Trà dâu tây, trà dâu tằm là những thức uống vô cùng quen thuộc và rất được yêu thích. Cách làm trà dâu cũng không hề khó và không quá mất nhiều thời gian. Vì thế nên, ngoài thưởng thức loại trà giải nhiệt này tại hàng quán thì bạn hoàn toàn có thể chế biến và thưởng thức ngay tại nhà. Bài viết sau sẽ hướng dẫn chi tiết cách làm trà dâu tây, dâu tằm ngay tại nhà, đơn giản, ai cũng có thể thực hiện.
Bạn đang đọc: Cách làm trà dâu tây, trà dâu tằm thơm ngon chuẩn vị ngay tại nhà
Contents
1. Hướng dẫn làm trà dâu tây đơn giản nhất
Có 2 cách đơn giản nhất để chế biến món thức uống này, bạn có thể tham khảo và thực hiện theo những hướng dẫn sau:
1.1. Cách làm trà dâu tây ngâm
1.1.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
Tùy vào số lượng người uống bạn có thể điều chỉnh lại lượng nguyên liệu cần chuẩn bị cho phù hợp và ước lượng theo tỉ lệ chuẩn sau đây:
- Dâu tây: 700g
- Trà nhài: Khoảng 20g
- Đường: 500g
- Chanh tươi: 1 quả
- Nước lọc
- Đá viên
- Dụng cụ pha chế: bình pha trà, ly đựng, bình lắc, dao…
Lưu ý: Bạn nên chọn những quả dâu tây có màu đỏ tươi, cuống lá còn nguyên có màu xanh, mọng nước, không bị dập, có mùi thơm đặc trưng của dâu.
1.1.2. Cách thực hiện
Bước 1: Ngâm dâu tây
- Bạn ngâm dâu với nước muối loãng trong khoảng 10 phút. Tiếp sau đó, hãy rửa lại nhiều lần với nước sạch và để vào rổ cho ráo.
- Khi dâu đã hoàn toàn ráo nước, bạn hãy dùng dao cắt bỏ cuống rồi chẻ dâu làm đôi, đối với những quả có kích thước lớn bạn có thể cắt thành các lát mỏng.
- Sau đó, bạn trộn đều dâu với 400g đường, rồi đậy kín để trong vòng 3-4 tiếng cho đến khi đường tan hết. Ở bước này, tùy vào độ chua, ngọt của dâu mà bạn có thể tăng giảm lượng đường cho thích hợp.
Bước 2: Pha trà
Đầu tiên, bạn phải rửa trà. Nhiều bạn thường bỏ qua bước quan trọng này, nhưng đây là thao tác vô cùng quan trọng để trà dâu tây không lẫn tạp chất, đảm bảo chất lượng và hơn nữa là trà sau khi ủ xong sẽ trong, thơm hơn. Cách thực hiện như sau:
- Bạn cho 20g trà nhài đã chuẩn bị vào bình pha trà, sau đó, cho nước nóng vào sao cho ngập lá trà. Tiếp theo hãy dùng muỗng khuấy đều để trà ngấm nước sôi, rồi đổ nước rửa này đi. Lưu ý khi rửa trà bạn không được để lâu, chỉ cần trà đủ ngấm nước sôi là phải nhanh tay bỏ phần nước này chỉ giữ lại lá trà.
- Sau khi hoàn thành bước rửa trà, bạn cho 500ml nước nóng vào bình trà, đậy nắp lại để ủ trong khoảng 10 đến 15 phút.
Bước 3: Chế biến dâu tây và chanh
- Cho dâu đã ngâm vào nồi rồi cho khoảng 1 lít nước lọc sau đó bắc lên bếp đun sôi. Khi hỗn hợp dâu này đã sôi bạn hãy hạ nhỏ lửa lại, để đun thêm 10 phút, rồi tắt bếp.
- Bạn cho hỗn hợp đã nấu này lọc qua rây để loại bỏ xác và thu lấy nước dâu.
- Sau đó bạn rửa sạch 200g dâu tây còn lại, rồi cắt làm 4 miếng hoặc cắt lát mỏng tùy theo sở thích. Vì phần dâu này chỉ để trang trí và giúp gia tăng độ thơm ngon cho món nước. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dầm một ít dâu tây bằng chày để dâu tiết ra nước cốt với vị chua ngọt tự nhiên, sau đó đem pha trà vị cũng rất ngon.
- Tiếp theo, rửa sạch chanh tươi, cắt làm đôi rồi vắt lấy nước cốt bạn nhớ hãy loại bỏ hạt chanh.
Bước 4: Hoàn thành trà dâu tây
- Cho lần lượt nước dâu tây, nước trà đã pha, nước cốt chanh, nước đường vào bình lắc theo tỉ lệ sau: 120ml nước dâu + 50ml nước trà + 20ml nước đường + 10ml nước cốt chanh.
- Sau đó cho thêm đá viên vào bình chứa hỗn hợp này rồi lắc mạnh, đều tay sao cho các tất cả nguyên liệu hòa quyện vào nhau.
- Cuối cùng, bạn hãy cho ra ly và đặt dâu tươi lên để trang trí rồi thưởng thức. Phần dư còn lại hãy bỏ vào tủ lạnh để uống dần.
1.2. Cách làm trà dâu tây Đông Du
1.2.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Dâu tây: 500g
- Trà túi lọc: Khoảng 7 gói
- Đường phèn: Khoảng 100g
- Chanh tươi: 1 quả
- Nước lọc
- Mật ong: Khoảng 3 muỗng canh
- Đá viên
- Dụng cụ pha chế: Ly đựng, bình pha trà, muỗng…
1.2.2. Cách thực hiện
Bước 1: Nấu trà
- Bạn cho vào nồi khoảng 2 lít nước rồi đun đến khi nước sôi thì cho các túi trà vào. Thời gian nấu trà sẽ là khác nhau theo từng loại trà, vì vậy, bạn nên thực hiện đúng theo hướng dẫn sử dụng. Bạn có thể thêm hoặc bớt số lượng túi trà cho vào nồi sao cho phù hợp với khẩu vị của mình.
- Sau đó hãy lấy các túi trà ra, rồi cho vào nồi này khoảng 100g đường phèn. Sau đó, tiếp tục nấu, đến khi đường tan hết bạn tắt bếp và để cho trà nguội.
Bước 2: Chế biến dâu tây
- Dâu tây sau khi đã rửa sạch, bạn cắt khoảng 300g dâu thành những miếng nhỏ rồi cho vào máy xay sinh tố rồi xay nhuyễn dâu.
Tìm hiểu thêm: Châu Á có bao nhiêu nước, gồm những nước nào?
- Sau đó, bạn cho phần dâu đã xay ra rây rồi lọc sạch các cặn. Tiếp theo, hãy cho 3 muỗng mật ong vào phần dâu tây đã xay rồi khuấy đều lên cho chúng hòa tan vào nhau.
- Bạn cắt 200g dâu tây còn lại thành các miếng nhỏ để trang trí và ăn kèm cũng như tạo độ thơm cho trà.
- Cùng với đó, hãy cắt quả chanh thành các miếng hình tròn và loại bỏ hạt chanh.
Bước 3: Hoàn thành trà dâu
Sau khi nước cốt trà đã nguội thì bạn cho tất cả phần dâu tây đã xay nhuyễn, dâu tây đã cắt miếng và chanh vào ly rồi khuấy đều, sau đó vớt bọt trắng bỏ đi (nếu có). Bạn có thể cho thêm một ít lá bạc hà vào ly để tăng độ thơm mát cho món trà dâu này.
Như vậy, chỉ với cách thực hiện đơn giản bạn đã hoàn thành ly trà dâu tây đỏ tươi hấp dẫn, thơm thơm mùi dâu tây, uống vào có vị chua dịu, hậu vị ngọt đọng lại đầu lưỡi, vừa ngon mà giải khát hiệu quả.
2. Cách làm trà dâu tằm thanh nhiệt cơ thể
Dâu tằm là loại trái cây chứa nhiều vitamin, các khoáng chất, anthocyanins rất tốt cho sức khỏe. Vì thế nên, hãy làm ngay một ly trà dâu tằm bổ dưỡng, thanh mát với cách thực hiện vô cùng đơn giản ngay sau đây:
2.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
Bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu, vật dụng sau:
- Dâu tằm: 500g
- Đường: Khoảng 500g
- Lục trà: 50g
- Nước đường: Khoảng 100 ml
- Chanh: 1 quả
- Tắc: 2 quả
- Dụng cụ pha chế: bình pha trà, ly đựng, dao, bát lớn…
Lưu ý: Khi chọn dâu tằm, bạn nên chọn những trái to đều, có độ chín vừa phải (độ cứng chắc vừa phải) và có màu đỏ tím sẫm, căng mọng, không bị dập nát.
2.2. Cách thực hiện
Bước 1: Sơ chế dâu tằm
- Đầu tiên, bạn hãy rửa dâu tằm từ khoảng 2 – 3 lần với nước sạch. (Bạn nên để lại một ít dâu tằm tươi để trang trí).
- Sau đó, đổ nước sôi vào dâu để trụng dâu, khâu trụng này sẽ làm cho dâu sạch khuẩn, mềm hơn. Sau khi trụng xong, bạn hãy vớt dâu tằm ra rổ rồi để ráo nước.
Bước 2: Ngâm và nấu dâu tằm
- Xếp dâu đã ráo nước và bát lớn đã chuẩn bị trước. Lưu ý, bạn cần xếp lần lượt với một lớp dâu, một lớp đường, làm như vậy đường mới ngấm đều vào dâu.
- Tiếp theo, bạn dùng nắp hay màng bọc để bọc kín miệng bát lại và để ngâm như vậy khoảng 24 tiếng đồng hồ để cho đường tan hết.
- Sau khi ngâm xong, bạn lấy dâu ra rồi cho vào nồi và đun với lửa vừa trong khoảng 5 phút. Trong khi đun, bạn cần khuấy đều dâu.
Bước 3: Pha trà
- Tương tự như cách làm trà dâu tây, trước khi pha trà thì khâu rửa trà cũng không thể bỏ qua:
- Bạn cho 50g lục trà vào bình pha trà, rồi cho nước nóng vào, phải đảm bảo nước nóng đã ngập hết lá trà. Bạn lấy muỗng khuấy đều trà cho trà ngấm nước sôi, sau đó đổ nước rửa trà này đi.
- Sau đó, bạn cho nước nóng vào bình trà rồi đậy nắp lại để ủ trong khoảng 10 đến 15 phút.
- Tiếp theo, bạn bỏ phần xác trà rồi cho nước trà vào tủ lạnh để khoảng 2 – 3 tiếng cho mát.
Bước 4: Hoàn thành món trà dâu tằm
- Bạn cho 200ml nước lục trà cùng với 80ml nước cốt dâu tằm, 100ml nước đường vào ly rồi trộn đều lên và thêm một ít đá vào. Tùy vào khẩu vị của người uống mà bạn có thể điều chỉnh lại lượng nước đường cho phù hợp.
- Cuối cùng, bạn cắt 1 vài lát chanh, tắc rồi đặt vào xung quanh ly, sau đó cho lên trên một vài quả dâu tằm tươi để trang trí và giúp tăng hương vị tươi mát cho trà dâu. Nếu không pha hết nước cốt dâu tằm, nước lục trà thì bạn hãy để chúng vào tủ lạnh để pha cho những lần sau.
>>>>>Xem thêm: Các họ ở Việt Nam là gì? Việt Nam có bao nhiêu họ?
Vậy là bạn đã hoàn thành một ly trà dâu tằm có vị chua chua ngọt ngọt tự nhiên cực hấp dẫn và còn bổ dưỡng cho sức khỏe.
3. Lợi ích của trà dâu đối với sức khỏe
Không chỉ là thức uống hấp dẫn, cách làm cực kỳ đơn giản, trà dâu tây còn mang đến rất nhiều công dụng dành cho sức khỏe, như là:
- Cải thiện hệ miễn dịch: Lượng vitamin C dồi dào trong dâu tây có khả năng tăng cường đề kháng và tăng cường trao đổi chất cho cơ thể. Hơn thế nữa, uống trà dâu tây thường xuyên còn giúp bạn ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn có hại, hỗ trợ điều trị cảm lạnh.
- Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa: Trà dâu tây chứa nhiều chất xơ có tác dụng ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Cùng với đó, loại thức uống này còn giúp tăng cường lợi khuẩn, giảm đau dạ dày và phòng ngừa các bệnh về tiêu hóa.
- Hỗ trợ phòng ngừa các bệnh mãn tính: Trà dâu tây có khả năng chống viêm, chống oxy hóa mạnh mẽ, cùng với đó là chứa lượng dưỡng chất (protein, chất xơ, vitamin C, sắt, kali) vô cùng dồi dào. Cho nên, uống trà dâu tây sẽ giúp bạn hạn chế nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường, ung thư.
- Làm đẹp da tự nhiên: Ngoài những lợi ích dành cho sức khỏe, trà dâu tây còn là bí quyết chăm sóc da tự nhiên đáng lựa chọn dành cho phái đẹp. Bởi vì, loại trà này có thể giúp tăng cường sản xuất collagen, tăng độ ẩm cho da, giảm hình thành nếp nhăn và chống viêm do các vi khuẩn gây ra cho tế bào da.
- Hồng trà là gì? Lục trà là gì? So sánh hồng trà và lục trà
- Trà táo đỏ kỷ tử có tác dụng gì? Hướng dẫn cách pha trà thơm ngon
Với những cách làm trà dâu tây cũng như trà dâu tây mà Bloggiamgia.edu.vn đã chia sẻ, mong rằng bạn có thể chế biến thành công món nước thanh mát, ngọt dịu này một cách dễ dàng. Chúc các bạn thành công!