Cách dựng chân chống đứng xe máy đơn giản, an toàn, ai cũng có thể làm

Rate this post

Có rất nhiều người không thích cũng như không biết cách dựng chân chống đứng cho xe máy vì xe khá nặng, dễ bị đổ xe, không thuận tiện như chân chống nghiêng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp chúng ta bắt buộc phải dựng chân chống giữa của xe như để sửa chữa, đậu xe tại những nơi thiếu diện tích…

Bạn đang đọc: Cách dựng chân chống đứng xe máy đơn giản, an toàn, ai cũng có thể làm

Thực tế, để dựng chân chống giữa xe máy cũng không quá khó và tốn nhiều công sức như bạn nghĩ, chỉ cần thực hiện đúng cách là được. Bài viết sau đây, Bloggiamgia.edu.vn sẽ hướng dẫn bạn cách dựng chân chống đứng xe máy dễ dàng và an toàn nhất. Cùng theo dõi để thực hiện nhé!

Cách dựng chân chống đứng xe máy đơn giản, an toàn, ai cũng có thể làm

Cách dựng chân chống đứng xe máy an toàn?

1. Tại sao xe máy có 2 chân chống?

Hầu như xe máy nào cũng có 2 chân chống (chân chống nghiêng, chân chống giữa). Mỗi loại chân chống sẽ có những công dụng, ưu điểm, nhược điểm khác nhau. Do đó, tùy theo từng nhu cầu và trường hợp mà người dùng sẽ sử dụng loại chân chống cho phù hợp. 

1.1. Chân chống nghiêng

Chân chống nghiêng được sử dụng nhiều hơn so với chân chống giữa.

Đặc điểm cấu tạo: Đây là một thanh kim loại hình trụ được kết nối với xe máy thông qua một trục xoay và lò xo để giữ cho chân chống không bị rơi.

Vị trí: Chân chống nghiêng được lắp bên trái của xe, vị trí này có thể thay đổi đôi chút theo từng dòng xe.

Ưu điểm: Sử dụng dễ dàng, không tốn nhiều sức, bạn có thể gạt chân chống ngay khi còn ngồi trên xe máy.

Nhược điểm:

  • Xe máy dễ bị đổ nếu chống xe tại bề mặt đất, cát hoặc bề mặt không bằng phẳng.
  • Bất tiện khi sửa chữa.

Cách sử dụng: Bạn chỉ cần lấy chân đẩy chân chống xuống rồi nghiêng xe là xong.

Cách dựng chân chống đứng xe máy đơn giản, an toàn, ai cũng có thể làm

Chân chống nghiêng xe máy dễ dùng nhưng dễ bị đổ tại các bề mặt đất, cát, không bằng phẳng

1.2. Chân chống giữa

Đặc điểm cấu tạo: Gồm 2 chân chống bằng nhằm giữ cho xe máy có thể đứng thẳng.

Vị trí: Đặt ngay phía sau động cơ.

Ưu điểm: Cứng cáp, chắc chắn, giữ xe không bị đổ và thuận tiện khi sửa chữa.

Nhược điểm: Tốn nhiều công sức và thời gian khi chống xe, khó sử dụng khi còn ngồi trên xe.

Cách chống chân giữa cho xe máy sẽ phức tạp hơn so với chân chống nghiêng. Để sử dụng bạn cần thực hiện theo hướng dẫn dưới đây: 

2. Cách dựng chân chống đứng xe máy an toàn, dễ dàng cho cả nam và nữ

Cách dựng chân chống đứng xe máy như thế nào? Bạn có thể thực hiện theo 2 cách sau:

2.1. Hướng dẫn cách dựng chân chống đứng xe máy theo cách thông thường

Bước 1: Đầu tiên, bạn dựng xe lên và phải đảm bảo phần đầu xe hướng thẳng, không nghiêng. Tiếp đó, bạn lấy tay trái nắm thật chặt tay lái bên trái, đồng thời tay phải nắm vào phần baga hoặc đuôi xe phía sau.

Tìm hiểu thêm: TOP 9 tiệm vàng Thuận An Bình Dương uy tín nhất

Cách dựng chân chống đứng xe máy đơn giản, an toàn, ai cũng có thể làm
Cách dựng chân chống đứng xe máy thông thường

Bước 2: Lấy chân trái làm trụ, chân phải hạ chân chống giữa xuống chạm đất, sao cho 2 cạnh của chân chống này phải chạm đất đều nhau. Trong trường hợp chỉ có 1 cạnh của chân chống đứng chạm đất thì chắc chắn bạn sẽ không thể dựng chân chống đứng lên được.

Bước 3: Sau đó, bạn dồn hết lực vào chân phải để đạp chân chống xuống giống như là để toàn bộ cơ thể đứng lên phần chân chống này. Làm như vậy sẽ tạo nên một đòn bẩy lớn giúp chân chống được dựng lên một cách an toàn và nhanh chóng.

Lưu ý:

  • Hai cạnh của chân chống xe phải chạm đều với mặt đất thì mới có thể phát huy được tác dụng của đòn bẩy lên chân chống để dựng chân chống đứng lên.
  • Cách dựng chống đứng xe máy kiểu truyền thống này có thể áp dụng cho các loại xe lớn và nặng như là các dòng Lead, AirBlade, SH, Vario,…
  • Nếu bạn muốn hạ chống đứng, bạn hãy dùng chân chặn chân chống lại rồi đẩy xe tới phía trước. Như vậy, chân chống đứng của xe sẽ tự động được hạ mà không làm cho xe bị trôi đi hoặc đổ xuống. Đối với xe tay ga, bạn có thể đặt thêm 4 ngón tay trái trên tay phanh, tay còn lại đặt trên baga để đảm bảo an toàn tối đa khi hạ chân chống đứng.

2.2. Hướng dẫn cách dựng chân chống đứng xe máy bằng cách nghiêng xe qua một bên

Cách dựng chân chống đứng xe máy này đơn giản hơn so với cách truyền thống, tuy nhiên nó chỉ phù hợp với những loại xe nhỏ, gọn, khối lượng nhẹ. Các bước thực hiện như sau:

Cách dựng chân chống đứng xe máy đơn giản, an toàn, ai cũng có thể làm

Cách dựng chân chống đứng xe máy này đơn giản hơn so với cách truyền thống

  • Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy dựng chân chống nghiêng của xe xuống.
  • Bước 2: Sau đó, bạn để chân chống nghiêng làm điểm tựa, đồng thời nghiêng xe về phía bạn đang đứng.
  • Bước 3: Cuối cùng, bạn chỉ cần dùng chân đẩy chân chống đứng về trước, rồi nghiêng xe trở lại vị trí ban đầu là hoàn thành.

Lưu ý: Đối với những xe có chân chống nghiêng khá yếu bạn không nên áp dụng cách làm này vì nó có thể khiến chân chống nghiêng bị hư hoặc gây đổ xe trong quá trình dựng chân chống.

3. Cách dựng chân chống đứng xe máy có tác dụng gì?

Ngoài giúp tiết kiệm không gian thì dựng chân chống đứng xe máy còn mang đến các tác dụng khác mà bạn có thể chưa biết, như là:

  • Bảo vệ lốp xe máy: Khi chúng ta dùng chân chống đứng của xe máy sẽ giúp phân bổ đều trọng lượng của xe máy, điều này ngược lại hoàn toàn so với cách dựng xe bằng chân chống nghiêng. Cách dựng chân chống nghiêng sẽ làm áp lực của xe nghiêng về một phía, từ đó làm dồn lực lên bánh xe, có thể dẫn đến tình trạng lốp xe bị mềm và lâu dần có thể làm hư lốp xe.

Đặc biệt, đối với những xe có tần suất hoạt động cao như đi phượt, đi tour đường dài nên lốp xe bị nóng, nếu dựng chân chống nghiêng sẽ rất dễ khiến cho lốp xe bị biến dạng.

Cách dựng chân chống đứng xe máy đơn giản, an toàn, ai cũng có thể làm

>>>>>Xem thêm: Mệnh Hỏa nên mang gì theo người để thu hút may mắn và tài lộc?

Nên dựng chân chống giữa với những xe máy đi phượt đường dài

  • Tiện lợi cho việc sửa chữa, bảo dưỡng: Khi dựng chân chống giữa xe máy lên sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa các chi tiết máy. Đặc biệt là đối với những phụ tùng như lốp xe, nhông xích xe…
  • Chống hư hỏng xe khi chở đồ nặng: Nếu trên xe máy chở theo nhiều đồ đạc mà lại sử dụng chân chống nghiêng thì rất dễ làm cho xe bị nghiêng, đổ và hư hỏng dần.
  • Đảm bảo giữ xe đứng chắc chắn với đa dạng địa hình như đất, cát không bằng phẳng.
  • Có thể chống trộm tốt hơn: Nếu so với dựng xe bằng chân chống nghiêng, thì khi dựng bằng chân chống đứng xe máy, sẽ làm cho những tên trộm mất nhiều thời gian hơn hoặc gây ra tiếng động khi chúng hạ chân chống giữa xe máy xuống. Tuy nhiên, dựng chân chống giữa xe máy không đem đến khả năng chống trộm tuyệt đối, bạn cần kết hợp cùng với các phương pháp chống trộm khác nữa.

Phần lớn mọi người đặc biệt là đối với phái nữ sẽ chọn dựng xe bằng chân chống nghiêng vì nó nhanh và dễ hơn. Nhưng trong một số trường hợp chúng ta bắt buộc phải dựng chân chống giữa thì bạn có thể áp dụng những cách dựng chân chống đứng xe máy mà Bloggiamgia.edu.vn đã hướng dẫn ở trên. Bên cạnh đó, bạn có thể cân nhắc chọn cách dựng xe bằng chân chống giữa để bảo vệ chất lượng xe một cách tốt hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *