Hiện nay các vật dụng vừa trang trí không gian vừa sử dụng nhiều như đệm ngồi bệt, đệm tựa lưng… có rất nhiều trên thị trường. Với mẫu mã khác nhau, hình dáng, kích thước khác nhau, kèm theo đó là mỗi sản phẩm lại có ưu điểm nhược điểm và cả chất lượng khác nhau. Đặc biệt, đây là sản phẩm tiếp xúc với chúng ta hằng ngày, nên nếu bạn chọn sản phẩm kém chất lượng, hoặc có chứa các chất liệu độc hại sẽ ảnh hướng đến sức khỏe của bạn. Vì thế, trong bài viết này, Bloggiamgia.edu.vn sẽ giới thiệu với các bạn cách chọn đệm ngồi bệt tốt và những điều bạn cần biết khi mua sản phẩm này. Cùng theo dõi ngay sau đây.
Bạn đang đọc: Cách lựa chọn đệm ngồi bệt đơn giản cùng TOP 10+ loại ghế ngồi bệt yêu thích
Contents
1. Ưu điểm của đệm ngồi bệt
Đệm ngồi bệt có rất nhiều mẫu mã khác nhau để đáp ứng nhiều lựa chọn của khách hàng. Đa dạng trong màu sắc, kích thước, hoa văn cho đến cả độ dày giúp dòng sản phẩm này được nhiều người tìm mua hơn. Xét về mặt thẩm mỹ, đệm ngồi bệt mang vẻ đẹp đậm chất Nhật Bản. Những tấm đệm hình tròn, hình chữ nhật hay hình vuông hiện nay được sử dụng phổ biến nhất.
Các loại đệm ngồi sẽ tạo cảm giác êm ái, dễ chịu và thoải mái hơn hẳn so với việc ngồi trực tiếp lên sàn hay nền chiếu.
Các tấm đệm dùng để ngồi bệt có kích thước nhỏ gọn đa phần là 40*40 cm hoặc 50*50 cm nên dễ dàng di chuyển, cất trữ. Có thể xếp chồng các tấm đệm lên nhau để tiết kiệm diện tích cho căn phòng những khi không sử dụng tới.
Với kích thước nhỏ nhắn như vậy, những tấm đệm bệt cũng giúp tiết kiệm tối đa diện tích bằng cách loại bỏ các loại bàn ghế ngồi có kích thước to lớn. Chưa kể, việc sử dụng đệm bệt cũng rất tiện lợi trong khâu vệ sinh và bảo quản. Vừa nhẹ vừa mỏng lại rất gọn gàng nên có thể giặt giũ dễ dàng.
Là một sản phẩm có tính thẩm mỹ cao cùng chất liệu tốt và kích thước nhỏ gọn nên sản phẩm phù hợp với nhiều kiểu không gian khác nhau, kể cả các gia đình có không gian diện tích nhỏ. Đồng thời, tô điểm cho không gian sử dụng thêm sang trọng và cổ điển theo kiểu Nhật.
Các quán ăn, nhà hàng có thể tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư, thay vì mua bàn ghế với số vốn lớn thì sử dụng đệm ngồi sẽ có giảm chi phí rất đáng kể. Trường hợp đặc biệt là khi chuyển địa điểm kinh doanh sẽ rất thuận tiện để di chuyển.
2. Cách lựa chọn đệm ngồi bệt ngồi phù hợp
Đây là phần bạn cần quan tâm nhất trước khi mua một chiếc đệm ngồi bệt. Cần xác định được mục đích và nhu cầu của bạn như dùng để trang trí hay sử dụng trong gia đình, trong nhà hàng hay đặt ở không gian thế nào. Khi biết mục đích sử dụng thì bạn sẽ dễ dàng tìm được sản phẩm phù hợp.
2.1 Nên chọn đệm ngồi bệt mỏng hay dày sẽ tốt hơn?
Việc chọn đệm ngồi bệt dày hay mỏng sẽ được quyết định bởi nhu cầu sử dụng như thế nào. Nếu bạn cần đệm ngồi với mục đích là trang trí cho không gian sống hay ít sử dụng thì không cần quan tâm đến độ dày mỏng mà màu sắc, hoa văn thích hợp là đủ.
Nếu mục đích sử dụng là các quán trà sữa, cafe, cửa hàng…đây là nơi khách sử dụng thường xuyên, thì bạn nên chọn những chiếc đệm ngồi bệt có độ dày vừa phải. Điều quan trọng tiếp theo là bạn nên chọn màu sắc hoa văn phù hợp.
Ví dụ như đối tượng khách hàng là teen thì nên chọn màu sắc tươi sáng, hoa văn sặc sỡ một chút để không gian thêm phần sinh động, nếu quán cà phê thì bạn nên chọn màu gỗ, vintage là sẽ phù hợp nhất.
Nếu bạn là dân văn phòng và sử dụng hằng ngày thì nên chọn một chiếc đệm ngồi bệt dày một chút, nhưng đừng dày quá sẽ có thể tạo cảm giác khó chịu. Sau đó là màu sắc nên chọn màu nhẹ nhàng hay tùy thuộc vào sở thích cá nhân của bạn.
Nếu sử dụng đệm ngồi bệt trong gia đình thì nên chọn một chiếc đệm mỏng để tạo cảm giác êm ái khi ngồi. Kiểu đệm này có thể sử dụng để ngồi thiền, hay tụng kinh, vì khi ngồi thiền thì động tác chân sẽ phải ở vị trí phù hợp nhất nếu đệm quá cao thì bạn sẽ dễ bị cảm giác tê chân.
2.2 Lựa chọn kích thước và kiểu dáng của đệm ngồi bệt phù hợp
Sau vấn đề dày mỏng thì điều bạn cần quan tâm nữa đó là kích thước của đệm ngồi bệt. Hiện nay kích thước, kiểu dáng đệm ngồi bệt cũng đa dạng nên bạn có thể dễ dàng lựa chọn. Nhìn chung, có 2 loại đệm phổ biến nhất là đệm tròn và đệm vuông.
Nếu bạn mua để trang trí nhiều hơn, ít sử dụng thì nên chọn đệm ngồi có kích thước phù hợp với nơi đặt chúng. Nếu là các quán trà sữa, cafe, hoặc cửa hàng thì kích thước bạn nên chọn phổ biến nhất là 45x45cm (đệm vuông) hoặc đường kính 45cm (đệm tròn). Nếu muốn to hơn có thể là 60x60cm (đệm vuông) hoặc đường kính 60cm (đệm tròn) cho không gian rộng.
Tìm hiểu thêm: Gỗ xà cừ là gỗ gì? Ưu điểm và nhược điểm của gỗ xà cừ
Nếu dùng trong văn phòng, thì nên chọn loại thông dụng nhất là 45cm, vì đây là kích thước tương thích với ghế văn phòng nhất. Nếu chọn loại kích thước to quá sẽ làm bạn khó chịu, chiếm hết diện tích ghế của bạn và có thể bạn ngồi sẽ bị chênh.
2.3 Chọn chất liệu của đệm ngồi bệt
Trong tiêu chí chọn đệm ngồi bệt, chúng ta cần quan tâm đến 2 điểm chính và cũng là 2 phần quan trọng nhất cấu tạo nên một chiếc đệm ngồi bệt chất lượng đó là vỏ đệm và ruột đệm.
Hiện nay, mẫu mã đệm ngồi bệt cũng rất đa dạng, kèm theo đó là nhiều loại chất liệu khác nhau từ vải dày thường, vải canvas, da thuộc, hoặc vải cotton…
2.3.1 Một số loại vỏ đệm với các chất liệu khác nhau
- Vải thun, các loại thun trơn, thun gấm, thun hoa văn. Vải thun mang lại cảm giác khá mịn màng, dễ giặt và nhanh khô nhưng lại dễ bám bẩn. Chính vì vậy, khi sử dụng đệm ngồi bệt bọc bằng vải thun bạn phải thường xuyên giặt rửa vệ sinh.
- Vải gấm, vải nhung, vải gấm trơn, vải gấm 3D. Đệm ngồi bệt bọc vải gấm có hoa văn thêu nổi, bắt mắt. Chất liệu gấm mang lại cảm giác ấm áp về mùa đông nhưng lại khá bức bí vào mùa hè. Chính vì vậy, khi sử dụng đệm ngồi bệt bọc vải gấm bạn nên chú ý vấn đề thời tiết.
- Vải bố: Vải bố thường thô và ráp hơn các loại vải thun, nhung hay gấm nhưng lại có độ bền cao, màu sắc trầm không dễ bẩn, thích hợp dùng cho cả khí hậu nóng và lạnh.
- Da thuộc: Đây là chất liệu có độ bền tương đối cao, dễ dàng làm sạch. Tuy vậy thì chất liệu này khá đắt đỏ, khó thay thế và có thể bị rách hỏng do vật nhọn đâm phải.
2.3.2 Chọn chất liệu ruột đệm phù hợp
Tuy là phần không nhìn thấy nhưng chúng là phần quan trọng, ruột đệm bạn nên chọn chất liệu là gòn bông cao cấp, tự nhiên. Vì chúng sẽ có sự đàn hồi cao khi ngồi tạo cho bạn cảm giác êm ái, dễ chịu. Và đặc biệt là không bị xẹp khi sử dụng trong thời gian dài.
Tóm lại, các bạn nên chọn những loại đệm ngồi có cách bảo quản dễ dàng. Nếu là nhu cầu trang trí cao cấp, thì bạn có thể chọn loại loại đệm được làm bằng chất liệu da thuộc để tăng sự sang trọng. Nhưng nếu chỉ là nhu cầu phổ thông có thể chọn các loại đệm ngồi thông thường để dễ dàng bảo quản và vệ sinh.
Thông thường các loại chất liệu vỏ đệm như gấm, nhung, lụa…sẽ khó vệ sinh nhất, nên chúng tôi khuyên bạn nên chọn chất liệu vải bố để có thể dễ dàng vệ sinh. Bạn có thể để vào máy giặt hoặc giặt tay vì chất liệu này rất bền và chắc.
Vải Spandex là gì? Ứng dụng của vải Spandex trong đời sống
3. Hướng dẫn vệ sinh đệm ngồi bệt đơn giản và nhanh chóng
3.1 Hướng dẫn giặt đệm ngồi bệt đúng cách theo từng chất liệu vỏ
Trong quá trình sử dụng đệm ngồi bệt không thể tránh khỏi sự xuất hiện của những vết bẩn cứng đầu. Chính vì vậy, chúng ta cần có những biện pháp vệ sinh làm sạch đệm ngồi bệt đúng chuẩn, đồng thời bảo đảm tính thẩm mỹ tuyệt vời của sản phẩm này.
Đối với đệm ngồi bệt vải bọc thô, nỉ, việc đầu tiên là lột phần vỏ bọc đệm đem ngâm trong nước ấm khoảng 30 phút, rồi giặt sạch, đem phơi ở khu vực thông thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp. Còn đối với phần ruột, dùng máy hút bụi để hút hết phần bụi bẩn dính trên đó. Chúng ta nên chú ý các khe rãnh của đệm để đảm bảo đệm ngồi bệt được làm sạch một cách hiệu quả nhất.
Trong trường hợp không có máy hút bụi, hãy dùng một chiếc khăn ẩm để lên bề mặt đệm và dùng một chiếc gậy đập vào ruột đệm bông ép để để bụi bẩn thẩm thấu vào chiếc khăn.
Đối với loại đệm ngồi bệt được bọc bằng chất liệu da thì để loại bỏ được bụi bẩn bạn hãy thường xuyên sử dụng khăn sạch để lau bụi nhằm giúp cho bề mặt đệm sáng bóng và sạch sẽ hơn.
Chỉ nên dùng nước xà phòng pha loãng thấm vào khăn mềm và lau sạch trên bề mặt đệm thường xuyên. Tốt nhất là nên dùng khăn ẩm, khăn ướt đã vắt ráo nước, vì nếu khăn ướt nước quá nhiều sẽ khiến nước đọng lại và chảy xuống các khe đệm gây ẩm mốc. Và sau khi lau bằng khăn xà phòng thì phải dùng khăn mềm khố để lau sạch bề mặt đệm ngồi bệt một lần nữa.
>>>>>Xem thêm: Khỏi cần lo nghĩ hôm nay ăn gì với thực đơn đa dạng cho cả tuần
3.2 Loại bỏ mùi hôi cho đệm ngồi bệt
Việc dùng đệm ngồi bệt lâu ngày sẽ gây ra những mùi khó chịu, chính vì vậy chúng ta sẽ có những cách loại bỏ được những mùi hôi này như sau:
- Chúng ta có thể nhỏ tinh dầu thơm vào bông gòn và cuốn vào chiếc khăn ướt rồi đặt sau những chiếc đệm ngồi bệt.
- Dùng loại xịt khử mùi chuyên dụng cho các loại đệm ngồi
- Tạo hương thơm cho vải bọc đệm bằng cách sử dụng nước xả vải khi giặt vỏ bọc đệm.
- Khi không có nhu cầu sử dụng đệm ngồi bệt, thì bạn hãy bảo quản sản phẩm này tại những nơi khô ráo, thoáng mát để tránh bụi bẩn tích tụ lâu ngày hoặc ẩm mốc làm hỏng đệm.
Đệm ngồi bệt là một trong những sản phẩm chúng ta sử dụng hằng ngày. Bạn nên chú ý chọn những sản phẩm đệm ngồi bệt có chất lượng tốt, thành phần cấu tạo an toàn cho sức khỏe, vì đây là những sản phẩm tiếp xúc trực tiếp.
Mặc dù việc phải lựa chọn kỹ sẽ tốn khá nhiều thời gian nhưng bạn sẽ có những sản phẩm tốt nhất, bù lại những chiếc đệm ngồi bệt sẽ đáp ứng đúng nhu cầu cũng như việc sử dụng sẽ dễ dàng hơn.
5 cách khử mùi nước tiểu trên nệm hiệu quả bất ngờ
Hy vọng thông qua bài viết trên bạn đã có cho mình những cách lựa chọn về chiếc đệm ngồi bệt phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng.