Biệt thự cổ điển: Đặc trưng và điều kiện xây dựng

Rate this post

Kiến trúc cổ điển lúc nào cũng cho chúng ta cảm giác tráng lệ và uy nghiêm. Những công trình như biệt thự cổ điển luôn cần nhiều sự tỉ mỉ và tính chính xác tuyệt đối. Tham khảo ngay bài viết bên dưới để hiểu rõ hơn về đặc trưng cũng như những điều cần chuẩn bị nếu muốn sở hữu biệt thự cổ điển.

Bạn đang đọc: Biệt thự cổ điển: Đặc trưng và điều kiện xây dựng

1. Khái niệm biệt thự cổ điển

Biệt thự cổ điển có lối thiết kế mang nét đẹp truyền thống và gợi nhớ về quá khứ. Những chi tiết xuất hiện trên công trình này đều phải đạt độ chính xác tuyệt đối. Quy mô của biệt thự cổ điển thường rất lớn, nguy nga như lâu đài, tráng lệ như dinh thự. 

Khi xây dựng hay thiết kế biệt thự cổ điển, chủ đầu tư muốn thể hiện đẳng cấp và gu thẩm mỹ của bản thân. Bên cạnh đó, đây cũng là cách để họ khẳng định vị thế và quyền lực trong xã hội. Đối với các kiến trúc sư, khi nhận dự án biệt thự cổ điển, đòi hỏi phải có kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm lâu năm.

Biệt thự cổ điển: Đặc trưng và điều kiện xây dựng

Biệt thự cổ điển có vẻ ngoài nguy nga và hoa văn cầu kỳ

2. Đặc trưng của biệt thự cổ điển

2.1. Đề cao tính đối xứng

Khác với kiến trúc hiện đại, biệt thự phong cách cổ điển phải tuân thủ theo đúng khuôn mẫu với tỷ lệ chính xác. Bởi vậy, chúng ta có thể thấy sự đối xứng và cân bằng ở khắp nơi trên một công trình cổ điển kiểu Pháp. Đây cũng chính là điểm đặc trưng lớn nhất khi nhắc về kiểu biệt thự này.

Để tạo nên sự đối xứng cho biệt thự, kiến trúc sư sẽ dùng một trục chính giữa làm trọng tâm. Hai bên từ ngoại thất và nội thất đều sẽ đối xứng với nhau qua trục này. Có thể các chi tiết nội thất không cần giống nhau hoàn toàn nhưng khi nhìn vào một bên sẽ định hình được bên còn lại. 

Tính đối xứng đầu tiên là khiến cho thị giác cảm thấy vô cùng thoải mái. Tiếp theo sẽ giúp cho tổng thể có sự sang trọng và uy nghiêm. Ngoài ra, kiểu thiết kế này còn giúp tôn lên sự chỉn chu của gia chủ.

Biệt thự cổ điển: Đặc trưng và điều kiện xây dựng

Những căn biệt thự cổ điển rất quan trọng tính đối xứng

2.2. Hệ thống cột cổ điển

Trong những biệt thự cổ điển, thức cột là một chi tiết không thể thiếu. Thức cột mang lại vẻ đẹp bề thế, uy nghi và sự vững chắc cho toàn bộ công trình. Thức cột bao gồm ba loại chính và tuân theo những tỷ lệ nhất định. Mỗi loại cột có những đặc điểm riêng:

  • Cột Doric mang nét khỏe khoắn và vững chãi tượng trưng cho sự nam tính của người đàn ông.
  • Cột ionic ngược lại mang đến sự mềm mại và uyển chuyển nên tượng trưng cho người phụ nữ hiền dịu.
  • Cột Corinthian giống như cầu nối con người với tự nhiên.

Những căn biệt thự nào kết hợp được các loại cột này với nhau một cách hài hòa thì được xem là đạt chuẩn. Việc sử dụng thức cột giúp cho không gian sống trở nên uy quyền và cuốn hút hơn.

2.3. Hoa văn được chăm chút tỉ mỉ

Nếu nhìn vào một biệt thự cổ điển, chẳng khó để chúng ta có thể thấy hàng loạt hoa văn phức tạp và đạt độ chính xác tuyệt đối. Hoa văn được tập trung vào những đường cong trên mái nhà, nơi vòm cửa tiền sảnh, bệ đỡ cột, khung cửa sổ hay ban công. 

Hoa văn là chi tiết không thể không có trong bất cứ kiến trúc cổ điển nào. Chính chúng sẽ mang lại sự hoài niệm và sang trọng cho không gian. Không chỉ xuất hiện ở ngoại thất, hoa văn cổ điển còn được thể hiện nhiều nơi bên trong căn biệt thự. Tất cả đều được trau chuốt vô cùng tỉ mỉ bởi bàn tay điêu luyện của các nghệ nhân.

Biệt thự cổ điển: Đặc trưng và điều kiện xây dựng

Hệ thống hoa văn trên biệt thự cổ điển luôn chỉn chu

2.4. Màu sắc được chọn lựa cẩn thận

Biệt thự cổ điển thường mang hai tinh thần chính là hoài niệm và sang trọng. Theo đó:

  • Nếu muốn căn biệt thự trở nên hoài cổ, gia chủ có thể chọn những màu như vàng đậm, xám, xanh dương đậm, nâu gỗ, đỏ (cho phần mái).
  • Nếu muốn căn biệt thự trở nên sang trọng và tráng lệ, gia chủ nên chọn những gam màu nhẹ nhàng tự nhiên như trắng sữa và vàng nhạt.

2.5. Luôn chú trọng vào mái vòm

Một công trình sẽ không phải là biệt thự cổ điển đúng nghĩa nếu như không có kiến trúc mái vòm. Đây được xem là điểm đặc trưng riêng biệt của các công trình cổ điển. 

Mái vòm gồm nhiều loại như vòm vuốt nhọn, vòm hình bán nguyệt, vòm cong hay cuốn gạch. Dù đi theo bất cứ hình thái nào, mái vòm biệt thự cổ điển cũng có khả năng mang lại sự cân bằng và tính logic cho tổng thể. 

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu những chất liệu chuyên dùng trong sản xuất nệm lót ghế

Biệt thự cổ điển: Đặc trưng và điều kiện xây dựng
Mái vòm được xem là mặt tiền của cả căn biệt thự cổ điển

3. Cần chuẩn bị gì để có biệt thự cổ điển?

3.1. Xác định vị trí căn biệt thự

Có câu đất lành chim đậu, làm nhà cũng cần chọn những nơi có địa thế tốt. Vì vậy mà trước khi quyết định chọn một địa điểm nào để xây dựng nhà hay thi công thiết kế lại trên công trình có sẵn, gia chủ cũng cần hết sức cẩn thận. 

Sau khi xác định được diện tích căn biệt thự, gia chủ có thể hội ý cùng các kiến trúc sư. Lúc này, kiến trúc sư sẽ xem xét và kiểm tra hiện trạng, địa hình và cả yếu tố phong thủy của đất xây nhà. Cùng với sở thích và nhu cầu sử dụng biệt thự của chủ đầu tư, họ sẽ đưa ra bản vẽ phù hợp nhất.

3.2. Lên kế hoạch chi tiêu chi tiết

Đi cùng với sự xa hoa và tráng lệ lúc nào cũng là khoảng chi phí xây dựng biệt thự khổng lồ. Tất nhiên, khi có ý định sở hữu biệt thự cổ điển, chủ đầu tư đã chuẩn bị một số vốn ổn định. Tuy vậy, chúng ta vẫn cần lên kế hoạch chi tiết từng khoản chi để không bị thất thoát hay thâm hụt.

3.3. Ấn định thời gian khởi công

Vì sở hữu nhiều chi tiết cần phải hoàn thành với sự tập trung và chính xác cao nên biệt thự cổ điển thường mất nhiều thời gian thi công, có thể kéo dài từ 1 – 2 năm. Do đó, để sử dụng được biệt thự đúng lúc cần thiết, gia chủ cần phải xác định thời gian khởi công sao cho phù hợp nhất.

Biệt thự cổ điển: Đặc trưng và điều kiện xây dựng

Trước khi thi công biệt thự cổ điển cần chú ý đến nhiều vấn đề

4. Những mẫu biệt thự cổ điển theo tầng

4.1. Biệt thự cổ điển đẹp 1 tầng

Đới với những ai đang mong muốn có không gian sống rộng rãi thì biệt thự cổ điển 1 tầng sẽ là lựa chọn phù hợp. Kiến trúc này thường được xây dựng trên mảnh đất có diện tích lớn và tọa lạc ở ngoại ô. 

Điểm thu hút lớn nhất của biệt thự 1 tầng là có không gian sân vườn để cả gia đình vui chơi và sinh hoạt. Không gian sẽ thêm phần tươi mát hơn khi gia chủ trồng các loại cây, thiết kế đài phun nước, ao cá hay chòi nghỉ mát,…

4.2. Biệt thự cổ điển đẹp 2 tầng

Với những mảnh đất có diện tích khiêm tốn hơn một tí có thể lựa chọn xây dựng biệt thự cổ điển 2 tầng. Đây là kiểu nhà ở thịnh hành ở hầu hết các tỉnh thành nước ta. Lý do là vì nó phù hợp với diện tích, ngân sách cũng như mang lại nhiều công năng khi sử dụng.

Biệt thự 2 tầng thường sẽ có ban công và sân thượng. Đây là những vị trí mà chúng ta có thể thỏa sức sáng tạo và trang trí bằng cây cảnh. Ngoài ra phần sân vườn bên dưới cũng nên được chăm chút để tạo sinh khí cho tổng thể.

4.3. Biệt thự cổ điển đẹp 3 tầng

Không còn khiêm tốn như kiểu 1 tầng và 2 tầng, biệt thự cổ điển 3 tầng có sự hùng vĩ và lộng lẫy. Riêng phần ngoại thất với thiết kế mái đổ dốc, hoa văn tinh tế và cầu kỳ nơi đại sảnh cùng hệ thống đèn chiếu sáng đã vô cùng thu hút. Đối với lối thiết kế này thì yêu cầu chủ đầu tư phải có nguồn vốn mạnh lên đến hàng chục tỷ.

Biệt thự cổ điển: Đặc trưng và điều kiện xây dựng

>>>>>Xem thêm: Điểm danh những món đồ trang trí phòng ăn không thể thiếu

Biệt thự cổ điển kiểu châu Âu đồ sộ

  • Chọn biệt thự 2 tầng – Chọn không gian sống đẹp
  • Biệt thự tân cổ điển: Tổng hợp những thiết kế phổ biến

Biệt thự cổ điển không chỉ đơn giản là những thiết kế nhà ở mà còn là tác phẩm nghệ thuật sống động. Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về công trình này và mãn nhãn cùng hình ảnh những căn biệt thự xa hoa.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *