 

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân, ảnh hưởng và cách làm giảm nghẹt mũi khó ngủ  tại nhà nhanh nhất

Ngồi thiền trước khi ngủ giúp cơ thể vừa thoải mái, đầu óc thư giãn

Ngồi thiền trước khi ngủ giúp cơ thể vừa thoải mái, đầu óc thư giãn, não bộ an thần, ngủ sâu và ngon hơn

Hy vọng bài viết đã giúp bạn có được những cách ngủ không mơ hoặc thấy ác mộng. Chúc bạn nhiều sức khỏe và ngủ ngon sống trọn nhé!

Nguồn tham khảo: https://www.healthline.com/health/why-dont-i-dream

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *