Cá bình tích là gì? Đặc điểm, phân loại, cách nuôi và chăm sóc khi sinh sản

Rate this post

Khi nhắc đến những loài cảnh dễ nuôi mà còn có nhiều màu sắc đẹp, rực rỡ, tính cách hiền lành thì nhất định không thể bỏ qua loài cá bình tích. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ đến mọi người về đặc điểm, các loại cá bình tích được yêu thích nhất và cách nuôi sao chúng sống lâu, sinh sản nhiều. Mời bạn đọc cùng theo dõi!

Bạn đang đọc: Cá bình tích là gì? Đặc điểm, phân loại, cách nuôi và chăm sóc khi sinh sản

1. Cá bình tích là gì? Đặc điểm cá bình tích

Cá bình tích có tên khoa học là Poecilia latipinna và còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như cá trân châu, Cá Mố lũy, Cá Mã lệ, Cá Hắc bố lũy. Đây là loài cá nước ngọt, được tìm thấy trong tự nhiên tại mương, ao hồ và phổ biến hơn cả là tại khu vực các quốc gia Trung Mỹ.

Cá bình tích nguyên thủy chỉ có 3 màu gồm vàng, trắng và đen. Tuy nhiên, sau này loài cá này đã được lai tạo cho ra hàng nghìn loại đa dạng màu sắc khác nhau. Kích thước cá bình tích thuộc cỡ nhỏ, kích thước tối đa của những con trưởng thành chỉ khoảng 4 – 5cm. 

Cá bình tích là gì? Đặc điểm, phân loại, cách nuôi và chăm sóc khi sinh sản

Cá bình tích có đặc điểm như thế nào?

Bình Tích có cơ thể thon dài, miệng nhọn tựa như hình mũi dao. Vây đuôi của chúng có kiểu dáng khá phong phú như hình quạt, hình buồm hay hình đuôi càng cua vô cùng bắt mắt.

Điểm phân biệt giữa cá bình tích cái và cá bình tích đực như sau: 

  • Cá đực: Kích thước nhỏ hơn con cái, con trưởng thành dài khoảng từ 11cm. Màu sắc cá đực thường sẽ đẹp hơn, có nhiều hoa văn trên lưng hơn. Vây hậu môn ở cá đực nhọn, ở một số dòng cá bình tích trân châu thì đuôi có hình vòng cung trăng khuyết.
  • Cá cái: Kích thước to hơn con đực, khi trưởng thành chúng có thể dài đến 15cm. Dòng cá cái thường có vây lưng ngắn và bụng khá to.

Về khả năng sinh sản, loài cá này mang thai trong khoảng 28 ngày và có thể đẻ từ 10 – 100 cá con trong một kỳ sinh sản.

2. Những dòng cá bình tích được nuôi phổ biến tại Việt Nam

Dưới đây là những dòng các bình tích phổ biến trên thị trường, bạn có thể tham khảo:

2.1. Hắc Molly

Hắc Molly hay còn gọi là cá bình tích đen. Giống như tên gọi của nó, dòng bình tích này chỉ có duy nhất 1 màu đen tuyền, nhưng đôi khi sẽ có thêm 1 vệt dài màu vàng ở trên thân. Hắc Molly là một biến thể hiếm, vì vậy để đời F1 của chúng không lai thành các màu khác, người ta sẽ thường nuôi riêng cá này với những loài cá khác.

Cá bình tích là gì? Đặc điểm, phân loại, cách nuôi và chăm sóc khi sinh sản

Cá bình tích đen có màu đen toàn thân và vệt vàng ở đuôi

2.2. Bình tích vàng cam

Dòng bình tích này sở hữu màu cam và vàng trên thân. Chúng có vây và đuôi dài, có nhiều đốm màu cam, bụng trắng ánh bạc. Đây là dòng bình tích rất phổ biến và được nhiều người yêu thích lựa chọn.

2.3. Bình tích trân châu trắng

Tương tự như Hắc Molly, cá bình tích trân châu trắng (cá én trắng) cũng sở hữu một màu trắng ánh bạc trên toàn thân. Loại bình tích này cũng là sản phẩm lai tạo, không thể tìm được trong tự nhiên.

2.4. Bình tích trân châu muối tiêu

Dòng bình tích này được gọi với cái tên “muối tiêu” vì màu cá vô cùng đặc biệt. Đó là sự hòa trộn giữa màu trắng và các chấm đen tựa như màu muối tiêu. Dựa vào sự phân bố của các sắc tố đen và trắng mà dòng cá này có thể tạo nên nhiều họa tiết, kiểu dáng khác nhau. 

Cá bình tích là gì? Đặc điểm, phân loại, cách nuôi và chăm sóc khi sinh sản

Cá bình tích trân trâu muối tiêu sở hữu màu sắc cực kỳ thu hút

2.5. Bình tích trân châu hoàng kim

Dòng bình tích này được xếp vào dòng cá hiếm, vì nó rất khó lai tạo mới có thể mang đến màu vàng ánh kim trên toàn thân cá, cực kỳ thu hút.

3. Hướng dẫn từ A – Z cách nuôi cá bình tích tại nhà

Cá bình tích khá dễ nuôi, nhưng vẫn có trường hợp cá bị chết do nuôi sai cách. Do đó, những hướng dẫn sau sẽ rất cần thiết dành cho bạn:

3.1. Dụng cụ nuôi cá bình tích

Bạn cần chuẩn bị hồ hoặc bể nuôi cá có kích thước nhỏ nhất là 30x15x15cm, hoặc có thể chứa được từ 10 lít cho một con. Thêm vào đó, hãy tạo nên một môi trường tự nhiên để bình tích con trú ẩn bằng cách bổ sung thêm các cây thuỷ sinh (long la hán, thuỷ cúc, lan nước,…). 

3.2. Điều kiện môi trường 

Loài cá này có thể sống trong cả môi trường nước lợ và nước ngọt. Chính vì vậy, bạn có thể sử dụng nước ao hồ, sông suối, nước giếng hoặc nước máy nuôi cá đều được. Tuy nhiên, cần lưu ý, nếu nuôi cá bằng nước máy, bạn nên xử lý hết lượng CLO tồn tại trong nước trước khi nuôi. Còn nếu dùng nước giếng khoan thì hãy kiểm tra độ chua của phèn trong nước.

Tìm hiểu thêm: Vải Crepe là gì? Phân loại và ứng dụng vào cuộc sống

Cá bình tích là gì? Đặc điểm, phân loại, cách nuôi và chăm sóc khi sinh sản
Cá bình tích có thể sống trong nhiều nguồn nước khác nhau

Cá bình tích phát triển tốt trong môi trường thoáng đãng, đảm bảo nhiệt độ nước từ 21 – 26 độ C. Vì thế, bạn nên dùng mái che để giảm nhiệt trong những ngày hè nóng nực và mang bể cá vào nhà để giữ ấm cho nước vào mùa đông.

Còn nếu đặt bể trong phòng thì tốt nhất bạn cần duy trì nhiệt độ phòng từ 28 – 32 độ C.

Ngoài ra, độ pH tốt nhất để cá bình tích phát triển là từ 7.0 đến 8.2 và độ cứng là 20 – 35 dH.

3.3. Thức ăn

Cá bình tích rất háu ăn nên chúng thuộc loại cá ăn tạp. Người nuôi cá có thể chọn đa dạng thức ăn khác nhau cho chúng như:

  • Thức ăn dạng viên mua tại các cửa hàng bán cá cảnh.
  • Ấu trùng nhỏ: Loăng quăng, bo bo, artemia,…
  • Trùn chỉ, sâu đỏ

Tuy nhiên, bạn cần chia thành các bữa ăn nhỏ với lượng thức ăn vừa đủ. Nếu để thức ăn dư thừa trong bể cá có thể làm ô nhiễm nước dẫn đến tình trạng cá bị nhiễm nấm bệnh.

3.4. Cách vệ sinh bể cá

Việc vệ sinh bể cá đóng vai trò vô cùng quan trọng, nhằm đảm bảo môi trường sống đủ điều kiện tốt nhất cho sự phát triển cũng như phòng ngừa bệnh tật. Bạn có thể vệ sinh bể cá theo các hướng dẫn sau:

  • Đối với hồ kính hoặc bể thuỷ sinh bạn nên trang bị thêm một máy lọc hoặc hệ thống lọc. Thiết bị này có thể giúp cải thiện chất lượng nước cho toàn hồ/bể cá.
  • Nếu nuôi cá trong thùng xốp, chậu xi măng thì mỗi tuần một lần bạn hãy dùng ống nước để hút cặn và phân cá. Cùng với đó, bạn cũng nên châm thêm nước mới vào hồ/bể. Lượng nước cho mỗi lần thay là khoảng 30 – 40% hồ/bể cá.

4. Dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc cá bình tích khi sinh sản như thế nào?

Cá bình tích là một trong những loài cá có khả năng sinh sản rất tốt. Có nhiều trường hợp, cá sinh sản ngay chỉ sau một vài ngày nuôi. Vậy, dấu hiệu nhận biết cá bình tích đẻ và cách chăm sóc những con cá con như thế nào?

4.1. Dấu hiệu nhận biết cá bình tích đẻ

Khi sắp đẻ, cá bình tích mẹ thường có bụng rất to. Điểm dưới vùng hậu môn sẽ có màu đen hoặc xám.

Cá bình tích đa số đều dễ sinh sản. Dấu hiệu khi chúng sắp đẻ là sẽ chui vào một góc của chậu/bể, hoặc các cây thuỷ sinh.

Cá bình tích là gì? Đặc điểm, phân loại, cách nuôi và chăm sóc khi sinh sản

Cá bình tích mẹ sắp sinh thường có bụng to và hay núp trong các cây thủy sinh

4.3. Cách chăm sóc cá bình tích con

Trong thời gian cá mẹ chuẩn bị sinh, bạn hãy vớt cá mẹ sang bể riêng đảm bảo thoáng khí, yên tĩnh, có thể bỏ thêm chút muối vào bể để khử trùng nước. Làm như vậy sẽ giúp hạn chế tình trạng căng thẳng và sẩy thai cho cá bình tích mẹ. 

Lưu ý: Để tránh tình trạng những con cá bố mẹ ăn cá con thì bạn có thể tách cá bố mẹ ra khỏi cá con.

Chỉ sau khi sinh khoảng vài giờ các cá bình tích con đã có thể tự mình kiếm ăn. Cho nên, bạn có thể cho chúng ăn các loại bobo, trứng nước, atimia trong giai đoạn 1 – 7 ngày tuổi ăn. Sau đó, giai đoạn từ 7 – 10 ngày tuổi trở đi, bạn có thể cho chúng ăn cám nhuyễn, trùng chỉ. Đợi đến khi các cá con đã lớn gần bằng 1/2 kích thước của cá trưởng thành, bạn có thể thả chúng vào chung hồ với bố mẹ. 

5. Các bệnh cá bình tích thường gặp

Mặc dù là loài cá dễ nuôi, có sức đề kháng rất tốt, có thể sống trong điều kiện thiếu oxy. Nhưng cá bình tích vẫn có nguy cơ mắc một số bệnh như:

  • Sình bụng: Bệnh này do vi khuẩn hoặc nấm gây ra, hoặc cá bị chứng rối loạn tiêu hóa, do sử dụng những thức ăn không đảm bảo chất lượng dẫn đến không thể tiêu hóa thức ăn.
  • Rách mang: Dấu hiệu nhận biết chứng bệnh này là cá bị sưng mang, hô hấp khó khăn, mang nổi đốm trắng, sụn lồi ra. Nguyên nhân là do ký sinh trùng, vi khuẩn gây hại. 
  • Bọ ký sinh trên da: Đây là bệnh rất nguy hiểm. Những con bọ khi ký sinh trên da sẽ gây lở loét vây cá, hủy hoại lớp da và có thể khiến cho các vi khuẩn tấn công vào trong cơ thể.
  • Cơ thể nhiễm nấm: Cá bình tích mắc bệnh này khi nguồn nước ô nhiễm làm cho các vi khuẩn nấm có hại tấn công gây bệnh. Để khắc phục, bạn nên thay nước hoặc xử lý nguồn nước bằng muối và đồng thời làm ấm nước lên 30 độ C.

Cá bình tích là gì? Đặc điểm, phân loại, cách nuôi và chăm sóc khi sinh sản

>>>>>Xem thêm: Những kiểu nụ cười phổ biến và ý nghĩa ẩn sau mỗi nụ cười

Một số bệnh thường gặp ở cá bình tích

6. Nên nuôi cá bình tích với cá nào?

Cá bình tích có tính tình ôn hòa hiền lành, chính vì vậy nếu muốn nuôi nhiều loài cá khác nhau, bạn có thể nuôi chúng chung với những loại cá cùng kích cỡ và hòa đồng như: cá bảy màu, cá sặc gấm, cá mún, cá phượng hoàng, cá neon…

  • Cá chuột là gì? Đặc điểm, hướng dẫn phân biệt các loại cá chuột và cách nuôi khỏe mạnh nhất
  • Cá đá là gì? Đặc điểm nhận biết và cách nuôi cá đá như thế nào?

Mong rằng với nội dung bài viết trên, Bloggiamgia.edu.vn sẽ giúp bạn hiểu thêm về cá bình tích. Từ đó, giúp bạn có thêm một loại cá cảnh vừa đẹp mà còn dễ dàng chăm sóc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *