Cá ba đuôi được xem như loài cá cảnh “quốc dân” vì loài cá này được nuôi rất phổ biến. Cá ba đuôi không chỉ sở hữu màu sắc rực rỡ, thu hút, dễ nuôi mà còn có mức giá vô cùng phải chăng. Vậy, cá ba đuôi có đặc điểm như thế nào, cách nuôi và giá bán bao nhiêu? Bloggiamgia.edu.vn sẽ giải đáp cho bạn ngay trong bài viết sau?
Bạn đang đọc: Cá ba đuôi gồm những loại nào? Đặc điểm, cách nuôi cá ba đuôi
Contents
- 1 1. Nguồn gốc, đặc điểm cá ba đuôi
- 2 2. Những loại cá ba đuôi được yêu thích nhất
- 3 3. Cách nuôi cá ba đuôi khỏe mạnh sinh trưởng tốt
- 4 4. Cá ba đuôi nên nuôi với những loài cá nào?
1. Nguồn gốc, đặc điểm cá ba đuôi
1.1. Nguồn gốc
Cá ba đuôi thuộc họ cá Chép, có tên khoa học là Cyprinidae và còn được gọi với nhiều tên khác như cá tàu, cá vàng. Loài cá này được người Trung Quốc thuần hóa và lai tạo từ một loài cá chép sông châu Á Carassius Gibelio cách đây hơn 1000 năm. Loại cá này thường sống chủ yếu tại môi trường nước ngọt, phân bố chủ yếu tại vùng Bắc Á và Đông Nam Á.
Vì được lai tạo nên loài cá ba đuôi này sở hữu đa dạng màu sắc khác nhau. Cho đến hiện nay, loại cá này vẫn luôn được nhiều người nghiên cứu lai tạo để tạo ra các giống cá ba đuôi có màu sắc, hình dáng độc đáo hơn.
1.2. Đặc điểm
Cá ba đuôi sở hữu một số đặc điểm nổi bật như:
- Ngoại hình: Loài độc đáo với chiếc bụng to tròn, lưng dài.
- Chiều dài: Cá ba đuôi trưởng thành có chiều dài đến 8 – 13cm, đây là kích thước tầm trung không quá lớn mà cũng không quá nhỏ.
- Vảy cá: Vảy cá được bao phủ trên toàn thân hoặc lấm tấm vảy, khi có ánh nắng chiếu vào sẽ hiện lên những sắc màu vô cùng óng ánh.
- Đuôi cá: Đuôi cá vàng xòe thành 3 tia và chia thành 3 loại: đuôi voan, đuôi quạt, đuôi sao chổi.
- Màu sắc: Ngoài màu vàng cam phổ biến, cá ba đuôi còn có nhiều màu sắc khác nhau như đen, đỏ, trắng đỏ xen lẫn.
2. Những loại cá ba đuôi được yêu thích nhất
Cá ba đuôi được lai tạo tạo ra ra nhiều chủng loại khác nhau. Vì vậy, nếu bạn đang muốn sưu tầm cho mình những loài cá được yêu thích và lựa chọn nhiều nhất hiện nay thì hãy tham khảo những loại cá ba đuôi sau:
2.1. Cá vàng thông thường
Đây là loài cá ba đuôi được nuôi phổ biến nhất mà gần như ai cũng đã từng biết đến. Loài cá này có ngoại hình giống loài nguyên thủy nhất. Những con trưởng thành thường có thể đạt đến kích thước từ 8 – 13cm. Ngoài màu vàng, loại cá ba đuôi này còn có thêm biến sắc thể màu đen, đỏ, cam, ngũ hoa,… cũng được rất nhiều người ưa chuộng.
2.2. Cá ba đuôi đầu lân
Cá ba đuôi đầu lân được lai giữa cá vàng Ranchu và cá vàng đuôi quạt. Loài cá này có ngoại hình vô cùng bắt mắt nhờ màu sắc rực rỡ, đuôi lớn, uyển chuyển. Đặc điểm nhận biết giống cá này so với cá vàng khác là phần đầu có những mảng u lớn, giống như bị ong chích, nhìn tựa như đầu Lân. Cũng vì hình ảnh này mà nhiều người nuôi cá vàng đầu lân với mục đích cầu mong sự may mắn và tài lộc.
Cá ba đuôi đầu lân được chia thành 3 loại gồm đầu lân toàn đầu, đầu lân cao đầu, đầu lân thiếu đầu.
2.3. Cá ba đuôi đầu sư tử
Cá ba đuôi đầu sư tử hay còn được biết đến với tên gọi là Lion Head. Loại cá này có phần đầu mập, nhiều thịt, nhìn tựa như những con sư tử oai vệ. Lion Head không có vây lưng mà chỉ có 2 vây đuôi và 2 vây ngực, bụng. Về màu sắc, loại cá này có nhiều màu như cam, đỏ, đen, màu kim loại, nâu chocolate, xanh dương hoặc pha trộn của cặp màu đỏ-trắng, đỏ-đen hay 3 màu đỏ-trắng-đen và dạng đốm.
2.4. Cá ba đuôi Ranchu (Cá vàng Lan Thọ)
Giống cá ba đuôi Ranchu và cá ba đuôi đầu sư tử có nhiều điểm khá tương đồng với nhau. Tuy nhiên, ở cuối lưng của cá ba đuôi đầu sư tử sẽ cong hơn Ranchu. Thêm vào đó, cá vàng Ranchu có phần vây đuôi nở rộng hơn, thùy đuôi nằm thấp hơn so với giống Lion Head.
Ranchu có cả loại 3 đuôi, 4 đuôi hoặc đuôi dạng hoa anh đào. Đa số cơ thể và đuôi của giống cá Ranchu sẽ có màu đỏ đậm hoặc đỏ vàng cam. Bên cạnh đó còn có dạng kết hợp của đỏ – trắng, trắng – đỏ hơi vàng cam.
2.5. Cá ba đuôi lưu kim
Dòng cá ba đuôi lưu kim hay còn được gọi là cá ba đuôi lưng gù, cá Ryukin. Trong các dòng cá vàng thì lưu kim chính là dòng cá có màu vảy sặc sỡ, bóng bẩy bậc nhất. Ryukin trưởng thành có thể dài khoảng 15 – 20cm. Dòng cá này sở hữu chiếc lưng gù đặc trưng, xương sống cong, vây bụng và lưng tương đối dài. Cá lưu kim có các màu sắc cơ bản như màu cam, màu trắng, màu đỏ, hơi ngả xanh, đốm, màu xanh dương, màu nâu.
Ngoài các dòng cá trên, cá ba đuôi còn có các loại phổ biến như: Cá vàng mắt lồi, cá ba đuôi Ping Pong, cá vàng đuôi bướm, cá ba đuôi vảy trân châu Chinsurin… Cá ba đuôi có giá khá mềm, trung bình khoảng 20 đến 30 nghìn đồng/con. Mức giá này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống cá, giới tính cá, cá nhỏ hay trưởng thành…
3. Cách nuôi cá ba đuôi khỏe mạnh sinh trưởng tốt
Để nuôi cá ba đuôi sao cho đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần lưu ý thực hiện theo hướng dẫn sau:
3.1. Hướng dẫn chọn cá ba đuôi
Trong thời kỳ sinh sản của cá ba đuôi, bạn có thể dễ dàng nhận biết giới tính của chúng với 2 đặc điểm chính:
- Cá đực: Có nốt sần ở trên nắp mang, phần thân và phần ngực.
- Cá cái: Bụng to và rủ về một phía.
Khi chọn cá để nuôi, nếu muốn chọn giống đực bạn nên chọn những con có thân hình cân đối, còn muốn nuôi giống cái thì chọn những con có thân hình không cân đối, đầu nhỏ.
3.2. Cách chọn bể nuôi
Nên chọn bể nuôi cá vàng theo các tiêu chí sau:
- Loại bể: Bể kính hoặc bình thủy sinh đều được.
- Chiều dài bể: Khoảng từ 100 – 120cm.
- Trang bị thêm hệ thống sục khí để đảm bảo toàn bộ bể cá luôn được thông thoáng.
- Bên cạnh đó, bạn nên trang trí thêm ở đáy bể với sỏi trắng, cây thủy sinh để cá có nơi trú ẩn.
Tìm hiểu thêm: Polyurethane là gì? Đặc điểm và ứng dụng của Polyurethane trong đời sống
3.3. Điều kiện nguồn nước
Cá ba đuôi có thể sống trong nguồn nước có độ mặn đến 10% và có thể chịu được hàm lượng oxy trong nước thấp. Nhiệt độ nước lý tưởng dành cho cá vàng là khoảng 19 – 20 độ C, độ cứng của nước (dH) từ 10 – 15 và pH là 6.0 – 8.0. Cá ba đuôi rất dễ nuôi, chúng sẽ phát triển tốt trong những nơi có đủ điều kiện sống ổn định.
Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng nước máy để nuôi cá, vì loại nước này đã lọc qua nên không còn đủ chất dinh dưỡng để cho cá phát triển. Bên cạnh đó, trong nước máy có tồn tại một số chất khử trùng như Cl, Fl… khiến cho cá ba đuôi khó thích ứng, rất dễ chết. Nếu không có nguồn nước nào khác, bạn có thể dùng một số chất để khử Clo hoặc phơi nước máy dưới ánh nắng mặt trời trong khoảng vài giờ, làm như vậy sẽ giúp nước máy khôi phục lại thành nước tự nhiên.
3.4. Thức ăn, khẩu phần và thời gian ăn của cá ba đuôi
3.4.1. Cá ba đuôi ăn gì?
Nếu cho cá ba đuôi ăn đầy đủ, đúng khẩu phần thì cá sẽ lớn nhanh, khỏe mạnh, màu sắc tươi sáng. Loài cá này rất thích những loại thức ăn có nguồn gốc từ thịt giàu dinh dưỡng nên bạn có thể cho chúng ăn Cyclops, trùng đế giày, bọ gậy, giun nước… Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung thêm các thức ăn có nguồn gốc từ thực vật chẳng hạn như cây không rễ giàu dinh dưỡng, bèo tấm,…. nhưng trước khi cho chúng ăn hãy kiểm tra ký sinh trùng hoặc trứng ký sinh trùng của cây.
Ngoài các thức ăn tươi sống, bạn có thể chọn cho cá ba đuôi các thức ăn công nghiệp đầy đủ chất dinh dưỡng.
3.4.2. Khẩu phần ăn
Thông thường, bạn chỉ nên cho cá ba đuôi ăn mỗi ngày từ 1 – 2 lần ăn. Tuy nhiên, khẩu phần ăn còn tùy thuộc vào các yếu tố như điều kiện thời tiết, chất lượng nước.
Những cá càng lớn thì lượng thức ăn cũng càng lớn, nhưng nên nhớ, bạn không nên cho cá ăn quá nhiều. Thêm vào đó, đối với các thức ăn công nghiệp bạn cần kiểm soát một cách kỹ lưỡng chất lượng và khẩu phần thức ăn.
3.4.3. Thời gian cho cá ăn
Thời điểm cho cá vàng ăn lý tưởng nhất sẽ gồm các khung giờ sau:
- Mùa xuân và mùa hè nên cho cá ăn vào khoảng 6 – 7 giờ sáng.
- Cuối mùa thu đông nên cho cá ăn vào tầm 7 – 8 giờ sáng.
- Vào khoảng 3 giờ chiều, khi cá có dấu hiệu tìm thức ăn, bạn cho cá ăn thêm 1 lần nữa.
3.5. Bệnh thường gặp và cách phòng tránh
Mặc dù, cá ba đuôi khá dễ chăm sóc nhưng chúng lại dễ mắc các bệnh liên quan đến ký sinh trùng khi vào mùa mưa. Bạn có thể phòng tránh bệnh này bằng cách vệ sinh, thay nước một cách thường xuyên để loại bỏ các chất độc hại và thức ăn dư trong bể. Tuy nhiên, nếu thay nước, bạn chỉ nên thay từ 50 – 70% lượng nước trong bể.
>>>>>Xem thêm: Tất tần tật các lễ hội Tết trong tháng 1 dương và âm lịch tại Việt Nam
3.6. Dấu hiệu cá ba đuôi sinh sản và cách nuôi
Khi cá vàng giống cái sắp đẻ trứng, cá vàng đực sẽ thường xuyên đuổi theo, kích thích và cắn đuôi cá cái. Khi nhận thấy dấu hiệu này, bạn hãy tách cá thành từng đôi và nuôi riêng. Trong bể nuôi, bạn nên thả vào một ít cỏ và đá, để trứng có thể bám vào. Không được để trứng chìm xuống đáy bể, vì điều này có thể làm cho cá nhầm trứng thành thức ăn.
Sau khi cá vàng đẻ trứng, bạn nên cho cá cái ở một mình để nghỉ ngơi, không nuôi chung với cá đực.
4. Cá ba đuôi nên nuôi với những loài cá nào?
Trong quá trình nuôi cá ba đuôi bạn nên nhớ không nên nuôi chung với bất lỳ loài cá nào khác. Vì khi nuôi chung sẽ xảy ra tình trạng ẩu đả và chết hàng loạt. Bạn có thể nuôi chung các loại cá ba đuôi với nhau. Tuy nhiên, khi nuôi cần lưu ý, không nên nuôi quá nhiều cá ba đuôi trong cùng một diện tích bể nhỏ, để tránh tình trạng thiếu nước và oxy khiến cá khó phát triển khỏe mạnh.
- Cá bình tích là gì? Đặc điểm, phân loại, cách nuôi và chăm sóc khi sinh sản
- Cá chuột là gì? Đặc điểm, hướng dẫn phân biệt các loại cá chuột và cách nuôi khỏe mạnh nhất
Như vậy, Bloggiamgia.edu.vn vừa tổng hợp cho bạn những thông tin, đặc điểm về cá ba đuôi cùng với những dòng cá ba đuôi phổ biến và cách nuôi sao cho chúng phát triển một cách tốt nhất. Hy vọng rằng, nội dung bài viết sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích về loài cá này.