Siêu thị mini hiện nay là một trong những ý tưởng kinh doanh ngày càng nở rộ và được chú ý nhiều hơn bởi khách hàng. Không giống với các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini có nguồn vốn đầu tư bài bản hơn và khu vực bày trí hàng hóa cũng ngăn nắp và thu hút hơn. Đối với những người muốn điều hành một siêu thị mini, điều cần có không chỉ là tiền mà còn là những am hiểu nhất định về ngành kinh doanh bán lẻ. Sau đây là một vài kinh nghiệm mở siêu thị mini hữu ích có thể giúp bạn. Theo dõi ngay!
Bạn đang đọc: Bỏ túi ngay kinh nghiệm mở siêu thị mini cho người mới bắt đầu
Contents
1. Trả lời câu hỏi “Có nên mở siêu thị mini ở thời điểm này?”
Tuy nhiều ngành nghề bị ảnh hưởng không nhỏ bởi dịch bệnh nhưng trên thực tế, các chuỗi cửa hàng bán hàng hóa và nhu yếu phẩm cần thiết vẫn “ăn nên làm ra”. Điều đó chứng tỏ việc kinh doanh siêu thị mini ngay sau cơn đại dịch chưa chắc là một ý kiến tồi.
Bạn có thể thấy sức hút của ngành này khi mà hàng loạt các ông lớn như Vingroup, thế giới di động, Circle K, B’smart,… cố gắng chen chân để có một chỗ đứng vững chắc trong lòng khách hàng.
Điểm qua những thực tế trên thì chúng ta có thể rút ra kết luận rằng kinh doanh siêu thị mini là một trong những định hướng đúng. Vì ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng nhưng vẫn có rất nhiều cửa hàng phát triển và tăng doanh số.
Lợi thế của mô hình kinh doanh siêu thị mini có thể gói gọn trong những ý sau:
- Vốn đầu tư ban đầu không cần quá lớn cũng rất dễ để thu hồi vốn.
- Không quá khó để thực hiện nhưng cũng không nên chủ quan.
- Thức thời và luôn là sự cần thiết đối với người dân Việt Nam.
- An toàn hơn so với các hình thức đầu tư khác như tiền ảo, chứng khoán, bất động sản.
- Đã có rất nhiều dẫn chứng về sự thành công của siêu thị mini.
2. Mở siêu thị mini tốn bao nhiêu tiền?
Theo như ước lượng thì mỗi siêu thị mini sẽ tốn khoảng từ 200 – 500 triệu để có thể khai trương thành công. Chi phí này đã tính cả phần tiền mặt bằng, trang trí nội thất và nhập hàng.
Với con số này, các bạn sinh viên mới ra trường muốn khởi nghiệp cùng bạn bè hoàn toàn có thể xoay xở được. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành, siêu thị chắc chắn sẽ phát sinh thêm một số chi phí. Chính vì thế mà bạn hãy chuẩn bị thêm một khoảng nữa để bù đắp kịp thời ngay khi cần.
3. Mở siêu thị mini có lãi không?
Kinh doanh mà không có lãi thì chẳng khác nào hoài phí tiền của đúng không nào? Tất nhiên, khi mở siêu thị mini, bạn chắc chắn sẽ thu hồi lại những gì đã đầu tư và nhiều hơn thế. Vì nếu không thì những tập đoàn lớn đã không “giành giật” nhau thị phần béo bở trong ngành này.
Tuy nói là chắc chắn sẽ có lãi nhưng chúng ta không nên chủ quan. Trước khi muốn làm gì cũng cần lên kế hoạch rõ ràng và tính toán chi ly rồi mới triển khai. Lúc này phần trăm thành công sẽ cao hơn và nếu có thất bại cũng không bị lỗ quá nhiều.
4. Những thủ tục pháp lý khi mở siêu thị mini
Đăng ký thủ tục pháp lý là kinh nghiệm mở siêu thị mini quan trọng mà bạn không nên bỏ qua:
4.1. Đăng ký hộ kinh doanh cá thể
Nếu bạn xác định chỉ kinh doanh siêu thị mini đơn giản có quy mô lớn hơn cửa hàng tạp hóa không quá nhiều, bạn có thể chọn đăng ký hộ kinh doanh cá thể hoặc hộ kinh doanh gia đình.
Theo đó, bạn bắt buộc phải điền đầy đủ thông tin vào các mục như sau:
- Tên doanh nghiệp hoặc tên hộ kinh doanh
- Địa chỉ kinh doanh
- Nguồn vốn là bao nhiêu, ghi rõ
- Ngành kinh doanh là gì
- Mã số lao động
- Số căn cước công dân, ngày cấp
- Họ và tên, nơi cư trú
- Ký tên
Bên cạnh đó, đừng quên chuẩn bị cho mình một cặp hồ sơ chứa đầy đủ những giấy tờ sau:
- Bản sao và công chứng căn cước công dân hoặc hộ chiếu.
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ của bạn, trong vòng 3 ngày sau cơ quan đăng ký sẽ gửi cho bạn Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh kèm biên lai.
- Đến chi cục thuế để kê khai và nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.
4.2. Đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn
Với quy mô hình siêu thị mini lớn hơn, bạn hoàn toàn có thể đăng ký thành công ty trách nhiệm hữu hạn. Trước khi muốn xin giấy chứng nhận kinh doanh, bạn phải thuê được mặt bằng vừa ý, trang bị sẵn sàng các thiết bị máy móc, cơ sở vật chất,…
Tìm hiểu thêm: Tất tần tật thông tin về sân bay Côn Đảo bạn cần biết
Để hoàn thành thủ tục đăng ký một cách dễ dàng nhất, bạn hãy thực hiện theo những bước sau:
- Nộp hồ sơ tại sở kế hoạch và đầu tư trực thuộc tỉnh hoặc thành phố nơi bạn đang sinh sống.
- Hồ sơ mang theo phải đầy đủ các giấy tờ gồm đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp, quy định công ty, danh sách thành viên hoặc cổ đông, bản sao căn cước công dân, bản sao thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, giấy xác nhận hoàn thành khóa huấn luyện về kiến thức bảo quản thực phẩm.
5. Tìm hiểu thị trường
Một trong những kinh nghiệm mở siêu thị mini mà bạn không thể bỏ qua đó là tìm hiểu kỹ thị trường.
5.1. Xác định khách hàng tiềm năng
Một trong những bước quan trọng mà bạn phải thực hiện đầu tiên khi muốn kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào chính là tìm kiếm nguồn khách hàng. Bạn phải biết mình cung cấp dịch vụ cho ai thì mới có thể phát triển theo đúng nhu cầu và sở thích của họ.
Nhiều người khi bắt đầu kinh doanh thường không để tâm đến vấn đề này, đó cũng chính là nguyên nhân khiến cửa hàng của họ nhanh chóng thua lỗ. Bạn có thể đi khảo sát thị trường để thu thập thông tin, sau đó tổng hợp lại và chọn ra lượng khách hàng mục tiêu dựa trên giới tính, độ tuổi, mức thu nhập, nghề nghiệp,…
5.2. Xác định nhu cầu khách hàng
Sau khi đã biết được đâu là đối tượng khách hàng chính mà mình hướng đến, bạn hãy thực hiện tìm hiểu sâu hơn về họ. Hãy thực hiện khảo sát để biết được nhu cầu tiêu dùng của hàng những tháng gần đây là gì, họ có thói quen ra sao. Từ đó nắm được thông tin hữu ích và nhập về những mặt hàng phù hợp.
5.3. Phân tích SWOT
SWOT là viết tắt của 4 từ sau:
- Strength (điểm mạnh): Điểm mạnh của siêu thị mini chính là vốn bỏ ra không nhiều nhưng nhanh chóng sinh lời, nguồn khách hàng dồi dào vì bán các mặt hàng nhu yếu phẩm cần thiết.
- Weakness (điểm yếu): Điểm yếu của siêu thị mini là có nhiều đối thủ cạnh tranh và còn là đối thủ có nguồn lực mạnh mẽ.
- Opportunity (cơ hội): Có thể mở rộng quy mô bằng cách khai trương các chi nhánh ở khắp các quận huyện.
- Threat (thách thức): Dễ bị so sánh với những thương hiệu khác trên thị trường, nếu quản lý nguồn hàng đầu vào có sơ suất sẽ bị luật pháp phạt nặng.
>>>>>Xem thêm: Nhật thực là gì? Bao lâu sẽ xảy ra nhật thực một lần?
6. Tìm kiếm mặt bằng và trang trí siêu thị
Siêu thị mini cần được xây dựng ở nơi có đông đúc dân cư, đặc biệt là bên dưới những tòa chung cư. Thông thường, những trí đắc địa như vậy sẽ có mức giá vô cùng đắt đỏ nên bạn hãy chuẩn bị tài chính thật kỹ càng trước khi quyết định ký hợp đồng.
Sau khi hoàn thành các khâu, chúng ta bắt tay vào việc trang trí và phân chia các khu vực trong siêu thị. Ở kinh nghiệm mở siêu thị mini này, bạn có thể mời những chuyên gia thiết kế trong ngành về để hỗ trợ và tìm kiếm một đội trang trí siêu thị chất lượng nhằm giúp bạn tiết kiệm thời gian.
- Kinh nghiệm mở nhà sách thành công, thu hút khách hàng
- 12 kinh nghiệm mở quán trà sữa siêu thành công và tiết kiệm
Kết luận
Kinh nghiệm mở siêu thị được nhắc đến trong bài chỉ là những thông tin tham khảo. Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn thông qua các tư vấn của chuyên gia trong ngành, những buổi hội thảo dành riêng cho start up. Tất nhiên, đừng quên học hỏi những người đi trước để có được những kinh nghiệm quý báu từ những thất bại của họ.