Bệnh mất ngủ giả Parasomnias là một rối loạn giấc ngủ thường gặp và có thể dẫn đến một số biểu hiện rối loạn bất thường trong khi ngủ, từ đỏ ảnh hưởng không ít đến chất lượng giấc ngủ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy Parasomnias là gì? Nguyên nhân và cách điều trị là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: Bệnh mất ngủ giả Parasomnias là gì và cách điều trị
Contents
1. Khái niệm Parasomnias là gì?
Parasomnias là một loại rối loạn giấc ngủ có thể gây ra hành vi bất thường trong lúc ngủ, loại rối loạn này có thể xảy ra trong bất cứ giai đoạn nào của giấc ngủ, bao gồm vào lúc chuyển từ trạng thái thức đến trạng thái ngủ và ngược lại. Khi mắc phải Parasomnias, người bệnh thường đi lại, nói chuyện và thực hiện một số hành động không bình thường khác ở trong giấc ngủ. Những người xung quanh sẽ nghĩ rằng họ đang thức và tỉnh táo nhưng thật ra người bệnh đang không có nhận thức vào thời điểm đó và họ sẽ không có khả năng nhớ lại các việc đã làm.
Parasomnias khá phổ biến và khiến nhiều người bệnh rất khó để có một giấc ngủ thư giãn. Những hành vi bất thường trong giấc ngủ sẽ làm gián đoạn giấc ngủ của người xung quanh. Theo đó, một số trường hợp mắc Parasomnias rất nguy hiểm bởi bệnh nhân không còn khả năng nhận thức về điều xung quanh. Một số tác dụng phụ liên quan đến sức khỏe cũng như giấc ngủ xảy ra kèm theo như căng thẳng tâm lý, mệt mỏi…
Nhưng cũng đừng quá lo lắng, giống như rối loạn giấc ngủ, Parasomnias có thể chữa khỏi được nếu tìm được nguyên nhân và xác định được chính loại Parasomnias mà người bệnh đang gặp phải.
2. Một số loại mất ngủ Parasomnias
2.1. Mộng du
Mộng du hay còn được gọi tên gọi khác là Somnambulism là tình trạng đi lại trong khi ngủ, đây cũng là một trong những chứng Parasomnias thường gặp nhất. Mộng du cũng sẽ thường kèm theo nói chuyện hay làm những công việc hằng ngày trong nhà. Thông thường, mộng du xảy ra vào thời gian đầu của buổi đêm và ngay cả giấc ngủ ngắn vào ban ngày.
2.2. Nói mớ trong giấc ngủ
Đây là tình trạng phổ biến thứ hai trong những thể của bệnh mất ngủ Parasomnias, còn được biết đến với thuật ngữ y khoa là Somniloquy. Nói chuyện trong khi ngủ có biểu hiện rất đa dạng, có thể là nói lẩm bẩm hoặc nói như một cuộc trò chuyện. Hơn nữa, không giống với mộng du, nói chuyện trong ngủ có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào và thường xuất hiện ngay khi ở giai đoạn đầu của giấc ngủ.
2.3. Rên rỉ liên quan đến giấc ngủ
Rên rỉ liên quan đến giấc ngủ còn được gọi là Catathrenia, khiến người bệnh rên rỉ to trong lúc ngủ, đặc biệt xảy ra khi bệnh nhân đang thở ra chậm và sâu. Những tiếng rên rỉ có thể gặp là tiếng gầm rú, tiếng nứt trường độ cao… Bên cạnh đó, chứng mất ngủ này thường bị nhầm lẫn với biểu hiện về ngáy ngủ, nhưng không giống như ngáy, rên rỉ thường không liên quan đến vấn đề về đường hô hấp…
2.4. Ác mộng
Ác mộng là những giấc mơ kinh khủng, nặng nề của người ngủ, từ đó gây ra sự giận dữ, lo âu và cả những nỗi sợ. Nếu ác mộng diễn ra thường xuyên sẽ được chẩn đoán là rối loạn ác mộng.
Theo đó, loại Parasomnias này thường khiến bệnh nhân khó ngủ trở lại, trong một vài trường hợp thì có nhiều cơn ác mộng có thể xảy ra trong cùng một đêm.
2.5. Đái dầm
Đái dầm vào ban đêm là đi tiểu không tự chủ trong lúc ngủ, rất hay gặp ở trẻ em, đặc biệt là những em bé dưới 6 tuổi. Đái dầm xảy ra khi bàng quang chứa nhiều nước tiểu hơn ở mức cho phép, có thể là không do nguyên nào cả hoặc do một số bệnh lý về đường tiết niệu như nhiễm khuẩn đường tiểu.
2.6. Rối loạn hành vi
Rối loạn hành vi là khi bạn đang ở trong trạng thái rất bối rối, bạn có thể khó hiểu mình đang làm gì hoặc đang ở đâu. Theo đó, cách hành vi gặp phải là nói chậm, trí nhớ kém, đang khó, phản ứng chậm, nghiến răng, đau hàm, mặt hoặc cổ…
2.7. Rối loạn ăn uống liên quan đến giấc ngủ NREM
Rối loạn ăn uống liên quan đến giấc ngủ là ăn và uống vô độ trong giấc ngủ không REM. Theo đó, người bệnh có ý thức một phần hoặc toàn phần. Thông thường, những đợt ăn uống vô độ có thể xảy ra lặp đi lặp lại như ăn thức ăn khác thường, ăn uống nhanh chóng, tiêu thụ thực phẩm độc hại như thịt chưa nấu chín…
Tìm hiểu thêm: Công nghệ ảnh hưởng đến giấc ngủ của chúng ta như thế nào?
2.8. Rối loạn hành vi giấc ngủ REM
Trong rối loạn hành vi giấc ngủ REM, bạn sẽ có những giấc mơ sống động và thực hiện chúng trong giấc ngủ REM. Với loại Parasomnias này, bạn sẽ dễ dàng thức dậy và nhớ lại những giấc mơ của mình, một số hành vi bạn thực hiện trong giấc ngủ REM là nắm lấy, đấm đá, la hét, nhảy…
Bên cạnh đó, một số loại Parasomnias ít phổ biến hơn là:
- Nhắn tin khi ngủ: Bạn sẽ gửi một tin nhắn văn bản trong giấc ngủ
- Tình dục mất ngủ: Bạn thực hiện những hành vi tình dục trong giấc ngủ của mình.
- Hội chứng nổ tung đầu: Khi bạn chuẩn bị ngủ hoặc thức dậy, bạn sẽ hình dung ra một tiếng động lớn và đột ngột trong giấc ngủ.
- Gãi liên quan đến giấc ngủ: Bạn có thể thức dậy với những vết xước, chảy máu hoặc vết cắt.
- Lái xe ngay cả trong giấc ngủ: Mặc dù hiếm gặp, nhưng bạn vẫn có thể lái xe khi đang ngủ, đây là một dạng của mộng du và có thể gặp nhiều nguy hiểm.
3. Nguyên nhân dẫn đến mất ngủ giả Parasomnias
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng mất ngủ giả Parasomnias, trong đó gồm các nguyên nhân như:
- Căng thẳng
- Lo lắng
- Phiền muộn
- Sử dụng chất gây nghiện
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc
- Lịch trình ngủ không đều đặn, làm việc theo ca
- Thiếu ngủ
- Tình trạng thần kinh như bệnh Parkinson
Tác dụng phụ của các loại thuốc ngủ có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ giả Parasomnias. Đọc thêm tại: https://vuanem.com/blog/tac-dung-phu-cua-thuoc-ngu.html
4. Chẩn đoán và điều trị chứng mất ngủ giả Parasomnias
Bác sĩ sẽ giúp bạn chẩn đoán chứng mất ngủ giả Parasomnias bằng cách dựa trên một số dữ liệu sau:
- Tiền sử bệnh: Bác sĩ sẽ hỏi về tình trạng sức khỏe của bạn, các loại thuốc hiện tại đang sử dụng, tiền sử gia đình và lối sống.
- Sử dụng lịch sử giấc ngủ: Nhật ký giấc ngủ có thể hiển thị những mô hình hành vi khi ngủ của bạn, nếu bạn đang sống cùng với ai đó, họ có thể quan sát cách bạn ngủ.
- Áp dụng Polysomnogram: Trong biểu đồ đa hình, bạn sẽ ngủ trong phòng thí nghiệm qua đêm để một chuyên gia có thể phân tích hành vi ngủ của bạn. Theo đó, chuyên gia sẽ ghi lại sóng não, nhịp thở và nhịp tim của bạn để chẩn đoán.
>>>>>Xem thêm: Bí đao bao nhiêu calo? Thực đơn giảm cân từ bí đao
Để điều trị bệnh mất ngủ giả Parasomnias, bác sĩ có thể áp dụng một số biện pháp như:
- Thuốc uống: Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị chứng Parasomnias như Topiramate,thuốc chống trầm cảm, thuốc chủ vận Dopamine, Melatonin…
- Liệu pháp nhận thức hành vi: Đây là phương pháp phổ biến để điều trị chứng mất ngủ vì nó sẽ tác động đến những lo lắng về tâm thần và căng thẳng của người. Một số biện pháp áp dụng sẽ đi kèm như tâm lý trị liệu, liệu pháp thư giãn, thôi miên…
Ngoài ra, một số biện pháp có thể thực hiện tại nhà như đánh thức có lịch trình, tạo môi trường ngủ an toàn và lựa chọn bộ chăn ga gối nệm êm ái. Chẳng hạn một chiếc nệm có khả năng nâng đỡ hoàn hảo sẽ giúp cơ thể được thư giãn, thả lỏng và dễ dàng chìm vào giấc ngủ sâu. Một số sản phẩm nệm giúp bạn tìm lại giấc ngủ ngon là:
- Nệm Lò xo Amando Orlando
- Nệm Foam Goodnight Eva
- Nệm cao su Gummi Classic
Trên đây là những thông tin về bệnh mất ngủ Parasomnias là gì mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích, bên cạnh việc điều trị nguyên nhân của bệnh, bạn nên xây dựng cho mình không gian ngủ êm ái và chất lượng, một chiếc nệm tốt mang đến khả năng nâng đỡ hoàn hảo, để bạn thư giãn tối đa. Hãy đến Bloggiamgia.edu.vn và lựa chọn cho mình sản phẩm chất lượng.
Tài liệu tham khảo:https://www.healthline.com/health/parasomniahttps://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/song-khoe/benh-mat-ngu-gia-parasomnias-la-gi