Chắc chắn sẽ có những lúc bạn rơi vào tình huống ngại ngùng, không biết bắt chuyện như thế nào. Hay chỉ đơn giản là bạn không giỏi giao tiếp và muốn cải thiện khả năng giao tiếp của mình. Những cách bắt chuyện với người lạ sau đây có thể giúp bạn chủ động hơn và tự nhiên khi nói chuyện.
Bạn đang đọc: Cách bắt chuyện với người lạ tự nhiên và dễ tạo thiện cảm
Contents
- 1 1. Cách bắt chuyện với người lạ gây ấn tượng và tự nhiên
- 1.1 1.1. Thường xuyên mỉm cười và giao tiếp bằng ánh mắt
- 1.2 1.2. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể
- 1.3 1.3. Tôn trọng khoảng cách cá nhân
- 1.4 1.4. Mở lời bằng chào hỏi
- 1.5 1.5. Giới thiệu bản thân
- 1.6 1.6. Gọi tên người đối diện
- 1.7 1.7. Các vật xung quanh và chủ đề bắt chuyện tốt
- 1.8 1.8. Nói đến những sở thích chung
- 1.9 1.9. Đừng quên khen ngợi người đối diện
- 2 2. Cách bắt chuyện với người lạ thông qua messenger
1. Cách bắt chuyện với người lạ gây ấn tượng và tự nhiên
1.1. Thường xuyên mỉm cười và giao tiếp bằng ánh mắt
Mẹo đầu tiên mà bạn nên nhớ khi giao tiếp với người lạ là hãy luôn giữ giao tiếp bằng mắt và nở nụ cười trên môi. Điều này sẽ giúp tạo nên thiện cảm, ấn tượng tốt đẹp khi lần đầu gặp mặt.
Người ta thường sẽ gỡ bỏ rào cản và dễ bắt chuyện hơn khi cảm nhận sự thân thiện từ bạn. Hãy chú ý ánh mắt và thái độ của họ khi bạn bắt chuyện, cố gắng giao tiếp ánh mắt và nở nụ cười với đối phương, nếu bạn được đáp lại thì đó là tín hiệu tốt cho thấy họ sẵn sàng cho một cuộc trò chuyện.
1.2. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể
Ngôn ngữ cơ thể một phần phản ánh lên con người bạn, hãy điều chỉnh chúng sao cho trở nên cởi mở và dễ gần. Khoanh tay là hành động của sự không đón nhận cuộc nói chuyện.
Thay vào đó bạn hãy thay đổi ngôn ngữ cơ thể bằng cách xoay người và hơi nghiêng về phía đối phương để thể hiện sự mong muốn được bày tỏ. Nếu bạn căng thẳng thì hãy tưởng tượng họ như một người bạn thân thiết và trò chuyện một cách tự nhiên.
Ngôn ngữ cơ thể có thể xuất phát từ thói quen, thế nên bạn cần điều chỉnh và tập trước gương nếu muốn mình có những cuộc trò chuyện tự nhiên, không gượng gạo.
1.3. Tôn trọng khoảng cách cá nhân
Mỗi người đều có giới hạn của bản thân và bạn không nên bước qua giới hạn đó, đặc biệt là với những người lần đầu gặp mặt. Tỏ ra quá thân thiết rất dễ làm cho đối phương bị ngợp và khó chịu với bạn.
Chú ý đến những cử chỉ cơ thể của họ, nếu họ xoay người đi hoặc tránh ánh mắt thì đó là biểu hiện của sự căng thẳng. Lúc này bạn nên lùi lại, giữ khoảng cách cần thiết để đối phương được thoải mái hơn.
Ngược lại, nếu bạn không cảm thấy thoải mái với sự xâm phạm về khoảng cách của họ thì nên nói lên điều đó. Ví dụ, người đó khoác vai, ôm bạn thì cách tốt nhất là nói “cảm ơn anh, em không quen ôm lắm”.
1.4. Mở lời bằng chào hỏi
Đây là cách truyền thống nhưng lại hiệu quả để bắt đầu một cuộc trò chuyện. Ban đầu bạn có thể cảm thấy ngượng ngùng và rụt rè nhưng hãy tập nói “xin chào” với nhiều người để cải thiện giao tiếp.
Đây là cách nhanh nhất để báo hiệu cho đối phương rằng bạn đang sẵn sàng để tạo nên một cuộc trò chuyện với họ. Chào hỏi là cách bắt chuyện với người lạ mà ở đó bạn cho họ cảm giác thân thiện và dễ gần.
Mặc dù có vài trường hợp đối phương không mấy tỏ ra thoải mái nhưng đa phần sẽ họ sẽ chào lại bạn. Chào hỏi đôi khi gây khó khăn nếu đó là lần đầu bắt chuyện, hãy dẫn theo một người thân quen hay đi với hội bạn sẽ giúp bạn đỡ căng thẳng hơn.
1.5. Giới thiệu bản thân
Sau màn chào hỏi thì giới thiệu về bản thân cũng rất quan trọng. Vì cả hai lần đầu gặp mặt nên hãy giới thiệu một cách ngắn gọn và nhớ tỏ thái độ thân thiện nhé.
Giới thiệu bản thân không phức tạp như bạn nghĩ, chỉ cần nói những thông tin bạn cảm thấy thoải mái. Cách đơn giản và nhanh gọn nhất là giới thiệu tên gọi.
Còn đối với những đối tượng trong công việc, đối tác, đồng nghiệp thì bạn nên giới thiệu thêm chức vụ đi kèm. Một cách tự giới thiệu bản thân đơn giản: “Chào anh, em là Huy, em đang làm ở công ty abc”.
Bạn cũng nên lưu ý đến bối cảnh, trường hợp gặp mặt của cả hai. Ví dụ bạn đến trường để gặp giáo viên của con mình thì bạn nên chào hỏi như “Chào cô, tôi là Phúc, phụ huynh của em Trang”.
1.6. Gọi tên người đối diện
Bạn có thể tạo nên kết nối thân mật hơn khi gọi tên đối phương lúc trò chuyện cùng nhau. Sau màn giới thiệu của bản thân đừng quên hỏi tên đối phương và gọi tên họ. Điều này giúp các bạn có được sự kết nối, bạn cũng gây được thiện cảm hơn với họ.
Nhắc đi nhắc lại tên của đối phương cũng là một cách hay để bạn ghi nhớ tên họ. Và nếu có gặp lại lần nữa bạn sẽ không bị bối rối khi quên mất tên người kia.
1.7. Các vật xung quanh và chủ đề bắt chuyện tốt
Một cách bắt chuyện với người lạ thông dụng nữa mà bạn có thể áp dụng là chọn một sự việc đang diễn ra gần đó. Nếu bạn thật sự muốn mở lời với người chưa quen biết thì hãy tập quan sát xung quanh và nói lên điều đó với họ.
Chủ đề rất đa dạng, đó có thể là thời tiết, món ăn, khách dự tiệc hoặc thậm chí là một tai nạn nhỏ vừa xảy ra trước mắt các bạn. Còn đối với người bạn gặp trên phố thì chủ đề lại là tình trạng giao thông, hỏi về cửa hàng gần đó,…
Tìm hiểu thêm: TOP 22 đặc sản Biên Hòa không thể không thử
Ví dụ như bạn muốn bắt chuyện với một người trong siêu thị thì hãy mở lời bằng cách “Chị đã thử qua thương hiệu này chưa? Em chưa ăn bao giờ nên không biết có nên mua không?”.
1.8. Nói đến những sở thích chung
Sở thích luôn là chủ đề bàn tán tuyệt vời cho những buổi trò chuyện phiếm. Người đối diện sẽ lập tức trở nên hào hứng nếu như bạn “bắt trúng đài”, nói về những gì họ quan tâm và yêu thích.
Đó có thể là chủ đề liên quan đến thể thao, phim ảnh, game, âm nhạc,… bất kỳ sở thích nào mà cả hai bạn đều cảm thấy hứng thú. Hãy mở lời bằng sự nhận xét của bạn về chủ đề đó và hỏi ngược lại về cảm nghĩ của họ.
Những sở thích chung có thể nhanh chóng làm mối quan hệ của hai bạn trở nên gắn kết, đặc biệt là họ sẽ cởi mở hơn khi nhắc đến những thứ yêu thích cá nhân.
1.9. Đừng quên khen ngợi người đối diện
Một lời khen ngợi chân thành sẽ giúp bạn xóa đi khoảng cách, sự e dè trong lần đầu gặp mặt. Quan sát và đề cập đến một thứ mà bạn ấn tượng về đối phương, nhưng hãy nhớ lời khen đó phải xuất phát từ sự chân thành.
Một lời khen qua loa sẽ khiến họ cảm thấy bạn không thành thật, họ sẽ càng tạo khoảng cách với bạn hơn nữa. Nếu đối phương là con gái thì hãy khen về bộ quần áo, tóc tai hay cách trang điểm của họ.
2. Cách bắt chuyện với người lạ thông qua messenger
2.1. Đầu tư vào trang cá nhân
Thông thường khi bạn bắt đầu cuộc trò chuyện thì đối phương sẽ nhìn vào trang cá nhân để đánh giá con người và tính cách của bạn. Thế nên để tạo ấn tượng tốt bạn cần trau chuốt trang cá nhân của bản thân.
Đối với người lạ, bất kỳ ai cũng có xu hướng tìm hiểu trang cá nhân của người ngỏ lời mời kết bạn. Vì lẽ đó mà bạn phải tạo nên profile xịn sò nếu muốn gây ấn tượng với họ.
2.2. Gây ấn tượng với đối phương
Like hay thả tim về bài đăng của đối phương là một cách gây sự chú ý hiệu quả. Bằng cách tương tác, xem story hay thả like sẽ để lại sự tò mò trong lòng họ. Đây là bước đầu trước khi bạn có ý định mở lời trò chuyện.
>>>>>Xem thêm: Top 5 địa điểm chụp ảnh cúc họa mi đẹp nhất Hà Nội
2.3. Chủ động nhắn tin, nói lời chào
Một câu chào quá bình thường sẽ không gây ấn tượng và khiến đối phương lờ đi tin nhắn của bạn. Hãy bắt đầu bằng những thứ mà họ quan tâm, yêu thích và hay chia sẻ trên trang cá nhân.
Chắc chắn cách bắt chuyện với người lạ này sẽ hiệu quả hơn là câu “chào em, cho anh làm quen nhé”.
- 9 cách để suy nghĩ tích cực mỗi ngày hiệu quả
- 13 cách để không suy nghĩ nhiều hiệu quả nhất
Có vô vàn cách bắt chuyện với người lạ nhưng điều quan trọng là bạn phải thật tinh tế để nắm bắt được tâm trạng và thái độ của họ trong suốt cuộc trò chuyện. Cải thiện giao tiếp không khó, bạn chỉ cần đôi lần luyện tập và tỏ ra thân thiện ngay từ lần đầu gặp thì chắc chắn sẽ gây được thiện cảm cho đối phương.