Bất ngờ với danh sách những công việc gây thiếu ngủ nhiều nhất

Rate this post

Một giấc ngủ ngon có thể mang tới những lợi ích cực kỳ to lớn cải thiện chức năng của bộ não. Tuy nhiên, trong cuộc sống hàng ngày của bạn, có phần lớn những yếu tố gây ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng giấc ngủ, mà trong đó thì công việc là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng thiếu ngủ. Ngoài những ngày làm việc theo giờ hành chính từ 9 giờ sáng tới 5 giờ chiều, chúng ta còn làm thêm công việc gây thiếu ngủ để kịp tiến độ. 

Bạn đang đọc: Bất ngờ với danh sách những công việc gây thiếu ngủ nhiều nhất

Hãy cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu xem có bao nhiêu người trưởng thành đang đi làm nhưng không có thời gian ngủ đủ 7 tiếng đồng hồ và các vai trò công việc khác nhau của họ. Ngành nghề nào được xếp hạng là bị thiếu ngủ nhiều nhất? Đừng bỏ lỡ bài viết này nhé!

1. Công việc gây buồn ngủ nhiều nhất

Vị trí hàng đầu thuộc về những Nhà vận hành các thiết bị truyền thông, bao gồm các vị trí làm việc trên điện thoại, phải xử lý các cuộc gọi gấp. Những dữ liệu cho biết, hơn một nửa (58%) số nhân viên làm việc tại vị trí này được ghi nhận có thời gian ngủ ít hơn 7 tiếng mỗi đêm. 

Bất ngờ với danh sách những công việc gây thiếu ngủ nhiều nhất

Người làm việc trong lĩnh vực Vận chuyển nguyên vật liệu cũng cho thấy tỷ lệ phổ biến của những giấc ngủ ngắn

Xếp ngay phía sau là vị trí Nhân viên vận tải (54%), chẳng hạn như Nhân viên bãi đỗ xe và Kỹ thuật viên giao thông, cũng như Nhân viên vận tải đường sắt (53%). Những người làm việc trong lĩnh vực Vận chuyển nguyên vật liệu cũng cho thấy tỷ lệ phổ biến của những giấc ngủ ngắn, bao gồm ngành Vận tải Hàng không (21%) cho biết họ ngủ ít hơn 7 tiếng mỗi đêm.

Bất ngờ với danh sách những công việc gây thiếu ngủ nhiều nhất

Chỉ dưới một nửa (48.9%) Nhân viên làm bếp ngủ ít hơn 7 giờ mỗi đêm

Chỉ dưới một nửa (48.9%) Nhân viên làm bếp ngủ ít hơn 7 giờ mỗi đêm, có thể bởi nhân viên nhà hàng khách sạn thường làm việc vào những giờ giấc không mấy thuận tiện như đêm muộn và sáng sớm.

Đừng bỏ lỡ: 5 Thảm họa kinh hoàng gây ra bởi mất ngủ

2. Những ngành nghề nào được ngủ dễ dàng?

Nếu bạn đang tìm kiếm một công việc có thể ngủ nhiều thường xuyên nhất, hãy nhìn lên bầu trời, vì những công việc trong ngành Hàng không (bao gồm Phi công và Tiếp viên hàng không) là những nghề cho phép bạn ngủ ngon nhất, với chỉ khoảng một trong số nhân viên Hàng không được ghi nhận là có ít hơn 7 giờ ngủ.

Điều này không có gì là đáng ngạc nhiên vì nhiều Cục Hàng Không tại các quốc gia trên thế giới đã đặt ra các giới hạn nhằm bảo vệ những phi công của mình, bằng cách giới hạn thời gian bay của họ xuống còn 8 hoặc 9 giờ đồng hồ, giúp cho phi công có nhiều thời gian để ngủ hơn cũng như duy trì sự tập trung trong công việc. 

Bất ngờ với danh sách những công việc gây thiếu ngủ nhiều nhất

Công việc trong ngành Hàng không là những nghề cho phép bạn ngủ ngon nhất

Những nghề nghiệp tiếp theo mà có những giấc ngủ ngon nhất là Giảng viên Đại học và Giáo sư thuộc ngành Giáo dục, Đào tạo và Thư viện. Những giáo viên này không chỉ ngủ hơn 7 tiếng mỗi đêm, cuộc khảo sát cho thấy gần 1/3 (31.8%) trong số họ thực sự ngủ ngon hơn trong một phòng ngủ mát mẻ.

Lĩnh vực Bảo trì, Kỹ thuật và Xây dựng đã hai lần lọt vào top ba ngành nghề thiếu ngủ nhất.. Có ít hơn 30% Công nhân Bảo trì mặt đất và Giám sát Thi công, Bảo trì và Sửa chữa tiết lộ rằng họ gặp khó khăn trong việc đi ngủ, nghĩa là phần lớn trong số họ (hơn 70%) vẫn ngủ đủ.

3. Những người làm việc theo ca có nguy cơ bị thiếu ngủ cao nhất

Dữ liệu cho thấy những người làm việc theo ca thường có khả năng bị mất ngủ nhiều nhất. Làm việc theo ca, đặc biệt là những ca làm việc xuyên đêm, có ảnh hưởng rất rõ rệt đến giấc ngủ của bạn. Nguyên dó có việc này là bởi sự xung đột giữa việc định hướng và điều chỉnh chu kỳ ngủ – làm việc của bạn, kết hợp với những yêu cầu của công việc và thời gian ngủ bị “sai” trong ngày.

Tìm hiểu thêm: Cho trẻ sơ sinh nằm võng – Lợi bất cập hại

Bất ngờ với danh sách những công việc gây thiếu ngủ nhiều nhất
Dữ liệu cho thấy những người làm việc theo ca thường có khả năng bị mất ngủ nhiều nhất.

Theo bảng khảo sát tình trạng thiếu ngủ đã ảnh hưởng thế nào đến những công việc của những công nhân ở Mỹ được thực hiện bởi Amerisleep, gần 1 trong 5 người Mỹ nói rằng họ bị mất ngủ vì công việc và cứ 8 người thì 1 người nói rằng công việc của họ khiến cho họ bị khó ngủ.

Trong khi một số công việc như làm việc theo ca có ảnh hưởng đến cách mà chúng ta ngủ, các yếu tố khác cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ, căng thẳng là một trong số đó. Với 46% người Mỹ nói rằng công việc đã gây nên những căng thẳng cho họ, và hơn 1 phần 3 số người được hỏi nói rằng họ gặp khó khăn khi ngủ.

4. Câu hỏi thường gặp

4.1. Thiếu ngủ là gì?

Bất ngờ với danh sách những công việc gây thiếu ngủ nhiều nhất

Thiếu ngủ là tình trạng không ngủ đủ giấc.

Thiếu ngủ là tình trạng không ngủ đủ giấc. Thiếu ngủ không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn ngày hôm sau, mà còn có thể gây ra những ảnh hưởng rất tiêu cực đến cơ thể và sức khỏe của bạn. Điều quan trọng là bạn phải ưu tiên giấc ngủ, để đảm bảo mang lại cho tinh thần và cơ thể điều kiện tốt nhất, làm việc với hiệu suất cao nhất. 

4.2. Thiếu ngủ ảnh hưởng tới hiệu quả công việc như thế nào?

Những người không ngủ đủ số giờ được khuyến nghị vào mỗi đêm sẽ khó tập trung hơn, khó học tập và giao tiếp hơn. Thiếu ngủ cũng được xem là nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ.

Bất ngờ với danh sách những công việc gây thiếu ngủ nhiều nhất

>>>>>Xem thêm: Xây dựng chế độ thực đơn mỗi ngày theo tháp dinh dưỡng cho người trưởng thành

Chúng ta nên ngủ 7 tiếng đồng hồ, hoặc nhiều hơn có thể vào mỗi đêm.

Các chuyên gia y tế trên toàn thế giới khuyến nghị rằng, chúng ta nên ngủ 7 tiếng đồng hồ, hoặc nhiều hơn có thể vào mỗi đêm. Nếu công việc của bạn làm ảnh hưởng tới giấc ngủ, và làm giảm số giờ mà bạn dành ra để ngủ thì có một vài mẹo để cải thiện những giấc ngủ ngắn của bạn, bao gồm việc mua 1 tấm nệm chất lượng, dùng rèm cản sáng và tập thể dục hàng ngày, để giúp bạn có thể ngủ dễ dàng hơn khi tới giờ đi ngủ. Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn nhiều thông tin thú vị về giấc ngủ. Hãy cố gắng ngủ đủ giấc và đừng ôm đồm quá nhiều quá công việc nhé! 

Tài liệu tham khảo: https://www.sleephealthsolutionsohio.com/blog/professions-prone-sleep-deprivation/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *